Cô giáo hiệu trưởng dốc đầu bé 5 tuổi vào máy vặt lông gà?
Sự việc đang khiến dư luận xôn xao xảy ra vào ngày 22.3 tại trường mầm non xã Xuân Giao (Bảo Thắng, Lào Cai). Hiện công an huyện Bảo Thắng đã vào cuộc điều tra.
Trẻ được cho là bị cô giáo hiệu trưởng trường này bạo hành dọa dốc đầu vào máy vặt lông gà mới 5 tuổi tên Nguyễn Gia H. Theo phản ánh của anh Nguyễn Văn Nam (bố cháu bé) trên báo chí, ngày 22.3, như thường lệ anh đưa con đi học tại trường mầm non xã Xuân Giao. Tuy nhiên, khi đến trường con đã khóc thét lên không chịu vào lớp. Việc con không chịu vào lớp và bị giật mình, hoảng hốt khi ngủ đã diễn ra mấy hôm nay. Nghi ngờ có điều gì không hay, anh Nam đã quay lại trường và phát hiện ra hai cô giáo của trường đang quát tháo con anh.
Sau đó cô hiệu trưởng là cô Vũ Thị Hằng đã bế dốc ngược đầu cháu vào máy vặt lông gà và hô cắm điện. Quá bất bình với cách đối xử với cháu nhỏ của các cô giáo nhưng anh Nam vẫn bình tĩnh ghi hình lại sự việc trước khi nói: “Chị đừng làm thế với con em…” rồi lao vào bế cháu H. và đưa con trở về nhà.
Cô Hiệu trưởng Hằng (áo hồng) ôm rồi dốc đầu cháu H vào máy vặt lông gà và hô cắm điện để “cháu không khóc nữa”. (ảnh cắt từ clip do gia đình cung cấp).
Ngay sau đó cô hiệu trưởng Vũ Thị Hằng và một số cô giáo khác đã tìm đến gia đình anh Nam xin lỗi và xin gia đình xóa đoạn clip anh quay cảnh các cô giáo đang dọa cháu nhưng không được gia đình chấp thuận.
Theo tin từ báo Lào Cai, sau khi vụ việc được lan truyền trên mạng, lãnh đạo xã và các cơ quan thuộc chính quyền địa phương đã nhanh chóng vào cuộc xác minh. Ông Nguyễn Đức Dũng – Bí thư Đảng ủy xã Xuân Giao cho biết, Quan điểm của Đảng ủy và chính quyền xã Xuân Giao là không bao che việc làm sai. Xã cũng đề nghị cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý nghiêm minh những người có hành vi sai trái trong vụ việc này.
Máy vặt lông gà tại trường mầm non Xuân Giao (ảnh: báo Lào Cai).
Trong ngày 23.3, đại diện phòng Nội vụ, phòng GD ĐT huyện và chính quyền địa phương đã có buổi làm việc với nhà trường và gia đình cháu bé. Trong buổi làm việc này, cô giáo Vũ Thị Thu Hiền, Lê Thị Phượng và cô hiệu trưởng Vũ Thị Hằng cho biết các cô chỉ “dọa” để cháu không khóc nữa.
Biên bản làm việc cũng đưa ra kết luận đối với gia đình cháu bé là: “Đề nghị gia đình cho cháu đi học bình thường, nhà trường tạo điều kiện tốt nhất cho cháu đi học trở lại. Nếu có nguyện vọng có thể cho cháu chuyển lớp, chuyển trường”.
Hiện, vụ việc đã được cơ quan Công an huyện Bảo Thắng thụ lý điều tra để làm rõ.
Theo Danviet
Video đang HOT
Giáo viên mầm non: 'Chúng tôi nhận phong bì vì lương thấp'
Một số giáo viên mầm non cho hay khi phụ huynh đưa tiền, họ nhận vì lương thấp, hơn nữa việc này không ảnh hưởng tới quyết định có đánh trẻ hay không.
Thời gian gần đây, giáo viên mầm non bạo hành trẻ là một trong những vấn đề gây nhức nhối nhất trong xã hội.
Trước tình trạng hàng loạt vụ việc không hay bị phanh phui trên báo chí và mạng xã hội, câu hỏi đặt ra là còn bao nhiêu vụ bạo hành giấu kín đằng sau cánh cửa trường mầm non và nguyên nhân nào dẫn đến những hành vi phản giáo dục này.
1.001 lý do đánh trẻ
Thực tế, việc giáo viên đánh trẻ không hiếm nhưng không nghiêm trọng đến mức phụ huynh tới trường ý kiến hoặc đưa chuyện lên mạng xã hội.
Những bậc cha mẹ nuôi con nhỏ chắc chắn hiểu việc quản một đứa trẻ đang trong giai đoạn tò mò với thế giới chung quanh không dễ. Trong khi đó, giáo viên mầm non bị bao quanh bởi ít nhất 10 trẻ, mỗi trẻ có những rắc rối và gây phiền phức theo cách riêng.
Giáo viên mầm non vừa phải dạy dỗ, vừa phải chăm sóc trẻ từ việc ăn, ngủ đến vệ sinh cá nhân. Ảnh: Sài Gòn Giải Phóng.
Thùy D. - giáo viên mầm non ở Hà Tĩnh - cho rằng công việc ở nhà trẻ thực sự gây ức chế. Cô thường cáu kỉnh, thể hiện rõ sự bực bội với học sinh, thậm chí dọa nạt và đánh khi trẻ nghịch phá, quá cứng đầu.
"Tôi biết đánh trẻ không phải giải pháp hay nhưng đôi khi, đây là biện pháp duy nhất. Nhiều cha mẹ cũng dặn tôi cứ đánh khi cần, miễn giữ đúng chừng mực vì họ hiểu rõ mức độ khó bảo của con họ hơn ai hết", nữ giáo viên trẻ tâm sự.
Không ít cô giáo mầm non thừa nhận bản thân khó kiềm chế sự bực tức khi học sinh quậy phá, khóc không dứt, không chịu ăn, ngủ, đánh bạn khác hay không chịu báo giáo viên khi muốn đi vệ sinh.
Cô V.O. - giáo viên ở TP.HCM - chia sẻ nhiều khi bực quá, cô không kiểm soát được tình huống nên dùng tay đánh vào mông trẻ. Lúc mới vào nghề, cô cũng được các đồng nghiệp đi trước "mách nước" các chiêu dỗ học sinh nhưng thực sự có nhiều bé quá quậy phá, vượt quá sức chịu đựng.
Thêm vào đó, lãnh đạo trường cũng là nguyên nhân gây khó chịu khi họ nhận hết những trẻ được gửi vào mà không quan tâm đến cơ sở vật chất có đủ không và giáo viên phụ trách lớp có quản hết hay không.
N. Quỳnh ở Lâm Đồng cho biết thường xuyên ngột ngạt vì bị kẹt giữa quản lý nhà trường, phụ huynh và học sinh. Nhiều khi, cô cảm thấy việc giữ thái độ bình tĩnh để đối mặt với 30 đứa trẻ là việc quá khó.
Thêm vào đó, một số giáo viên thừa nhận họ có hành vi bạo lực với trẻ vì tức phụ huynh.
D.H. - giáo viên ở Lâm Đồng - cho biết cô hiểu rõ nỗi băn khoăn cũng như sự nghi ngờ, thiếu tin tưởng của bậc cha mẹ khi các vụ bạo hành trẻ em liên tiếp xuất hiện. Song việc phụ huynh phản ứng thái quá và đổ oan cho giáo viên là không thể chấp nhận được.
Cô kể khi trẻ đau ốm hay trầy xước, không ít phụ huynh ngay lập tức tố cáo lên gặp hiệu trưởng. Họ thậm chí không chịu tìm hiểu nguyên nhân mà khẳng định luôn là do giáo viên đánh trẻ hoặc chăm trẻ không tốt.
"Thỉnh thoảng, tôi muốn gạt đạo đức nhà giáo qua một bên, đánh những trò không ngoan. Vì dù đánh hay không, tôi cũng mang tiếng đánh trẻ do chính phụ huynh áp đặt rồi", cô H. bức xúc.
Nhiều giáo viên mầm non cũng thấy tủi thân trước thái độ thiếu tôn trọng của cha mẹ học sinh, từ việc luôn dùng giọng điệu sai bảo đến việc tặng quà, đi tiền với thái độ bố thí.
Tuy nhiên, họ cũng ít khi từ chối vì đây là nguồn thu nhập thêm, bổ sung cho mức lương ít ỏi. Hơn nữa, họ sẽ không vì tiền mà quyết định đánh trẻ hay không.
"Tôi biết gia đình họ có điều kiện nên vứt tôi một khoản tiền để tôi không đánh con họ. Tôi khẳng định mình chưa từng đánh trẻ quá tay. Nhưng họ đưa tiền thì tôi nhận, dù sao lương giáo viên cũng chẳng đủ để tôi lo cho gia đình", N.A. - giáo viên ở Đà Nẵng - cho biết.
Cô giáo nói thêm việc đánh trẻ không hiếm nhưng đánh đến mức trẻ bầm tím, chảy máu hay dùng dép đánh hoặc dội nước lạnh vào người trẻ là không thể chấp nhận và không có lý do nào để bao biện. Họ làm vậy chỉ vì thiếu tình thương trẻ và lương tâm của con người.
Tranh cãi quanh việc đánh trẻ
Thực tế, xã hội luôn bất bình trước những vụ việc giáo viên mầm non bạo hành trẻ, nhưng không ít phụ huynh thừa nhận họ chấp nhận để giáo viên đánh con chỉ mong trẻ nên người.
Anh Công Tú (ở Hà Tĩnh) cho biết con trai anh rất quậy phá và khó bảo. Ở nhà, nhiều khi anh cũng đánh, phạt đứng nhưng bà và mẹ cháu luôn can ngăn. Vì thế, khi gửi con đến nhà trẻ, anh cho phép dùng biện pháp mạnh để đưa cháu vào nề nếp.
"Con tôi nên tôi hiểu, cứng đầu lắm, không đánh không được. Từ hồi đi học tới giờ, ngoan hơn hẳn. Thằng bé kể không nghe lời cô đánh, không đau nhưng xấu hổ với các bạn khác", nam phụ huynh nói.
Chị Đào Phương (ở Vũng Tàu) cũng không phản đối việc giáo viên đánh trẻ để răn đe. Nhưng chị nhấn mạnh việc đánh này chỉ mang ý cảnh cáo, nghĩa là đánh để trẻ biết việc trẻ làm là không nên và cần chấm dứt ngay.
Bà mẹ trẻ cho biết chị là giáo viên tiểu học, cũng làm việc thường xuyên với trẻ nhỏ nên hiểu được sự ức chế của cô giáo mầm non cũng như tin các cô không đánh vì ghét trẻ, chỉ đánh nhẹ để nhắc nhở học sinh ngoan hơn.
Tuy nhiên, nhiều người không nghĩ vậy. Họ cho rằng đánh trẻ là hành vi phản giáo dục. Theo họ, trẻ em chưa biết gì, các em cần được chỉ dẫn để sống có kỷ luật, không phải dùng bạo lực để đưa trẻ vào khuôn khổ.
Một số người khác nặng lời hơn, chỉ trích giáo viên thiếu tình thương, độc ác khi đưa tay đánh đứa bé còn chưa hiểu chuyện.
"Chọn nghề giáo vì phải chấp nhận cái khó của nghề, không thể chỉ vì ức chế mà trút bực tức lên học sinh", anh Tuấn (ở Hà Nội) nhận định.
Nhiều người cũng nghi ngờ về chừng mực mà các giáo viên nhắc đến khi họ thừa nhận có đánh trẻ vì không ai xác nhận được đâu là mức độ vừa phải, vừa có tác dụng răn đe, vừa không ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Trước đó, trao đổi với báo Thanh Niên, tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hữu Long - Trưởng bộ môn Công tác Xã hội , CĐ Sư phạm Trung ương TP.HCM - khẳng định đòn roi chỉ là giải pháp tức thời của phụ huynh, giáo viên không nên thực hiện.
Theo ông, trẻ còn quá nhỏ để bị trừng phạt. Ông khuyên khi gặp trẻ chưa ngoan, giáo viên mầm non nên sử dụng ngôn ngữ đặc trưng của nghề để dỗ, hoặc lớn tiếng nghiêm khắc với trẻ thay vì đánh đập.
Trước tình trạng giáo viên phổ thông dôi dư, Bộ GD&ĐT đưa ra giải pháp đào tạo lại lượng giáo viên này để chuyển xuống dạy mầm non.
Tuy nhiên, không ít người cho rằng việc điều chuyển này nếu không thực hiện cẩn thận sẽ gây ra nhiều hệ lụy vì hai bậc họ này có những khác biệt cơ bản.
Các bé học sinh mầm non chưa biết tự chăm sóc nên các cô phải chịu trách nhiệm dạy học, cho trẻ ăn, uống, ngủ và lo cả chuyện vệ sinh cá nhân.
Giáo viên mầm non phải hiểu rõ tâm sinh lý của trẻ, có kỹ năng sư phạm tốt để không chỉ dạy mà còn dỗ và còn cần năng khiếu hát vẽ.
Trong khi đó, giáo viên phổ thông thường chỉ dạy một môn và chú trọng kiến thức là chính. Việc áp dụng phương pháp giảng dạy nào mầm non có thể gây hệ lụy.
Theo Zing
Cô giáo mầm non dùng đũa đánh trẻ bầm tím đùi Gia đình phát hiện cháu Hương (2 tuổi, Thanh Hóa) có nhiều vết tím ở đùi sau giờ học. Cô giáo phụ trách lớp thừa nhận dùng đũa đánh trẻ. Chiều 9/2, bà Phạm Thị Mạnh (ở khu đô thị Bình Minh, TP Thanh Hóa) đón cháu nội là bé Hương (lớp Mầm non 3, trường Mầm non Thanh Xuân Nam, đóng tại...