Cô giáo mắng học sinh tiểu học là “đồ quỷ”, không cho đi vệ sinh
Bà Trần Thị Thu Nguyệt – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Quốc Toản ( Hậu Giang) xác nhận tại trường do mình quản lý có xảy ra sự việc một giáo viên mắng học sinh lớp 4 là “ quỷ quái, đồ quỷ” và suốt buổi học không cho học trò ra ngoài đi vệ sinh.
Theo bà Nguyệt, giáo viên có hành vi này là cô D.T.L.H. Sau khi nhận thông tin phản ánh của phụ huynh về sự việc, nhà trường đã thành lập hội đồng gồm ban giám hiệu trường, chuyên viên Phòng GDĐT thị xã Ngã Bảy và mời gia đình học sinh cũng như cô giáo lên làm việc.
Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, nơi cô giáo L.H. đang công tác. Ảnh: VTC news
Tại buổi làm việc, cô H đã thừa nhận trong lúc giảng dạy có dùng các từ “quỷ quái, đồ quỷ” để la học sinh, nhưng việc đó không nhằm mục đích xúc phạm, hay chửi học sinh.
Đồng thời, cô H cũng thừa nhận trong một buổi dạy học vào tháng 4 (từ 7 giờ đến 10 giờ 30 phút) cô đã dạy liên tục, không cho các em học sinh ra chơi, đi vệ sinh cá nhân.
Lãnh đạo nhà trường khẳng định, việc cô H dùng những lời lẽ như trên để la mắng học sinh là không đúng, vi phạm chuẩn mực đạo đức của ngành giáo dục. Việc dạy cả buổi sáng mà không cho học sinh giải lao, đi vệ sinh cũng đã vi phạm quy định của trường.
Video đang HOT
Trước đó, thông tin về sự việc một cô giáo có lời lẽ xúc phạm học sinh, không cho học sinh đi vệ sinh xảy ra tại Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (Hậu Giang) lan truyền trên mạng xã hội.
Theo Báo Giao thông đưa tin, bà Võ Thị Hồng P (52 tuổi; ngụ phường Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy), bà ngoại của cháu gái T.A (học sinh lớp 4A3, Trường Tiểu học Trần Quốc Toản) đã có đơn kiến nghị gửi cơ quan chức năng về việc cháu bà bị cô giáo D.T.L.H trong trường xúc phạm và một thầy giáo có hành vi chưa đúng mực.
Theo đó, vào khoảng cuối tháng 3.2018, em T.A về tâm sự với gia đình rằng em thường bị cô mắng ngay trên lớp với lời lẽ nặng nề mà không rõ lý do. Em bày tỏ không muốn đến trường nữa.
Khi nghe cháu kể lại, bà Võ Thị Hồng P đã đến trường để nói chuyện với cô giáo. Lúc gặp nhau, giữa hai bên đã có lời qua tiếng lại. Cùng ngày, một thành viên khác trong gia đình bà Võ Thị Hồng P, khi thấy cô H đi ngang qua, vì xót con cháu nên chặn xe cô H lại để nói chuyện. Giữa hai bên tiếp tục có xảy ra cãi vã.
Sau đó cô H đã có tường trình với cơ quan công an cho rằng bị gia đình học sinh T.A có lời nói xúc phạm.
Trước sự việc này, gia đình học sinh đã “kiện ngược” giáo viên, cho rằng nguyên nhân dẫn đến câu chuyện lùm xùm giữa gia đình bà và cô H là do xuất hiện thông tin thầy H.T.H (giáo viên Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, anh rể của cô H.) đã có hành vi không đúng mực với em T.A.
Do có một khoảng thời gian cô H bị bệnh, thầy này đã tiếp quản lớp thay. Một lần, thầy H tự nhiên nắm tay và còn để tay lên vai em T.A, trước sự chứng kiến của học sinh khác. Sau đó thì xảy ra sự việc cô H thường xuyên có lời lẽ không đúng mực mắng học sinh.
Những ngày tới, ban giám hiệu Trường Tiểu học Trần Quốc Toản sẽ tiếp tục làm việc với cô H và những người liên quan để có hướng xử lý.
Theo Bích Hà (Người Lao Động)
Phạt nữ sinh uống nước giẻ lau bảng: Có dấu hiệu làm nhục người khác
Sau sự việc cô giáo phạt nữ sinh uống nước giặt giẻ lau bảng, nhiều người thắc mắc, hành vi của nữ giáo viên có là làm nhục hay hành hạ người khác?
Nữ sinh lớp 3 bị cô giáo phạt uống nước giặt giẻ lau bảng súc miệng khiến du luận bức xúc.
Vừa qua, em P.P.A (học sinh lớp 3A5, trưởng tiểu học An Đồng, huyện An Dương, TP.Hải Phòng) bị cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương phạt uống nước vắt từ giẻ lau bảng vì nói chuyện riêng trong lớp. Sự việc khiến dư luận bức xúc, lên án. Nhiều bạn đọc đặt câu hỏi, hành vi của nữ giáo viên có thể bị xử lý hình sự hay không?
Trao đổi với PV, luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty luật Minh Bạch) đánh giá, việc phạt học trò bằng hình thức buộc uống nước giặt giẻ lau bảng trước hàng chục các bạn cùng lớp như cô Minh Hương có dấu hiệu của hành vi làm nhục người khác. Hành vi nêu trên không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của học trò mà rõ ràng, nó đã ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của trẻ cũng như các bạn cùng lớp.
Luật sư Tuấn Anh cho rằng, trong sự việc liên quan tới học sinh P.P.A vì hậu quả chưa xảy ra, nên vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự không đặt ra. Tuy nhiên, với hậu quả về mặt tâm lý với các em học sinh và những bức xúc trong xã hội, tôi cho rằng cơ quan chức năng cần phải vào cuộc điều tra, xác minh và tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với nữ giáo viên về hành vi làm nhục người khác để răn đe, phòng ngừa chung.
Luật sư Hà Huy Phong (Giám đốc Công ty luật Inteco) cũng cho rằng, hành vi ép học sinh uống nước vắt từ giẻ lau bảng của nữ giáo viên đáng bị lên án và có những dấu hiệu của hành vi "Làm nhục người khác" và "Hành hạ người khác".
Tuy nhiên, việc xem xét trách nhiệm hình sự, cần căn cứ đầy đủ vào các dấu hiệu cấu thành tội phạm, trong đó có hành vi, chủ thế và khách thể của tội phạm. Tình tiết người bị hành hạ, làm nhục ở đây là một học sinh đang trong buổi học, và có thể coi là người bị lệ thuộc vào giáo viên. Do đó, trên cơ sở xem xét đầy đủ và khách quan các thông tin về tình huống thì, dấu hiệu của tội hành hạ người khác là rõ nhất.
Luật sư Phong cho rằng, với những vi phạm được báo chí phản ánh, việc Hội đồng kỷ luật của Trường tiểu học An Đồng đưa ra mức kỷ luật với hình thức buộc thôi việc với nữ giáo viên Nguyễn Thị Minh Hương là thỏa đáng, vì giáo viên này vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề giáo. Tuy nhiên, đây là biện pháp kỷ luật của cơ quan quản lý đối với người lao động vi phạm. Trong trường hợp, cơ quan công an vào cuộc điều tra xử lý, nữ giáo viên có thể bị xử lý về hành hành vi hành hạ người khác.
Theo quy định, người phạm tội "Hành hạ người khác" có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Trong trường hợp hành vi hành hạ thực hiện đối với người dưới 16 tuổi thì hình phạt tù có thể lên tới 3 năm.
"Về ý thức, hành động của nữ giáo viên là phạt học trò. Động cơ của người giáo viên này có thể là để làm cho học sinh thấy xẩu hổ, thấy nhục nhã với bạn bè mà thay đổi theo hướng tốt lên theo ý của cô giáo.
Nhưng rõ ràng, biện pháp như vậy là không được phép, xâm phạm nghiêm trọng tới tinh thần, quyền được bảo về về mặt tinh thần của học sinh, có thể gây hậu quả không chỉ về sức khỏe mà còn về tâm lý, tinh thần của các em.
Sự việc nữ giáo viên Nguyễn Thị Minh Hương sẽ là bài học đắt giá cho các giáo viên trong cách giáo dục học trò", luật sư Phong nói.
Theo Danvietx
Lãnh đạo TP.HCM: 'Cô giáo không nói suốt ba tháng là bạo hành học sinh' Phó chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá sự việc là nghiêm trọng, đề nghị xử lý hiệu trưởng, cô giáo Châu, giáo viên chủ nhiệm nghiêm khắc. Ngày 6.4, tại cuộc họp khẩn về việc cô Trần Thị Minh Châu (Trường THPT Long Thới, huyện Nhà Bè) không nói gì suốt ba tháng đứng lớp, bà Nguyễn Thị Thu, Phó chủ tịch UBND...