Cô giáo mầm non thức dậy từ 6h sáng để buôn thúng bán mẹt “chống đói” trong kì nghỉ kéo dài
Thực cảnh chung về mức thu nhập thấp trong mùa dịch Covid-19 của những cô giáo mầm non tư thục như chị Ly khiến họ gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, những nghề thời vụ trong thời điểm nhạy cảm này trở thành biện pháp rất được ưa chuộng, như thể “cái khó ló cái khôn”.
Do những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp, các lĩnh vực kinh tế – xã hội đều “lùi một bước” để chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Đến nay, các cấp học như mầm non, tiểu học, trung học cơ sở,… vẫn đang trong kỳ nghỉ dài và mong ngóng mọi thứ sớm quay trở lại guồng quay thường ngày.
Cô giáo mầm non lao đao vì kỳ nghỉ dài
Chị Vũ Khánh Ly (27 tuổi, ngụ quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) là giáo viên của trường mầm non tư thục trên địa bàn phường Đại Kim. Chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại Hà Nội, chị Ly tạm ngưng hoạt động dạy học từ đầu tháng 2 năm nay. Từ đó, những thông báo nghỉ nối tiếp được phát đi.
Vì làm việc trong môi trường mầm non tư thục, thời gian ở nhà của chị Ly ít hơn ở trường. Theo thời gian biểu bình thường, chị Ly có mặt tại trường lúc 7 giờ sáng và về đến nhà khi đồng hồ đã chỉ 8 giờ tối.
Công việc giáo viên mầm non giúp chị Ly có nhiều thời gian gần gũi con nhỏ
Cô giáo mầm non có hai con gái nhỏ: bé Dâu lên 3 tuổi, bé Táo mới chỉ được 7 tháng. Cô đăng ký cho con học tại ngôi trường mình công tác để tiện đưa đón và chăm sóc.
Nếu như trước đây, nguồn thu chủ yếu của chị Ly dựa vào lương, thưởng của giáo viên mầm non với mức 6 triệu đồng/tháng thì hiện tại lại là câu chuyện khác. Ly không phải viên chức biên chế, hưởng mức lương theo quy định Nhà nước. Trong đợt nghỉ dịch này, chị nhận được mức hỗ trợ dao động 1,5 – 2 triệu đồng/tháng, giống như những đồng nghiệp khác trong trường.
Chị Ly phân trần rằng mức hỗ trợ thấp của nhà trường khi nghỉ dịch khiến nguồn thu nhập của mình giảm mạnh
Như vậy, trong gần 2 tháng nghỉ vừa qua, tổng mức hỗ trợ chị Ly nhận được chỉ vỏn vẹn gần 4 triệu đồng. Rất khó để sử dụng số tiền đó đáp ứng đủ mức chi tiêu cho gia đình 4 người, có 2 con gái nhỏ tại chốn phố xá đắt đỏ.
Việc chăm sóc gia đình tốn rất nhiều thời gian trong ngày
Video đang HOT
Chị Ly không ngần ngại chia sẻ: “ Ngồi không, đợi hết dịch chẳng phải là cách hay. Mình vẫn phải làm việc để nuôi bản thân và quan trọng hơn là lo cho gia đình. Từ khi nghỉ, việc trông nom hai đứa nhỏ chiếm hết thời gian một ngày. Mình buộc phải tự thân vận động để kiếm thêm thu nhập”.
Chị Ly chọn buôn bán hải sản nhỏ lẻ dưới hình thức “buôn thúng bán mẹt” để gia tăng thu nhập
Cơ duyên với nghề buôn bán để “chống đói” mùa dịch
Chị Ly vẫn thường nói vui rằng mình có tâm hồn ăn uống rất sành. Tuy nhiều lúc tốn tiền để phục vụ sở thích nhưng mặt lợi ích là thấy rõ. Nhờ họ hàng, người thân ở miền trong ủng hộ, Ly đầu tư nhập bán hải sản ở Quảng Bình và chi nhánh cửa hàng tại phường Mỹ Đình (TP. Hà Nội). Ban đầu, chỉ là ăn hợp khẩu vị nên gia đình chị Ly mê mẩn. Đúng đợt dịch được nghỉ, chị mạnh dạn đầu tư để xem “vía” làm ăn của mình ra sao.
Chị Ly học kinh doanh online với mặt hàng thủy sản tươi sống. Với tính cách năng động, dễ gần, nói chuyện có duyên nên cô giáo mầm non làm rất quen nhanh với nghề mới. Chị dần nhận được nhiều đơn hàng, công việc thời vụ trở nên thuận lợi.
Vì gia đình ăn thử hải sản và khen ngon nên Ly quyết định chọn bán
Đặc thù sản phẩm không thể tồn đọng lâu nên cách làm việc của Ly cũng phát sinh nhiều thay đổi. “Mỗi ngày, mình đến chợ đầu mối từ 6 giờ sáng để thu gom hàng. Sau khi chia thành các phần hàng tương ứng của khách đã đặt, mình lại đi giao theo địa chỉ đã có. Cuối tuần, chồng mình bớt thời gian, giúp vợ một tay. Tuy nhiên, đa số công việc buôn bán đều do mình tự cáng đáng” – Ly chia sẻ.
Cẩn thận lựa chọn từng con ngao hai cùi
Cửa hàng hải sản ở phường Mỹ Đình – nơi Ly ghé qua chọn hàng 2 lần mỗi ngày
Cô giáo mầm non sẽ trao đổi với chủ vựa về nguồn hàng, đăng bài thông báo để tăng tương tác với khách. Nhiều người thắc mắc rằng cô giáo lấy đâu ra nhiều mối khách mà buôn bán tốt đến vậy, Ly chỉ cười: “ Làm nghề gì cũng cần cái tâm mới ở lại được. Đi buôn bán hẳn là vất vả hơn đi dạy vì lao tâm khổ tứ đủ đường: chốt đơn với khách, chọn lấy mối hàng chất lượng, đôi khi hàng không tốt vẫn làm chấp nhận đền bù một đổi một. Nhưng nó cũng cho mình nhiều trải nghiệm đáng quý”.
Nghề tay trái nhưng cho chị Ly nhiều trải nghiệm thú vị
Sau khi cân hàng, chị Ly tranh thủ chia đơn hàng cho từng khách
“Công tác” chuẩn bị giao hàng
Vì công việc bận rộn nên Ly không có nhiều thời gian dành cho con nhỏ. Chị may mắn ở gần nhà mẹ đẻ nên gửi con nhờ bà chăm sóc. Trước đây, hai đứa trẻ quấn quýt với mẹ ở trường, ở nhà. Thế nhưng, công việc của mẹ ở hiện tại đã khác nên chúng ngoan ngoãn nghe lời bà ngoại.
Bà ngoại trở thành “bảo mẫu” cho hai đứa nhỏ
Nhiều ngày, chị Ly giao hàng về muộn và ăn cơm một mình
Trực điện thoại và “tập tành” tương tác với khách hàng
Chị Ly thường trở về nhà khi trời đã chập tối. Hai đứa nhỏ dường như hiểu chuyện, không dám quấy mẹ. Cô giáo cặm cụi ghi chép nhanh sổ sách mỗi tuần để biết lời, lỗ ra sao. Tuy công việc mới còn nhiều thứ khiến Ly bỡ ngỡ và mệt mỏi, nhưng nguồn thu có thêm khiến cô rất hứng khởi.
Những khoảnh khắc vui vẻ cuối ngày bên gia đình nhỏ
Những người nửa đùa nửa thật rằng, chị có tính chuyển hẳn sang nghề thời vụ để tự do hơn không. Khi ấy, Ly chỉ lắc đầu, hài hước kể chuyện: “Làm để “chống đói” thì được chứ chọn làm lâu dài thì mình xin lui. Mình đi dạy đã được vài năm, mãi rồi thành quen. Lâu không đến trường, đôi khi nhớ các con lại mở ảnh ra xem. Bé Dâu cũng rất vui khi mẹ là cô giáo. Giờ mình bỏ nghề chắc nó hờn mình luôn mất”.
Công việc thời vụ như thể “cái khó ló cái khôn” với những cô giáo như chị Ly
Chị Ly coi thời gian nghỉ do dịch bệnh không chỉ đem lại nguyên điều tiêu cực. Mặt khác, cơ hội trải nghiệm một nghề thời vụ khác khiến chị thêm yêu và nhớ nghề giáo hơn, mong chờ đại dịch mau qua để lại quay về trường và gặp gỡ những đứa trẻ.
Trông trẻ thời Covid
Tính đến năm học 2020-2021, khối giáo dục ngoài công lập toàn quốc có gần 2 triệu học sinh. Việc nghỉ học vì dịch bệnh Covid-19 khiến các trường, cơ sở giáo dục ngoài công lập lao đao là điều đã nhìn thấy dù không ai mong muốn.
Ảnh minh họa
Các chủ trường khóc dở mếu dở. Hàng ngàn giáo viên mầm non tư thục đã và đang phải đối mặt với việc thất nghiệp tạm thời... Lương không, phụ cấp không, cuộc sống của các cô cũng vì thế mà lao đao theo. Xót xa trước những tấm biển "Giải cứu giáo viên mầm non" mà đâu đó trên dải đất hình chữ S này chúng ta đang thấy...
Người đi bán nước giải khát, người bán quần áo, đi làm thuê đủ các ngành nghề... trong lúc chờ dịch bệnh qua đi. Thậm chí, có trường tư thục đã chọn phương án chấm dứt hợp đồng để các cô được hưởng bảo hiểm thất nghiệp với lời hứa khi nào hết dịch, nhà trường sẽ nhận lại vào làm...
Một nhóm phụ huynh tôi biết vì quá bí bách về việc trông con đã bàn nhau nhờ cô giáo vốn đang dạy các con ở trường đến nhà trông các bé, vừa an tâm, cũng là tạo công ăn việc làm cho cô trong thời điểm khó khăn này. Ban đầu, cô cũng rất băn khoăn vì nhà trường quán triệt không dạy thêm, học thêm trong giai đoạn nghỉ dịch bệnh. Nếu giáo viên nào vi phạm bị phát hiện sẽ bị nhà trường chấm dứt hợp đồng. Vì thế nếu bị nghỉ việc, sau này tìm một công việc tương tự cũng không dễ dàng.
Tuy nhiên, theo thuyết phục của các phụ huynh thì đây chỉ là trông một nhóm nhỏ gồm 4 cháu, là con em của 3 nhà trong cùng một tòa nhà chung cư và trông tại chính gia đình các em nên kể cả khi nhà trường có biết thì cũng không thể phạt cô được. Sau khi cân nhắc, cô giáo trẻ quyết định nhận lời.
Hàng ngày, đúng 8h sáng cô có mặt ở nhà một phụ huynh. Các gia đình khác cũng đúng giờ đem con qua gửi và cô sẽ hướng dẫn các con học bài, chơi trò chơi, ăn ngủ đúng giờ như ở trên lớp. Tới 5h hơn, "lớp học nhỏ" giải tán, ai về nhà nấy và cô cũng tan làm. Tâm sự rất thật với chúng tôi, cô bảo nghỉ ở nhà hơn 1 tháng, cô rất nhớ học sinh, nhớ trường lớp, lại cũng túng thiếu mà trong một sớm một chiều, không thể xoay xở bán cái này, buôn cái kia được trong khi chuyên môn mình có lại để không.
"Không biết có vi phạm quy định gì của ngành giáo dục khi nhận lời đến nhà trông các con không nhưng thực sự, tôi cũng hết cách rồi" - lời chia sẻ của cô giáo trẻ cũng là nỗi niềm của hàng ngàn giáo viên các trường tư thục trong thời điểm dịch Covid-19 hiện nay.
Lam Nhi
Theo daidoanket.vn
Hơn 350.000 ý kiến đánh giá cách chống dịch các trường học ở Nghệ An Chỉ một ngày thực hiện Phiếu khảo sát ý kiến phụ huynh về Covid-19, Sở GD&ĐT Nghệ An đã nhận 352.384 ý kiến, chiếm 50% phụ huynh toàn tỉnh này. Ngày 16/3, ông Nguyễn Trọng Hoàn - Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết, sau một ngày thực hiện Phiếu khảo sát ý kiến phụ huynh, học sinh về tổ chức...