Cô giáo lấy phải nhà chồng “chợ búa”
Tôi năm nay 30 tuổi đã lập gia đình và có một con gái 8 tuổi. Hai vợ chồng tôi đều là giáo viên. Tôi và chồng tôi đến với nhau với sự đồng cảm do gặp chuyện buồn trong gia đình: bố mẹ tôi đã chia tay còn bố mẹ anh thì thường xuyên cãi cọ và từng li thân.
Từ lúc yêu nhau cho tới khi lập gia đình nhiều lúc không tránh khỏi những tranh cãi trong cuộc sống nhưng với tôi tình cảm giữa hai vợ chồng là tốt. Về cơ bản những quan niệm sống của chúng tôi là hòa hợp nhưng điều bất hạnh của tôi là với gia đình nhà chồng.
Nhà chồng tôi thuộc loại có của ăn của để ở phố mặt đường. Mẹ chồng tôi buôn bán từ lâu, bố chồng chạy xe chở hàng giờ đã nghỉ. Không biết có phải do “có học mà ngu” như lời mẹ chồng vẫn chửi hai vợ chồng tôi không mà cả hai đứa đều không sao hòa hợp với gia đình bên nội.
Ảnh minh họa
Bạn bè nhận xét tôi là người hiền lành, ít nói, không chơi bời, chăm lo gia đình, khả năng nhẫn nhịn cao, có chuyên môn khá rất được tín nhiệm của học sinh và đồng nghiệp. Tuy vậy tất cả những đức tính ấy không giúp tôi hòa hợp được với gia đình chồng. Tôi tự thấy mình là người sống không khôn khéo, không biết nịnh chỉ nói thẳng nhưng là người sống biết điều. Với bố mẹ chồng tôi cũng rất chú ý những lễ nghi cơ bản. Chúng tôi ở riêng nên ngày lễ Tết khi thì tôi gửi tiền nhờ mẹ chồng mua lễ, khi thì tôi mua quà, mua lễ, ngày tất niên hay mùng một, giỗ chạp,… gia đình vẫn sum họp cùng nhau . Nhà tôi và nhà chồng cách nhau chưa đến 1km nên hầu như ngày nào đi chợ tôi đều cho con qua nhà ông bà chơi, tôi nghĩ dù ở riêng vẫn nên qua lại cho có tình cảm. Thỉnh thoảng qua chợ tôi cũng mua ít hoa quả biếu bố mẹ chồng, khi được người ta cho quà, tôi đều chia đôi mang sang nhà nội một nửa. Những khi mẹ chồng ốm hai vợ chồng tôi cùng sang: tôi thì cạo gió, chồng mua cháo… Có lần chồng tôi mâu thuẫn với mẹ mà không sang nhưng tôi nghĩ chồng đã vậy mình càng phải sang. Tôi cũng không biết mình có sai phạm gì mà tôi bị gia đình nhà chồng đối xử bất công đến như vậy.
Phải nói thêm rằng dù vẫn thực hiện bổn phận và trách nhiệm của con cái song tôi thấy không hợp với cách sống và quan niệm sống của những người bên nhà chồng. Thứ nhất ở sự chi li trong chi tiêu. Nhà có điều kiện nhưng chi tiêu trong nhà vô cùng tằn tiện. Mẹ chồng tôi là người chịu khó kham khổ từ hai bàn tay trắng làm nên, bà tham việc lắm dù ốm, dù lễ Tết vẫn bán hàng. Chúng tôi vì bận công việc nhìn chung ít giúp được bà, chỉ thỉnh thoảng khi bà bận gọi thì tôi sang giúp. Nhìn chung cơ ngơi gia đình là do mẹ chồng tôi làm ra là chủ yếu. Bây giờ dù có tiền bà cũng không dám ăn không dám mặc. Ban đầu ở chung có ngày mẹ chồng đưa tôi có 10.000 đồng – 20.000 đồng bảo đi chợ mua món gì thay đổi cho đỡ chán. 5 con người – 20.000 đồng, tôi loay hoay ra chợ rồi cũng chỉ biết mua rau và đậu sốt như 350 ngày/năm, thỉnh thoảng có tí thịt. Bà mà đi chợ còn hết ít hơn vì chỉ mua thức ăn sẵn, một khúc cá kho ăn hai bữa, rau luộc. Ngày tôi có bầu vì vậy mà phải tranh thủ về nhà mẹ đẻ ăn thêm.
Sự không hòa hợp thứ hai là trong cách cư xử với mọi người xung quanh. Ngày mới về làm dâu tôi thấy lạ, tôi chào hỏi không bao giờ thấy bố chồng trả lời, tôi dơ mặt quá hỏi chồng anh ấy bảo tính ông như vậy, lâu rồi thành quen: tôi vẫn chào và ông vẫn không nói gì. Gia đình chồng tôi toàn người nói to, nói nhiều và phải nói rằng “ghê gớm” theo cảm nhận của tôi. Ngày Tết không bao giờ thấy nhà chồng tôi qua hàng xóm chơi. Em chồng tôi đều bị mọi người nói là ghê gớm, nhiều lần nói trống không với tôi song tôi không chấp.
Video đang HOT
Thời gian chồng tôi đi học tôi chuyển công tác, lương hai vợ chồng giáo viên chỉ được có 3 triệu đồng không hơn, đóng học cho con, tiền điện tiền nước, tiền ăn, tiền ma chay, cưới hỏi, quỹ tập thể… dù tiết kiệm mấy tôi cũng không đủ. Mẹ tôi mỗi tháng phải cho thêm 500.000 trong khi gia đình chồng có hơn 10 gian nhà trọ, tôi nói chuyện muốn xin một phòng đang để không cho thuê trang trải thêm nhưng mẹ chồng và em chồng bàn bạc nói tôi giả nghèo khổ và không cho.
Đã vậy chồng tôi sang nói chuyện không hiểu thế nào lại thành cãi nhau to hơn. Sau một thời gian, chồng tôi có đưa con sang và đã nói chuyện bình thường còn tôi vì uất ức từ hôm đó tôi không sang nữa dù trước đây ngày nào tôi cũng sang. Tôi cứ nghĩ đến khuôn mặt ấy, những lời đay nghiến ấy thì không sao chịu được.
Tôi thấy mình nhẫn nhịn 9 năm nay đến giờ phút này thấy nản chí quá. Tôi đã vì con mà cố gắng nhưng thiết nghĩ có cố nữa cùng không được vì nhà chồng tôi là như vậy không cần biết tôi đã làm gì, sống như thế nào, bản chất ra sao chỉ một lần không làm hài lòng họ thì sẽ bị chửi rủa như một kẻ hư hỏng. Tôi đã vậy còn mẹ tôi nữa chứ. Ai không muốn mình được gia đình chồng yêu quý, nhưng với gia đình như nhà chồng tôi thì phải sống như thế nào đây?
Theo Vietnamnet
Mâu thuẫn với mẹ chồng, ôm con 6 tuổi nhảy giếng tự vẫn
Sau nhiều lần cãi vã với mẹ chồng, trong lúc nghĩ quẩn, chị Trần Thị Th. đã bế con trai 6 tuổi tên Trần Ngọc Tr., rồi lấy xe máy chạy thẳng vào rẫy cà phê ôm con gieo mình xuống giếng sâu tự vẫn.
Điềm gở về cuộc điện thoại cuối cùng
Để tìm hiểu thông tin một người mẹ trẻ ôm con nhảy xuống giếng sâu tự vẫn cuộc cãi vã với mẹ chồng xảy ra tại thôn 5, xã Tân Tiến (huyện Krông Păk, tỉnh Đắk Lắk), PV đã có mặt tại nhà nạn nhân tại thôn 5.
Người mẹ trẻ tên Trần Thị Th. (SN 1984) và đứa con trai xấu số tên Trần Ngọc T. (SN 2008). Có mặt tại đám tang, nhiều người dân vẫn không giấu nổi sự bàng hoàng, cho hành động dại dột vừa đáng trách lại vừa đáng thương của người mẹ trẻ.
Theo thông tin PV tìm hiểu được, cách đây khoảng một tháng, chị Trần Thị Th. chở bà Nguyễn Thị H. (mẹ chồng) đi cắt cỏ bò. Trên đường về không may bị té ngã, khiến bà H. bị gãy tay, chị Th. đã chở bà H. đi băng bó. Vài ngày sau, chị Th. gọi điện thoại cho anh Thành (em chồng, đang đi làm ở thị xã Buôn Hồ) để mượn chiếc xe máy đi cắt cỏ bò. Khi anh Thành đi làm từ Buôn Hồ về trách gia đình và chị dâu lúc gọi điện mượn xe sao không báo cho biết việc mẹ bị té gãy tay. Hai ngày sau, chị Th. sang nhà bà H., bà lại mắng trách chị Th.: "Tại sao con gọi điện mượn xe mà không nói luôn cho em nó (anh Thành - PV) là mẹ bị té gãy tay".
Cái giếng nơi hai nạn nhân gieo mình tự vẫn (ảnh Ngọc Hồ).
Chị Th. trả lời: "Ở nhà, con trai, con gái đầy sao không gọi điện báo đi. Con là con dâu, con không có trách nhiệm nói". Bà H. bực tức quát: "Mày nói mày không có trách nhiệm thì đừng có qua nhà tao nữa". Rồi chị Th. và bà H. tiếp tục lời qua tiếng lại, sau đó, chị Th. bỏ về nhà riêng. Đến tối cùng ngày, vì giận bà H. nên chị Th. đã tâm sự với chồng về việc xảy ra giữa bà H và chị. Chị Th. nói với chồng việc muốn về bên ngoại ở nhưng anh Trần Ngọc D. (SN 1982, chồng chị) không đồng ý nói: "Nhà mình có nhà, thì ở nhà mình, chứ đi đâu. Nếu sống không được thì mỗi người mỗi mặt mà sống". Nhưng chị Th. nhất quyết không chịu, mặc cho anh D. hết lời khuyên bảo.
Đến 5h30 sáng 8/7, chị Th. chở theo con trai 6 tuổi, nói là đi chợ mua đồ. Tuy nhiên, đến khoảng 7h hơn, chị Th. gọi điện cho anh D. và căn dặn: "Anh cố gắng làm ăn mà lo cho đứa nhỏ". Nói xong chị cúp máy. Sau đó nhiều lần anh gọi lại, nhưng không thấy chị Th. trả lời. Anh D. lo lắng có chuyện xấu xảy ra, nên lấy xe đi tìm chị Th. và con. Nghĩ vợ đi chợ nên anh chạy vào chợ Buôn Kơ Nia tìm, nhưng không thấy vợ đâu. Lúc này, anh nghĩ vợ sẽ cầm xe máy lấy tiền đi TP.HCM nên trên đường đi tới bến xe, anh đã vào hết các tiệm cầm đồ mong tìm thấy vợ. Tại bến xe tỉnh Đắk Lắk, anh cũng không tìm thấy vợ nên quay về. Quá lo lắng cho số phận của vợ và con trai, anh chạy đi coi bói. Thầy bói phán rằng: "Vợ con sẽ không có việc gì đâu. Nó đi đâu đó rồi về thôi".
Hương linh chị Th. và con trai (ảnh Ngọc Hồ).
Ám ảnh chồng mất vợ, con thơ mất mẹ
Nghe nói vậy, anh D. yên tâm và lấy xe về nhà mẹ vợ. Tại đây, anh cho bố mẹ vợ hay việc Th. bỏ đi, nhưng mọi người đều nói: "Không có việc gì đâu. Con yên tâm ăn cơm rồi về lo nhà cửa đi". Sau bữa cơm, anh về nhà nhưng vẫn thấy lo lắng nên đã lần nữa chạy đi tìm vợ. Khi qua tới nhà ông Sáu (ngụ thôn 5) thì được biết, vào lúc 7h có thấy chị Th. chở đứa bé vào hướng rẫy cà phê. Tức tốc, anh D. chạy thẳng vào rẫy cà phê. Lúc này, anh bàng hoàng khi phát hiện thấy xác con trai chết nổi trên mặt nước, bên cạnh có chiếc xe máy và bốn lon nước ngọt cùng trái cây để trên bờ. Anh hoảng hốt chạy về nhà cầu cứu dân làng đến vớt xác con. Người vợ bị chìm dưới sâu cũng được vớt lên sau đó.
Nhận được tin báo, lực lượng công an địa phương và CSĐT Công an huyện Krông Păk nhanh chóng có mặt tại hiện trường, thu thập chứng cứ điều tra làm rõ cái chết của hai nạn nhân. Đến khoảng 15h ngày 8/7, lực lượng pháp y đã hoàn tất quá trình khám nghiệm và cho biết: "Hai nạn nhân chết là do bị ngạt nước dẫn đến tắt thở". Sau đó, thi thể nạn nhân đã được bàn giao cho gia đình thực hiện lễ mai táng. Có mặt tại đám tang hai nạn nhân, ông Võ Thuấn (thôn trưởng thôn 5) cho hay: "Sự việc cháu Th. ôm con nhảy giếng tự tử chỉ là do cháu suy nghĩ nông cạn. Chứ thực ra sự việc cũng không có gì lớn lao, bà H. trách mắng con dâu cũng là việc đúng thôi. Sau khi nhận được tin cháu Th. ôm con trai tự tử trong rẫy cà phê, tôi cùng người dân hô hoán nhau chạy đi vớt và cùng gia quyến lo chôn cất cho người xấu số".
Bà Nguyễn Thị H. (69 tuổi, mẹ ruột nạn nhân, ngụ thôn 2, xã Tân Tiến) khóc ngất chia sẻ: "Gia đình tôi có tất cả 10 người con, Th. là đứa thứ 8. Trong số các anh chị em, Th. là một đứa ít nói, tính tình ngoan hiền, có chuyện gì nó cũng cố giấu không muốn nói ra sợ bố mẹ lo lắng mà buồn phiền. Cách đây ba ngày, nó và thằng D. chở hai đứa nhỏ về nhà ăn cơm, nói cười rất vui vẻ. Vậy mà giờ đây nó đã bỏ tôi mà đi. Kẻ đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh, khiến tôi quá đau xót quá".
Tiếp lời của người mẹ già, chị Trần Thị Ng. (35 tuổi, chị gái nạn nhân) khóc nấc từng tiếng cho hay: "Nghe tin, em nói là sẽ bỏ nhà đi vào TP.HCM làm ăn vì cãi nhau với mẹ chồng thì tôi mới khuyên ngăn. Tôi nói ở nhà đi, có chuyện gì thì cũng từ từ bàn tính, đi rồi bỏ chồng con cho ai lo. Nói xong em cúp máy. Sau đó, D. điện thoại lại cho tôi, nói Th. chở cháu đi chợ rồi. Nghe D. nói vậy, tôi rất yên tâm và không hỏi nữa".
"Nhưng đến khoảng 6h, Th. điện thoại cho tôi nói: "Em đi rồi, chắc tối chị về cũng không gặp được em đâu". Tôi cứ tưởng Th. nói đi chơi thôi, chứ không nghĩ em nó lại dại dột mà đi tự tử", chị cho biết thêm. Đau đớn nhất vẫn là anh D. cùng đứa con trai 4 tuổi. Em vẫn hồn nhiên nằm trong vòng tay của người bố cười đùa, mà không biết mình vừa mất đi người mẹ hiền. Anh D. ngồi bên hương linh người vợ và đứa con trai, mặt cúi gằm xuống đất, nước mắt lăn dài. Sự ra đi đột ngột của người vợ và con nhỏ khiến anh không còn đủ sức để tiếp chuyện cùng PV.
Nguyên nhân chết là do tự tử
Trao đổi với PV, ông Mai Tiến Bình (Phó công an xã Tân Tiến) cho biết: "Vào lúc 14h, ngày 8/7, nhận được tin báo của quần chúng nhân dân là có hai mẹ con nhảy giếng sâu tự tử. Sau đó, lực lượng công an xã đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, đồng thời cấp báo lên Công an huyện Krông Păk để phối hợp điều tra nguyên nhân cái chết của hai nạn nhân. Sau khi khám nghiệm pháp y, được biết nạn nhân chết do ngạt nước và gia đình nạn nhân yêu cầu không mổ tử thi, nên công an đã bàn giao thi thể cho gia đình an táng"
NGỌC HỒ
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Tắm ao, 3 anh em ruột chết đuối thương tâm Trong lúc bố mẹ làm việc trên rẫy, 3 em nhỏ ở thôn Tân Tiến, xã Ea Tóh, Krông Năng, Đắk Lắk đã rủ nhau ra ao cạnh rẫy nhà mình tắm và bị đuối nước. Ảnh minh họa Ngày 2/7, ông Lê Hữu Cầu, công an xã Ea Tóh (Krông Năng, Đắk Lắk) cho biết cơ quan chức năng, gia đình và...