Cô giáo mỗi ngày đi ba chục cây số từ Long An lên quận 6 lo cho trẻ mầm non
6h sáng, cổng Trường mầm non Rạng Đông 4 ( quận 6, TP.HCM) mở, cô Trần Thị Thúy Hằng (53 tuổi) cùng cô Phan Thị Thúy Mai (29 tuổi) nhanh chóng bắt tay vào lau dọn sàn nhà, sắp xếp lại dụng cụ để đón những học trò nhỏ của mình.
Cô Mai vui vẻ bên các bé, cô cho biết vì con có cùng độ tuổi nên cũng coi các bé như con mình – Ảnh: DUYÊN PHAN
Vượt quãng đường hơn 30km từ Long An đến TP.HCM mỗi sáng, cô Mai cho biết mình đã quen dần với điều đó dù nhiều người khuyên cô nên chuyển công tác vì khoảng cách khá xa.
6h10, phụ huynh đến gửi con rải rác vì lý do công việc, dù giờ mở cửa trường đón học sinh đã được quy định là 6h30. Các cô vẫn niềm nở đón và dỗ dành các bé còn khóc vì ngái ngủ, lúc này cô chính là người mẹ thứ hai.
18 học sinh, 2 giáo viên cùng nhau trải qua một ngày dài với hàng tá những cung bậc cảm xúc khác nhau. Lưng áo các cô luôn ướt đẫm mồ hôi vì phải liên tục thay tã, vệ sinh cho trẻ, kịp thời can thiệp khi thấy trẻ có biểu hiện giành đồ chơi của nhau, cào cấu nhau… Thử hỏi, nếu không xuất phát từ chính trái tim của một người yêu trẻ thì liệu có bao nhiêu người chọn gắn bó với công việc này.
“Ngày xưa có câu một nghề cho chín còn hơn chín nghề, vậy mà chúng tôi lại kiêm cả trăm nghề trong một nghề giáo viên mầm non. Để các cháu được vui vẻ, ăn ngon, ngủ ngon thì dù mệt chúng tôi cũng thấy vui” – cô Hằng, người đã 33 năm trong nghề, chia sẻ.
Ở TP.HCM, số trường mầm non công lập có nhận học sinh từ 18 tháng tuổi trở xuống không nhiều. Vì vậy, việc mở được lớp nhà trẻ dưới 18 tháng tuổi ở Trường mầm non Rạng Đông 4 là một nỗ lực rất lớn của nhà trường cũng như giáo viên đứng lớp.
Vì độ tuổi còn nhỏ nên các bé vẫn nhõng nhẽo vào buổi sáng mỗi khi đến lớp
Cô Hằng đã 33 năm công tác trong nghề, dù nghề có vất vả nhưng với cô “vắng 1 ngày là sẽ rất nhớ bọn trẻ”
Video đang HOT
Nhiều bé đã được rèn luyện tính tự lập trong quá trình học, phụ huynh cũng bất ngờ trước sự thay đổi của các bé
Nhân viên nuôi dưỡng Huỳnh Thị Thêu mang bữa ăn trưa đến cho các bé và phụ các cô cho các bé ăn
Cô Văn Thị Thu Trang, Hiệu trưởng trường Mầm non Rạng Đông 4 có tình yêu đặc biệt với trẻ nhỏ
Niềm vui và cũng là động lực cho các cô làm việc là tiếng cười giòn tan của các bé
Cô Phan Thị Thúy Mai (29 tuổi) làm công việc này đã được 5 năm, hằng ngày cô phải tự chạy xe vượt quãng đường hơn 30km từ Long An lên TP.HCM để dạy
Mọi khâu vệ sinh cho các em đều được các cô rất quan tâm
Nhiều em khó ngủ, các cô phải đánh đổi giờ nghỉ trưa của mình để các con được ngon giấc
Giờ trưa phải cho các bé ăn uống, ngủ xong thì các cô mới có thời gian dùng cơm, bữa ăn vội vàng phòng các bé thức giấc sớm
Trạm y tế xã phường: Y bác sĩ chẳng phải 'ba đầu, sáu tay'
Phòng chống dịch, cấp cứu ban đầu, tiêm chủng, theo dõi và quản lý bệnh không lây nhiễm... là những công việc mà cán bộ y tế tại các trạm y tế đang phải thực hiện.
Bác sĩ Phạm Thị Phương Chi - trưởng Trạm y tế phường 3, quận 6, TP.HCM - đang thăm khám và điều trị cho bệnh nhân - Ảnh: THU HIẾN
Dù khối lượng công việc lớn, 25 năm gắn bó nhưng thu nhập của bà Nguyễn Thị Minh Tâm - trạm trưởng Trạm y tế xã Viên Nội, huyện Ứng Hòa, Hà Nội - vỏn vẹn gần 8 triệu đồng/tháng.
"Việc gì cũng đến tay"
Qua đỉnh dịch COVID-19, tưởng chừng trạm y tế xã phường sẽ giảm bớt "gánh nặng". Thế nhưng không khí tại trạm y tế vẫn hối hả. Ghi nhận tại Trạm y tế phường 3, quận 6 (TP.HCM), chỉ với ba điều dưỡng và một bác sĩ nhưng khối lượng công việc rất lớn, từ quản lý bệnh không lây nhiễm, cấp cứu ban đầu, tiêm chủng, phòng chống dịch cho dân số gần 10.000 người.
Còn tại Trạm y tế xã Viên Nội, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) mỗi ngày tiếp nhận thăm khám cho khoảng 20 người dân trên địa bàn. "Mọi người chỉ quan tâm khi chúng tôi phòng chống dịch COVID-19, nhưng ít người quan tâm đến "ti tỉ" thứ việc hằng ngày mà chúng tôi phải làm.
Bây giờ COVID-19 tạm lắng thì đến dịch sốt xuất huyết, tiêm chủng và khám chữa bệnh ban đầu cho người dân. Người dân chỉ bệnh nặng mới đến bệnh viện, còn ho sốt, sổ mũi hay tiểu đường, huyết áp... đều được chăm sóc tại trạm y tế. Lúc nào cũng "đầu tắt mặt tối" từ sáng đến chiều", bà Tâm chia sẻ.
Bác sĩ Hà, trạm trưởng trạm y tế một phường tại nội thành Hà Nội, vừa tranh thủ làm báo cáo rà soát trẻ tiêm chủng vắc xin COVID-19 vừa nói: "Trạm y tế là cơ sở khám chữa bệnh ban đầu. Mặc dù chúng tôi không phải chăm sóc bệnh nhân nặng, thế nhưng cũng đủ thứ việc.
Lắm lúc cũng thấy chán nản vì công việc thì nhiều, không có thời gian cho gia đình mà mức lương lại thấp. Người dân đôi khi nghĩ rằng chúng tôi không có chuyên môn. Nhưng biết làm sao được, mình chọn nghề rồi thì cố gắng gắn bó", bác sĩ Hà bộc bạch.
Đủ mọi nghề làm thêm
Mặc dù khối lượng công việc là vậy, thế nhưng mức lương và phụ cấp của các cán bộ y tế thuộc trạm y tế thì không mấy "khá khẩm".
Chị Hà (30 tuổi, cán bộ Trạm y tế xã Viên Nội, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) đã gắn bó với trạm y tế 4 năm, với mức lương theo hệ số và phụ cấp, thu nhập hằng tháng chỉ vỏn vẹn hơn 4 triệu đồng. Để có thêm chi phí sinh hoạt, sau khi làm tại trạm, chị phải bán thêm hàng online, nhận tắm bé và massage bà bầu.
Theo một bác sĩ y học cổ truyền đang làm việc tại một trạm y tế thuộc quận Bình Thạnh (TP.HCM), nếu tính tổng thu nhập, bác sĩ nhận 9 triệu đồng/tháng.
Sau khi trừ đi các chi phí, ăn uống, tiền nhà trọ và các khoản chi khác thì hầu như không thể dư được đồng nào. Do công việc có tính chất hành chính, hầu như không có thời gian làm thêm, nếu tình trạng kéo dài thì sẽ dẫn đến các bác sĩ rất khó gắn bó với trạm.
"Các điều dưỡng, kể cả bản thân tôi, mặc dù với khối lượng công việc lớn nhưng mức lương vẫn không đủ cho sinh hoạt cuộc sống gia đình. Một điều dưỡng tại trạm tôi mỗi tháng thu nhập chỉ được 4-5 triệu đồng, số tiền này thật sự khó khăn cho cuộc sống hiện tại.
Tôi mong muốn tất cả các trạm y tế được bố trí thêm nhân lực và tăng thêm thu nhập cho các y bác sĩ" - bác sĩ Nguyễn Thị Phương Chi, trưởng Trạm y tế phường 3, quận 6 (TP.HCM), chia sẻ.
Tranh thủ học thêm, nâng "chất" trạm y tế
Bác sĩ Phương Chi cho biết năm 2019 chị bắt đầu về trạm y tế làm tới nay. "Tại trạm y tế, tôi đảm đương nhiều công việc, từ quản lý cho đến khâu điều trị. Công việc rất nhiều nên khi về trạm tôi gặp rất nhiều khó khăn.
Để giải quyết những khó khăn này, nhiều năm nay, hằng ngày ngoài làm việc chuyên môn tại trạm, tôi thường xuyên tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn, nhiều lớp tập huấn để nâng cao tay nghề. Sắp tới tôi sẽ học lên để năng cao chuyên môn, cố gắng để sắp xếp được thời gian vừa làm ở trạm vừa phải học (có thể là buổi tối)", bác sĩ Chi nói.
Theo bác sĩ Chi, bác sĩ làm việc ở trạm y tế được tiếp xúc đa dạng bệnh từ nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, da liễu... Tuy nhiên, ở tuyến xã phường kiến thức điều trị bệnh chuyên khoa còn hạn chế.
"Tôi mong trạm y tế có nhiều lớp tập huấn chuyên môn ngắn hạn hoặc dài hạn cho các bác sĩ tuyến xã phường, bổ sung về chuyên môn để xử trí tốt hơn khi gặp những ca bệnh khó để tạo niềm tin nơi người dân hơn", bác sĩ Chi mong muốn.
Bên cạnh đó, bác sĩ Chi cũng cho hay những người bệnh mãn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, hen phế quản hoặc bệnh phế quản tắc nghẽn mãn tính... có thể được chăm sóc từ trạm y tế xã phường.
"Tuy nhiên, hiện nay tại trạm y tế thiếu rất nhiều các thuốc bảo hiểm y tế cho người bệnh, đặc biệt là người bệnh mãn tính. Tôi rất mong trạm y tế sẽ có đủ thuốc để thăm khám, cấp thuốc cho họ", bác sĩ Chi nói.
Xe máy cháy trụi trên vỉa hè tại TP.HCM Chiếc xe máy bốc cháy vào giữa trưa và nhanh chóng bị ngọn lửa thiêu trụi trơ khung. Khoảng 12 giờ ngày 30-7, nhiều người chạy xe máy trên đường An Dương Vương, ngang qua công viên Phú Lâm, phường 13 (quận 6, TP.HCM) phát hiện chiếc xe máy hiệu Yamaha Exciter đang bốc cháy trên vỉa hè. Ngọn lửa nhanh chóng bao...