Cô giáo soi học trò đi giày gì đến lớp, đến lúc bóc giá phải “xỉu up xỉu down” vì độ rich kid, sốc nhất là đôi giày cuối cùng
Đúng là độ rich kid của học trò thời nay không phải dạng vừa đâu!
Mỗi trường học đều có một bộ đồng phục học sinh riêng. Đồng phục học sinh không chỉ đại diện cho nhà trường mà còn thể hiện bản sắc của học trò, tất nhiên nó cũng góp phần quan trọng trong việc xóa đi sự phân biệt về sự giàu nghèo, địa vị xã hội và giúp mỗi người trở nên bình đẳng trong môi trường học đường. Dù có những nội quy liên quan đến quần áo nhưng học trò vẫn được tự do đi loại giày mình yêu thích miễn sao phù hợp với hoàn cảnh.
Một giáo viên trung học tại Trung Quốc đã thực hiện 1 cuộc khảo sát và quay hình lại về việc học sinh mang giày gì khi đến lớp. Điều khiến vị giáo viên này bất ngờ là chỉ đi dạo 1 vòng quanh lớp của mình, cô đã phải choáng với mức độ đắt đỏ từ các đôi giày mà học sinh sở hữu.
Cụ thể, giáo viên chủ nhiệm yêu cầu học sinh đứng thành hàng và lần lượt hỏi giá đôi giày của mình. Học sinh đầu tiên cho biết đôi giày của mình có giá khoảng 600 tệ, tức là khoảng trên 2,1 triệu đồng. Mức giá này có thể chấp nhận được và một số gia đình cũng sẽ có khả năng chi trả cho đôi giày này.
Nhưng khi quay sang học sinh thứ hai, học sinh này có vẻ ngại ngùng khi nói về giá trị đôi giày. Lúc sau, cậu bạn này mới tiết lộ giá trị đôi giày của mình là 999 tệ, tức là khoảng trên 3,6 triệu. So với các gia đình trung lưu, đây là 1 khoản tiền khá lớn và không nhiều gia đình sẵn sàng chi trả số tiền này để sắm cho con 1 đôi giày.
Dù thế đây vẫn không phải là đôi giày có giá trị cao nhất trong các học sinh. Ở nam sinh cuối cùng, anh chàng nói rằng mình đã mua đôi giày với giá 1300 tệ, nghĩa là xấp xỉ gần 4,7 triệu đồng. Con số này khiến giáo viên không khỏi bất ngờ vì học sinh lớp mình quả thực là “rich kid”. Chưa hết, cậu bạn này còn tiết lộ thêm 1 thông tin sốc không kém là đôi giày mà cậu đang mang hiện đã lên giá và đang được bán ở mức 1800 tệ (hơn 6,5 triệu đồng).
Còn lại, với các học trò khác trong lớp, hầu hết đều sở hữu đôi giày nằm ở khoảng 500 tệ trở xuống, tương đương với 1,8 triệu đồng.
Cuộc khảo sát này khiến giáo viên tỏ ra vô cùng ngạc nhiên, bởi mỗi học sinh chỉ tốn khoảng 100 tệ, tức hơn 360 nghìn đồng để mua 1 bộ đồng phục, nhưng về đôi giày thì lại có giá trị ít nhất gấp 5 lần, thậm chí là hơn rất nhiều. Từ đây, vị giáo viên này nhận ra rằng, giày dép bỗng trở thành một vật để giúp các học sinh thể hiện đẳng cấp và đua đòi để được bằng bạn bằng bè.
Do đó, sau khi thực hiện cuộc khảo sát, giáo viên bỗng đặt ra 1 nội quy rằng ngoài việc mặc đồng phục tới trường, học sinh chỉ nên đi các đôi giày có giá trị dưới 500 tệ tới trường để giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình cũng như hình thành lối sống tiết kiệm. Đề nghị này của giáo viên sau đó đã nhận về nhiều ý kiến tranh cãi. Trong đó, không ít quan điểm cho rằng việc đi giày thế nào đều dựa vào điều kiện kinh tế gia đình, các em có gia đình khá giả thì có thể đi đôi giày mà mình thích, không nên gò ép các em chuyện đi gì đến lớp.
Bên cạnh đó, một số ý kiến lại đồng tình và cho rằng với 500 tệ, học sinh cũng có thể tìm kiếm 1 đôi giày tốt và phù hợp. Quy định này cũng giúp học sinh không so đo hơn thua mà tập trung hơn vào việc học. Hiện quy định này vẫn còn nhận về sự tranh cãi từ phụ huynh, học sinh và cộng đồng mạng.
Học sinh làm xong bài tập liền đăng lên Facebook, tag tên cô giáo, cô "đáp trả" khiến cả lớp khóc thét: Quả này chết em rồi!
Cô giáo quả là cao tay khi trị học trò theo cách đặc biệt!
Ảnh minh họa
Nếu như trước đây, để kiểm tra bài tập của học sinh, giáo viên thường áp dụng 1 cách truyền thống là yêu cầu làm bài ra giấy và nộp lại thì ngày nay, có nhiều cách mới ra đời. Học sinh có thể làm và nộp bài thi qua các phần mềm học tập, tạo dựng video, clip hay gửi bài qua link drive. Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, việc linh hoạt hình thức kiểm tra, áp dụng công nghệ càng được đẩy mạnh.
Mới đây, cô và trò của một trường tiểu học đã khiến cộng đồng mạng cười ngả nghiêng bởi có hình thức kiểm tra bài cực độc và lạ. Theo clip, trong một lớp học trực tuyến, cô giáo có hỏi học sinh đã làm bài tập và nộp lại chưa? Các em đều hứng khởi, nhao nhao trả lời: "Dạ, chúng con đã làm và post lên facebook rồi cô ạ!", "Em còn tag cả tên cô rồi cô ạ!". Một bạn học sinh còn không quên nhắc cô: "Cô vào xem, cô nhớ like và comment cho em nhé!".
Clip dạy học trực tuyến khiến dân mạng cười ngả nghiêng.
Thấy học sinh chăm chỉ làm bài, có ý thức tự giác, cô giáo rất vui mừng, không quên tuyên dương: "Rồi, rất là tốt. Để cô down bài về xong là cô chấm. Rồi cô gửi cho các em nhé!". Giáo viên cũng cảm thấy thú vị khi học trò của mình sáng tạo thêm 1 cách thức nộp bài tập.
Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, chấm bài xong có khi khiến cô bị tiền đình. Sau một hồi suy nghĩ, cô quyết định trả bài học trò theo đúng hình thức mà các em nộp lên. Toàn bộ điểm số được cô giáo post (đăng tải) lên Facebook và tag (gắn thẻ) phụ huynh học sinh vào.
Chưa dừng lại ở đó, cô giáo không quên nhắn gửi: "Nhớ nhắn bố mẹ xem, like, và comment, thả tim để tăng tương tác! Để nhiều người xem nhé!". Học sinh được phen ngỡ ngàng, cứ tưởng điểm số cao sẽ nở mày nở mặt với mọi người. Nhiều em còn đang hí hửng đợi bố mẹ dành tặng phần thưởng. Nhưng không, xem điểm số đã công khai trên "tường" (trang cá nhân) mà muốn ngất xỉu bởi toàn điểm thấp. Có nhiều em còn được điểm 0, điểm 1, điểm 2.
Đến lúc này, học sinh hốt hoảng, phải năn nỉ cầu xin cô: "Cô ơi cô, cô gỡ bài ra đi!", "Cô xoá bài hộ con!". Đến đây, cư dân mạng vỗ đùi đen đét, dành lời khen ngợi đến cô giáo trong clip khi có cách trị học sinh cực hay. Đúng là "vỏ quýt dày có móng tay nhọn"!
Trước đoạn clip vui nhộn, nhiều người bài tỏ cảm xúc hài hước dưới bài viết:
- Bố mẹ sẽ thả cây roi thôi!
- Bố mẹ said: "Cô giáo lấy cho tụi tôi cái cán chổi".
- Các em đừng có đùa với cô! Cô giáo này dễ thương quá!
Học sinh lớp 2 viết 3 câu giới thiệu bản thân, cô giáo đọc đến sở thích mà toát "mồ hôi hột", phải vội xoá đi Sự thật thà quá mức của học trò này khiến cư dân mạng cũng phải bó tay. Sự ngây thơ, thật thà luôn là điểm đặc trưng của những học sinh Tiểu học. Điều này còn thể hiện rõ nhất ở các bài tập làm văn, không ít lần cư dân mạng đã chứng kiến những tình huống dở khóc dở cười từ...