Cô giáo hỏi học sinh đã học thuộc phép nhân chưa, phụ huynh đồng loạt nhắn 6 CHỮ khiến cô tái cả mặt: Gọi cấp cứu gấp
Ai dòm qua tin nhắn này chắc chắn cũng sợ chết khiếp.
Thời đại 4.0, mọi giao tiếp giữa mọi người không chỉ là những cuộc gặp mặt trực tiếp mà còn thường xuyên trao đổi qua internet. Với phụ huynh và giáo viên, những nhóm chat là không gian tiện lợi nhanh chóng để nắm bắt tình hình học tập của con cái mình.
Tuy nhiên, đôi khi trong “không gian họp phụ huynh” online này cũng nảy sinh những vấn đề khiến cả bố mẹ lẫn giáo viên không biết nên cười hay mếu. Nhiều phụ huynh trong nhóm đùa dai, gửi những nội dung không liên quan đến chuyện học hành của con hay gửi nhầm tin nhắn, hình ảnh không còn là chuyện hiếm.
Những hình ảnh chụp từ nhóm chat của cô giáo và phụ huynh mới đây là một ví dụ điển hình. Vốn dĩ mọi chuyện không có gì đáng nói vì ban đầu chỉ là trao đổi về việc học thông thường. Cô nhắn: “Hôm qua cô giáo nhờ bố mẹ giúp con học thuộc bảng nhân, các con đã thuộc chưa ạ?”. Các phụ huynh lần lượt trả lời rằng con mình đã học thuộc.
Tuy nhiên, sau đó khi một phụ huynh thông thông báo: “Nhật Hoa bị ngộ độc rồi“, thì ngay lập tức, loạt tin nhắn sau đó của các phụ huynh khác cũng… y chang, biến buổi trao đổi việc học thành buổi thông báo ngộ độc tập thể. Cô giáo đọc được chắc cũng sợ xanh mặt, nhưng tất nhiên chẳng có vụ cùng ngộ độc gì cả, chẳng qua các bố mẹ copy, paste nhưng hơi chủ quan nên tạo nên một tình huống khó đỡ.
Video đang HOT
Ngộ độc khi học thuộc bảng nhân luôn.
Đoạn chia sẻ này khiến cư dân mạng cười xỉu: “Nhỡ đâu học cùng nhau nên cùng bị ngộ độc chữ giống nhau”, “Quả này khó đỡ quá”, “Ngộ độc khi học thuộc bảng nhân luôn”, “Ngộ độc tập thể, quá thương cảm”… Nhiều phụ huynh còn “tag” nhau vào bài đăng để nhắc nhau lưu ý trước khi copy để tránh mắc phải lỗi tương tự. Không biết cô giáo sau đó phản ứng thế nào khi thấy những dòng tin nhắn “khó đỡ” này, nhưng chắc các phụ huynh khác được một phen chột dạ.
Dù khá hài hước tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng đây là nhóm chat có nhiều phụ huynh cùng cô giáo, nên phụ huynh phải lưu ý hơn để khỏi ảnh hưởng đến việc trao đổi tình hình học tập của các bé. Trên thực tế, vai trò của nhóm chat lớp như là sợi dây liên lạc kết nối phụ huynh và giáo viên để đưa ra các đề xuất chung cho việc giáo dục trẻ. Do vậy, để nhóm chat thật sự phát huy tính tiện lợi và hữu ích của nó, mọi người nên thống nhất những quy tắc ứng xử, giao tiếp lịch sự, văn minh cũng như lưu ý kĩ trước khi gửi tin nhắn.
Cô giáo cố tình mời mẹ học sinh thấp điểm nhất lớp phát biểu để bêu rếu, ai ngờ lúc sau phải bẽ mặt khi nghe những lời này!
Những tưởng sẽ làm bẽ mặt vị phụ huynh này nhưng không ngờ người xấu hổ lại là cô giáo.
Trong xã hội ngày nay, nhiều bậc cha mẹ coi trọng việc giáo dục chỉ số IQ cho con cái, họ tin rằng chỉ cần đạt điểm cao, học giỏi thì sau này con sẽ thành tài. Con có thứ hạng cao trong lớp về kết quả học tập cũng khiến bố mẹ nở mày nở mặt với các phụ huynh khác, với họ hàng và với cả giáo viên. Họ cũng được ưu tiên trở thành người đại diện tiếng nói của các bậc phụ huynh trong lớp vào những dịp quan trọng.
Chị Phan ở Trung Quốc có một con trai nay đã lên lớp 3. Đứa bé rất hiếu động nhưng học lực không được tốt cho lắm. Trong kỳ thi giữa kỳ, vì điểm số thấp nên giáo viên chủ nhiệm đã gọi điện về mắng vốn chị Phan rằng con chị đã kéo điểm trung bình của cả lớp xuống.
Đến ngày họp phụ huynh định kỳ sau kỳ thi, thay vì mời đại diện cha mẹ của học sinh có thành tích tốt nhất lớp lên phát biểu, lần này cô giáo nó i: "Xin mời phụ huynh của học sinh có điểm thấp nhất lớp lên bục giảng để chia sẻ kinh nghiệm giáo dục con cái của bản thân. Qua đó, các bậc cha mẹ khác có cái để rút kinh nghiệm và tránh mắc sai lầm!"
Và tất nhiên, không ai khác, mẹ của học sinh có kết quả tệ nhất lớp là chị Phan. Lúc này, những tưởng chị sẽ nổi cơn thịnh nộ ấy vậy mà chị tỏ ra vô cùng điềm tĩnh và bước lên bục. Sau đó chị nhẹ nhàng nói:
"Mặc dù học lực của con tôi hơi kém nhưng ở nhà cháu đã rất chăm ngoan, tôi không cần ép cháu học, cháu nên có một tuổi thơ hạnh phúc khi còn nhỏ. Con trai tôi rất tốt bụng, mỗi khi đưa con ra ngoài mua hàng, nó đều giúp bà hàng xóm xách đồ.
Con trai tôi là người cũng rất quy tắc, nó sẽ giúp tôi lau nhà và tự dọn dẹp phòng của mình ngay sau khi hoàn thành bài tập về nhà.
Con trai tôi cũng là cậu bé hiếu thảo, khi thấy mẹ đi làm về, nó sẽ tự đi rót cho tôi một cốc nước!"
Chị nói tiếp : "Mặc dù hiện tại học lực của con tôi được cho là tệ nhưng không có nghĩa là sau này cháu cũng sẽ tệ như thế, chỉ cần cháu chăm chỉ thì nhất định sẽ có được thành tựu cho mình!"
Sau khi chị Phan phát biểu xong, những bậc phụ huynh đã không ngớt những tràng vỗ tay dành cho chị. Họ cho rằng những chia sẻ và cách giáo dục con của người mẹ này rất đáng học hỏi. Vị giáo viên chủ nhiệm nghe thấy những điều này có chút bối rối vì đã từng chê trách cậu bé rất nhiều, sau đó cô cũng đã gửi lời xin lỗi đến chị.
Qua sự việc trên có thể thấy, cha mẹ không nên quá lo lắng về kết quả học tập của con, nếu tạo áp lực quá lớn bạn sẽ vô tình ảnh hưởng đến sự tiến bộ của con. Hãy để trẻ có thể dần dần thích nghi, từng bước một thay đổi bằng sự chăm chỉ để đạt được kết quả tốt.
Thành tích học tập không thể xoay chuyển ngay trong một sớm một chiều. Chúng ta không thể yêu cầu trẻ cải thiện điểm trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với những trẻ có khả năng tiếp thu yếu hơn, bố mẹ chỉ cần giúp trẻ tiến bộ một chút mỗi ngày, đến ngày nào đó, những nỗ lực này rồi cũng sẽ hóa trái ngọt.
Mỗi đứa trẻ đều có những đặc điểm tính cách và sở thích riêng, dù không phải là đứa trẻ tính toán nhanh, làm Văn giỏi, nhưng trẻ cũng sẽ có thể mạnh của mình mà điều này sẽ bộc lộ trong quá trình con trưởng thành. Hãy tìm cách vun đắp những năng khiếu mà trẻ đang có. Giỏi về mặt điểm số học tập hay có tài năng ở bất kỳ bộ môn nào cũng đều đáng được công nhận.
Ông bố gửi vỏn vẹn 6 từ vào nhóm chat chung cho cô giáo, hội phụ huynh đọc xong toát mồ hôi hột: Toang tới nơi rồi còn đâu! "Sai một ly" đúng là "đi một dặm", tình ngay lý gian thế này có phải sắp bị "nóc nhà" cho ăn hành tới nơi rồi không. Người xưa bảo "uốn lưỡi 7 lần trước khi nói", tất nhiên quá đúng. Nhưng trong thời đại internet bùng nổ như hiện nay, hẳn phải cần thêm câu... dòm tin nhắn 7 lần trước khi...