Cô giáo Hà – Hành trình miệt mài nâng bước học sinh nghèo
“Hành trình tôi đi, mỗi con đường, mỗi bản tôi đến, tôi gặp rất nhiều hoàn cảnh khó khăn khác mà khiến tôi không thể dừng lại” – cô Hà bộc bạch.
Những bản làng vùng sâu vùng xa, nơi không nước, không điện, trường xa bản, những đứa trẻ không tự đi bộ đến trường học mà phải nhờ đến cha mẹ chở đi. Đồi núi trập trùng, chặng đường dài tới trường, đất quánh lại dưới bánh xe sau những cơn mưa, khiến đôi chân chùn lại không muốn đi. Rồi cái nghèo, cái đói lại quẩn quanh.
Xót thương và mong muốn những đứa trẻ được tới trường, nhiều năm qua, cô giáo Nguyễn Thị Hà, trường THPT Phan Đình Giót đã lặn lội đến với các bản xa thành phố để động viên, hỗ trợ, để các em vững bước tới trường.
Nhân kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Ban Khoa giáo, Đài THVN thực hiện phim tài liệu Mẹ Hà khắc họa chân dung một cô giáo ở thành phố nhưng miệt mài với hành trình giúp đỡ những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, để các em có cơ hội đến trường và có một tương lai tươi sáng hơn.
Trường THPT Phan Đình Giót nằm giữa trung tâm thành phố Điện Biên Phủ. Không phải là trường nội trú của tỉnh nhưng trường có hơn 70% học sinh là người dân tộc thiểu số đến từ vùng sâu vùng xa của tỉnh Điện Biên như Tủa Chùa, Mường Nhé, Nậm Pồ, Điện Biên Đông, Mường Chà… Nhiều em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Cô giáo Nguyễn Thị Hà tốt nghiệp cử nhân sư phạm khoa Anh, trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội năm 2004. Cùng năm đó, cô về công tác tại trường THPT Phan Đình Giót. Năm 2016, cô Hà làm Phó Bí thư đoàn trường ngoài công việc chuyên môn, đây là khởi nguồn cơ duyên đưa cô đến với công việc thiện nguyện, hỗ trợ giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Phim tài liệu Mẹ Hà đã mang đến những câu chuyện đầy cảm động về 4 em nhỏ trong 26 em hiện đang được cô Hà hỗ trợ hàng tháng.
Đầu tiên là câu chuyện về em Giàng A Say – cậu học trò mong muốn được gọi tiếng “mẹ Hà”. Cô Hà kể hành trình của Say đến với cô rất trắc trở.
Lần đầu khi nhìn thấy Say đến trường, cô đã nghẹn ngào bật khóc trước một cậu bé gầy gò, da đen nhẻm, không có gì mang theo. Cô Hà sắm sửa đồ dùng cá nhân cho Say từ sách vở, bột ngũ cốc, kem đánh răng… để em bắt đầu hành trang vào cấp 3. Từ đó, sự hỗ trợ được duy trì hàng tháng dành cho cậu học trò nghèo này.
Cô lo cho Say từ sách vở, đồ dùng cá nhân… để em có thể theo học.
Sau Giàng A Say, trường hợp thứ 2 ở trường trường THPT Phan Đình Giót nhận sự hỗ trợ hàng tháng của cô Hà là em Vàng A Si, lớp 11B2. Tìa Dình là xã nằm trên địa bàn tuyển sinh của trường nên mỗi khi đến trường THCS Tìa Dình 2, cô Hà lại vào thăm nhà Si.
Bản Háng Sua là bản nghèo nhất xã, xã lại nghèo nhất huyện nên cô Hà phải rất khó khăn mới vào được nhà Si. Háng Sùa là bản “2 không” – không điện, không nước. Nhà Si là hộ nghèo với 10 nhân khẩu, trong đó có 8 người con, sau Si còn 4 em gái.
Cô Hà đến với gia đình em Vàng A Si.
Để có thể hỗ trợ, giúp đỡ được nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cô Hà và các cô giáo tại trường THPT Phan Đình Giót đã thành lập gian hàng “siêu thị 0 đồng”. Ở đây, những nhà hảo tâm, hàng xóm, đồng nghiệp… đã gửi bất cứ thứ gì họ có thể trợ giúp, từ quần áo cũ/mới tới cả đồ sinh hoạt…
Ngoài các em ở vùng sâu vùng xa, nhiều trường hợp ở gần thành phố cũng được cô Hà hỗ trợ. Em Trần Đình An Na, lớp 6A1, trường THCS Thanh Luông, có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Mẹ em bị bệnh xơ cứng bì (căn bệnh hiếm gặp trên thế giới và chưa có cách chữa trị), không thể lao động. Em gái Na bị viêm hạch mạc treo mà gia đình không đủ điều kiện kinh tế để đi điều trị.
Trong lần đến thăm gia đình Na, mẹ Na nhận ra cô Hà cũng chính là cô giáo năm xưa của chị. Hai cô trò ôm nhau khóc, không ngờ lại tái ngộ trong hoàn cảnh như thế này.
Đúng như lời hứa của cô Hà, gia đình Na đều đặn nhận được quà từ việc kết nối của cô với những tấm lòng hảo tâm.
Hoàn cảnh khó khăn của gia đình em Na.
Mẹ Na nhận ra cô Hà là cô giáo dạy cấp 3. Đã gần 20 năm trôi qua rồi, cô trò gặp nhau trong hoàn cảnh này thật sự rất xót xa.
Cô Hà thương cô bé Na nhỏ tuổi đã sớm phải lo toàn nhiều chuyện trong gia đình.
Hàng tháng, cô Hà gửi quà hỗ trợ gia đình Na.
Cuối tuần, cô Hà còn đến thăm gai đình anh Lường Văn Điện – chị Lò Thị Chở, xã Sam Mứn, huyện Điện Biên. Anh chị có bé Lường Thị Nhân, 3 tuổi, bị tan máu bẩm sinh với hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn.
Ngôi nhà vách đất của bé Nhân.
Nụ cười của bé Nhân khi được cô Hà tặng áo mới
Với cô giáo Hà, mỗi đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn đến với cô đều như nhân duyên sắp đặt. Dù không hỗ trợ được nhiều nhưng mỗi phần quà đều đặn hàng tháng đã phần nào giúp gia đình các em giảm bớt gánh nặng, mang lại những ngày tháng tốt đẹp hơn cho cuộc sống của các em.
Không chỉ một mình, cô Hà còn kéo cả gia đình vào cuộc. Chồng cô là giáo viên dạy Toán ở trường Phan Đình Giót, anh tình nguyện hỗ trợ vợ làm việc nhà và chăm sóc hai con để vợ của mình yên tâm đi “vác tù và hàng tổng”.
Hành trình của cô Hà nhận được sự ủng hộ từ tổ ấm nhỏ.
“Hành trình tôi đi, mỗi con đường, mỗi bản tôi đến, tôi gặp rất nhiều hoàn cảnh khó khăn khác mà khiến tôi không thể dừng lại ở đây. Dù đôi chân đôi khi cũng mỏi nhưng ý chí không cho phép tôi dừng lại.” – cô giáo Nguyễn Thị Hà bộc bạch.
Top 15 bài hát hay nhất gửi tặng thầy cô nhân ngày Nhà giáo 20/11
Âm nhạc là một những "phương tiện" có khả năng truyền tải nhiều đề tài trong cuộc sống, mang đến nhiều cảm xúc cho con người. Ngay dưới bài viết sau đây là những bài hát hay và nổi bật, mang ý nghĩa để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Và cũng chính là lời tri ân, lời cảm ơn gửi đến những "người lái đò" đã giúp đỡ và nuôi dưỡng những ước mơ, đam mê của mỗi chúng ta.
Bài hát người lớn dịp Nhà giáo Việt Nam
Bụi Phấn
Bụi Phấn được ví là một ca khúc "quốc dân" về Nhà giáo Việt Nam mà bất kỳ ai đều biết đến. Bài hát với ý nghĩa nói về hình ảnh người thầy giáo trên bục giảng, dù đã có tuổi nhưng vẫn rất tận tụy với nghề. Từng hạt bụi phấn rơi xuống trên vai áo ngã màu, mái tóc ngắn có phần khô cứng và bàn tay gầy guộc của thầy càng khiến những người học trò thêm phần tôn kính và yêu thương.
Người Thầy
Người Thầy là một trong những bài hát được lựa chọn nhiều nhất vào mỗi dịp Nhà giáo Việt Nam hằng năm. Sản phẩm âm nhạc với nhạc điệu nhẹ nhàng, sâu lắng ca từ ý nghĩa khắc họa hình ảnh người thầy ân cần, mộc mạc.
Cô Ơi
Cô Ơi là một bài hát giàu cảm xúc và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người nghe. Ca khúc được nữ ca sĩ Vy Oanh với những ca từ là một lời tri ân sâu sắc của người học trò cũ gửi đến những người thầy, người cô đã vất vả dạy dỗ, ầm thầm hy sinh mà không mưu cầu được đáp trả.
Nhớ Ơn Thầy Cô
Nhờ Ơn Thầy Cô tiếp tục là một ca khúc được yêu thích thể hiện nhất về ngày Nhà giáo. Với giai điệu tươi vui, sôi động bài hát đưa chúng ta được trở về khoảng thời gian tươi đẹp bên mái trường thân yêu, được gặp gỡ lại những người thầy, người cô đáng kính.
Khi Tóc Thầy Bạc Trắng
Đây là một bài hát cảm động với ý nghĩa nói về sự hy sinh của người thầy đã luôn hết lòng với các học trò của mình. Bao nỗi trăn trở, lo âu về học trò đã làm mái đầu thầy điểm bạc. Để từ đó, hình ảnh mái đầu bạc trắng của người thầy đã trở thành một biểu tượng kính yêu của sự tận tụy, sự quên mình vì học sinh.
Lá Thư Gửi Thầy
Lá Thư Gửi Thầy tiếp tục là một bài hát mang đến nhiều cảm xúc dạt dào. Ca khúc từng nổi tiếng một thời với phần thể hiện của giọng ca Đông Nhi, bài hát là lá thư với toàn bộ những tâm tư, tình cảm của người học trò đối với người thầy kính yêu của mình trong sự nghiệp "trồng người" vĩ đại.
Người Thầy Năm Xưa
Bài hát là một trong những ca khúc bất hủ thường được lựa chọn vào ngày Nhà giáo Việt Nam. Từng giai điệu và lời bài hát đều vô cùng da diết, như là lời tâm sự thể hiện sự luyến tiếc về những hồi ức đã qua về người thầy đã luôn hết mình vì học sinh.
Mong Ước Kỉ Niệm Xưa
Xuất hiện lần đầu tiên trong bộ phim Xin Hãy Tin Em của đạo diễn Đỗ Thanh Hải, Mong Ước Kỉ Niệm Xưa nhanh chóng được đông đảo khán giả yêu thích. Với lời ca đầy ý nghĩa về những năm tháng cắp sách đến trường luôn đem đến cho người nghe sự xúc động mạnh mẽ và cảm giác bồi hồi, nghẹn ngào. Vào dịp Nhà giáo năm nay, Mong Ước Kỉ Niệm xưa chắc chắn sẽ tiếp tục được vang lên tại một mái trường nào đó.
Mái Trường Mến Yêu
Mái Trường Mến Yêu là một ca khúc đã quá quen thuộc với nhiều thế hệ học trò Việt Nam. Con người ai cũng có những kỷ niệm, dù là vui hay buồn, nhưng có lẽ những kỷ niệm về mái trường, về thầy cô, bạn bè luôn luôn êm đềm và khó quên nhất. Những tháng ngày ngây thơ, hồn nhiên với bao ước mơ, hoài bão của một thời tuổi trẻ luôn để lại trong mỗi người ấn tượng sâu đậm.
Bài hát thiếu nhi dịp Nhà giáo Việt Nam
Cô Giáo
Cô Giáo là một trong những ca khúc nổi tiếng mà bất kì người lớn hay trẻ em nào cũng biết. Với giai điệu vui tươi, nhẹ nhàng cùng lời hát dễ thương thể hiện sự biết ơn với bậc thầy cô. Đó cũng là lý do vì sao Cô Giáo thường được lựa chọn trình diễn trong các chương trình văn nghệ của thiếu nhi.
Bông Hồng Tặng Cô
Tiếp tục là một ca khúc có tuổi đời khá lâu nhưng không vì thế mà bị lỗi thời. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, bài hát này chắc chắn sẽ được các em nhỏ hát nhiều nhất. Bông Hồng Tặng Cô mang ý nghĩa như một lời cảm ơn gửi tặng những người cô đã luôn ân cần, dịu dàng dìu dắt những thế hệ học sinh.
Cô Và Mẹ
Cô Và Mẹ là một bài hát đặc biệt, không chỉ là lời tri ân dành riêng cho những người cô như các bài hát thông thường, mà người mẹ cũng được nhắc đến trong đây. Cả hai người phụ nữ với hai tên gọi khác nhau, nhưng vai trò mà họ thể hiện đều chung một ý nghĩa là mong muốn nuôi dạy những đứa trẻ con nên người.
Đi Học
Đi Học được xem như một ca khúc "vỡ lòng" của các thế hệ học sinh. Ở các trường mẫu giáo đây chính là bài hát được dạy đầu tiên cho các em nhỏ, với giai điệu vui tươi, ca từ ngắn gọn dễ nhớ khiến ai cũng dễ dàng học thuộc và yêu thích.
Em Yêu Trường Em
Đây là bài hát cuối cùng trong danh sách những bài hát thiếu nhi nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. Em Yêu Trường Em không chỉ nói về thầy cô giáo, mà còn thể hiện tình yêu thương của một người học trò với ngôi trường của mình. Nếu lựa chọn bài hát này để thể hiện trong các chương trình văn nghệ thì chắn chắn sẽ rất ý nghĩa.
Hy vọng với danh sách những bài hát trên đây, bạn đã có cho mình một lựa chọn phù hợp vào Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 này nhé!
Cùng VOH Giải trí cập nhật các tin mới nhất về âm nhạc nhé.
'Trí tuệ và sức sống của trường đại học nằm ở người Thầy' Hãy đặt người Thầy ở vị trí cao nhất. Trí tuệ và sức sống của đại học nằm ở người Thầy. Chất lượng và uy tín của Trường nằm ở sự thành công và hài lòng của người học. GS.TS Phạm Văn Điển, Hiệu trưởng trường ĐH Lâm Nghiệp đã nhấn mạnh như vậy tại Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo...