Cô giáo gửi nhầm tin nhắn vào group chat, đường link có gì mà đọc xong cha mẹ nào cũng “nóng mặt”
Dù đã vội vàng giải thích nhưng hành động của vị giáo viên này vẫn nhận về nhiều chỉ trích.
Ngày nay, group chat giữa phụ huynh và giáo viên ngày càng phổ biến. Đây thường là nơi trao đổi học tập cũng như để giáo viên tiện gửi thêm thông tin của phía nhà trường. Song cũng có không ít trường hợp éo le, thậm chí tranh cãi khi giáo viên vô tình gửi nhầm tin nhắn vào group chat.
Như thời gian qua, câu chuyện của cô giáo Trương đã gây tranh cãi MXH Trung Quốc. Bên ngoài công việc giảng dạy hàng ngày, giáo viên này cũng bán thêm sữa bột cho trẻ sơ sinh. Sau khi đi làm và soạn hết giáo án xong, cô Trương mới bắt đầu xử lý đơn và đi giao hàng.
Ảnh minh họa
Trong một lần sơ ý, cô giáo Trương đã gửi nhầm tin nhắn thông báo lịch học mới bằng đường link bán hàng của nhà mình. Dù sau khi phát hiện đã lập tức xóa tin nhắn rồi xin lỗi, song vị giáo viên này vẫn nhận về nhiều chỉ trích.
Phụ huynh cho rằng cô giáo không chú tâm dạy học, cố tình gửi đường link bán hàng để dụ học trò mua. Có người còn thẳng thừng cho rằng đây là group chat riêng của phụ huynh và giáo viên, việc gửi nhầm đường link bán hàng sẽ khiến nhiều người hiểu lầm phải mua hàng cho cô giáo thì con cái mới được “nâng đỡ”.
Một số đoạn tin nhắn chỉ trích giáo viên trong group chat:
- “Gửi đường link thế này khác gì bảo phụ huynh phải mua đồ thì con cái mới được điểm cao đâu. Giáo viên thật là tắc trách”.
- “Khi có công việc riêng bên ngoài thì việc dạy trẻ khó chu toàn lắm. Yêu cầu đổi giáo viên khác”.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Tuy nhiên khi đăng tải câu chuyện lên MXH, cũng có rất nhiều ý kiến cho rằng phụ huynh lớp học này đang làm quá vấn đề lên. Việc giáo viên kiếm thêm thu nhập bên ngoài là hoàn toàn dễ hiểu, miễn sao trong việc học tập vẫn đảm bảo chất lượng giảng dạy là được.
Thực tế, việc dạy trẻ em phải là trách nhiệm từ 2 phía: Gia đình và giáo viên. Cha mẹ nên có sự cảm thông và hiểu cho công việc bên ngoài của giáo viên.
- Thấu hiểu cho giáo viên nhiều hơn
Hãy hiểu rằng bên cạnh việc dạy học, giáo viên cũng có cuộc sống riêng của họ. Phụ huynh không nên can thiệp đời sống riêng tư của giáo viên. Đặc biệt là với nữ giáo viên, xã hội đòi hỏi phụ nữ ngày càng nhiều thứ nên việc phải đảm đương cả chuyện công lẫn chuyện tư là điều rất đáng ghi nhận.
Ảnh minh họa
- Hiểu đúng về group chat phụ huynh và có thái độ đúng đắn
Group chat giữa phụ huynh và giáo viên là nơi trao đổi thông tin từ 2 phía. Vậy nên đừng mong đợi sự đãi ngộ đặc biệt nào để con cái bạn được giáo viên “châm chước” cho hơn. Cũng đừng lấy nhóm phụ huynh này làm nơi khoa trương danh thế, cố tình “nịnh” giáo viên để nhận được nhiều ưu ái hơn.
- Nên giữ thái độ khách quan với giáo viên
Ngay cả khi con cái gặp tai nạn trên trường, đừng vội vàng quy hết trách nhiệm lên giáo viên. Những vấn đề được giải quyết thân thiện, hợp lý sẽ giúp con bạn đỡ phải chuyển trường, ảnh hưởng việc học tập.
Với giáo viên, bạn cũng cần cân bằng mối quan hệ giữa công việc và cuộc sống. Giáo viên nên biết rằng việc chính là dạy học, nếu không làm tốt công tác giảng dạy thì rất dễ nhận phải sự mất lòng từ phía phụ huynh.
Nam sinh chạnh lòng khi thấy 1 dòng tin nhắn quen thuộc của giáo viên, ai đọc cũng chê trách cô giáo thiếu tinh tế
Dòng tin nhắn tưởng như quen thuộc nhưng lại khiến không ít học trò chạnh lòng khi xem.
Group chat giữa giáo viên và học sinh là nơi để 2 bên dễ dàng trao đổi chuyện học tập hay tâm sự với nhau. Nhiều giáo viên thường tranh thủ hỏi thông tin của học sinh trong group chat, tuy nhiên không phải câu hỏi nào cũng có thể đưa ra giữa chốn đông người như vậy.
Điển hình mới đây, một trường hợp đã gây tranh cãi trên mạng xã hội. Trong group chat của học sinh lớp 12 sắp tốt nghiệp, cô giáo đã yêu cầu liệt kê nhanh nghề nghiệp của bố mẹ. Các học sinh nhanh chóng điền nghề nghiệp của cha mẹ mình là quản lý công ty, bác sĩ, kinh doanh cửa hàng...
Trong đó có 1 nam sinh đã cảm thấy chạnh lòng khi bố mất, mẹ làm công nhân ở công ty. Nam sinh này đã ngập ngừng, mãi vẫn chưa dám gửi tin nhắn về hoàn cảnh của gia đình mình đi.
Tin nhắn bị cho là thiếu tinh tế của nữ giáo viên
Dòng tin nhắn của nam sinh nhận về sự đồng cảm
Thực tế câu hỏi nghề nghiệp của cha mẹ là thứ khá tế nhị, nhất là với những gia đình không có điều kiện đủ vật chất hay có cha mẹ mất sớm như trường hợp của nam sinh phía trên. Nhiều giáo viên thường chọn cách nhắn tin riêng để tránh chuyện khó xử.
Đây là lớp 12 sắp tốt nghiệp nên giáo viên cũng sẽ hiểu rõ hoàn cảnh đặc biệt của học sinh. Việc không để ý đến chuyện này khiến cô giáo trên bị cho là không tế nhị, có thể ảnh hưởng cảm xúc các em.
Bình luận bên dưới bài viết
- "Coi tới đoạn bạn ý soạn tin nhắn chỗ bố mà đồng cảm rơi nước mắt khóc luôn".
- "Thiệt chứ, có nhiều giáo viên không ý tứ chút nào. Buổi đầu năm vô lớp, chưa chi đã hỏi có em nào mồ côi mất cha hay mất mẹ trước cả lớp. Trong khi hồ sơ rõ ràng ghi thì không đọc trước".
- "Mình cũng gặp trường hợp như vậy. Đầu năm lớp mới, cô phát giấy khai lí lịch. Hôm sau cô lên trước lớp hỏi: 'Em mất ba thế không phải mồ côi à?', rồi kêu bạn mình cầm về điền lại trước mặt cả lớp. Nghe mà rõ tủi thân".
Tuy nhiên, cũng có một số người cho rằng có lẽ do cần gấp thông tin nên vị giáo viên đã tiện tay gửi tin nhắn vào group chat luôn, không để ý được trường hợp đặc biệt của nam sinh. "Có lẽ do cô giáo cần thông tin nhanh nên mới như vậy. Nhưng dù sao thì cũng chúc cậu mạnh mẽ nhé, ráng học tập nay mai còn phụ giúp và chăm nom cho mẹ" , 1 dân mạng bình luận.
Người bố gửi nhầm tin nhắn trong nhóm chat của lớp con trai, các phụ huynh đọc xong liền đỏ mặt xấu hổ: Phen này chết với chị nhà rồi Không biết sau đó gia đình này có "biến động" gì không nhưng chắc chắn sẽ khiến cả phụ huynh lẫn giáo viên vô cùng khó xử. Sự phát triển của internet mang lại nhiều lợi ích, trong đó đặc biệt nhất là giúp việc giao tiếp giữa người với người thuận tiện hơn. Ví dụ trước đây, giáo viên và phụ huynh...