Cô giáo giỏi ‘cầm’ bằng đại học lừa tiền phụ huynh
Lấy lý do em trai cần tiền đi du học, anh trai thầu công trình xây dựng thiếu vốn… cô giáo dạy cấp 3 ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã tìm đến bạn bè, đồng nghiệp vay hơn 3 tỷ đồng. Ngay cả tấm bằng đại học, cô giáo cũng “cầm” cho phụ huynh để vay tiền.
Mang cả bằng đại học đi lừa phụ huynh
Trong thời gian là giáo viên dạy môn Địa lý tại trường THPT Nguyễn Du (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh), Nguyễn Thị Mai là một giáo viên nhiều năm liền đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
Mai được các đồng nghiệp, bạn bè, phụ huynh rất tin tưởng và yêu quý.
Tấm bằng đại học mà Nguyễn Thị Mai mang ra “cầm” để vay tiền phụ huynh
Tuy nhiên, từ năm 2010 đến 2012, Mai mở thêm dịch vụ kinh doanh cho vay lấy lãi và cùng với bà Bùi Thị H. (trú xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn) đầu tư trang trại nuôi lợn tại Lào.
Để có tiền kinh doanh, Mai đã vay 11 người tổng cộng hơn 3,5 tỷ.
Thua lỗ, số tiền Mai cho người khác vay lại để hưởng lãi suất chênh lệch cũng không thu hồi được.
Đầu năm 2013, Mai mất khả năng thanh toán các khoản vay. Đó là chưa kể tới số tiền lãi hàng tháng mà Mai phải trả lên đến 280 triệu đồng.
Để xoay ra tiền trả nợ, Mai đã lợi dụng lòng tin của nhiều người để mượn tiền. Nữ giáo viên này nói với họ là cần tiền để về cho người khác vay lại, vay cho em trai làm thủ tục du học Úc và mượn giúp cho anh rể làm thầu xây dựng trả tiền cho công nhân…
Video đang HOT
Năm 2010, con gái bà Hoàng Thị T. (58 tuổi, trú thôn Tân Thượng, xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân) học lớp do Mai làm chủ nhiệm.
Lần đầu, nữ giáo viên này tới nhà bà T. rồi trình bày đang xây nhà, cần vay 40 triệu đồng và được bà T. đồng ý.
Thời gian sau, để “xây nhà lên tầng 2″, Mai tiếp tục mượn thêm của bà T. 4.500 USD. Thế nhưng, khi tới hạn, Mai “kể khổ” và xin khất nợ.
Giữa năm 2013, giáo viên này lại đặt vấn đề “Em trai đi du học ở Úc” nên vay thêm 1.500 USD. Mai đã đưa tấm bằng đại học đặt “làm tin”.
Với “phương pháp” như trên, từ tháng 1 đến tháng 6/2013, Nguyễn Thị Mai đã “vay” của 13 cá nhân với số tiền hơn 3 tỷ đồng.
16 năm tù cho cô giáo “siêu lừa”
Hầu hết, nạn nhân là hàng xóm, họ hàng, đồng nghiệp và cả học trò cũ của Mai. Người ít nhất là 20 triệu đồng, nhiều nhất là hơn 745 triệu đồng.
Người bị chiếm đoạt tiền, một số do tin tưởng vào “uy tín” của Nguyễn Thị Mai nhưng đa phần cũng muốn cho vay để “lấy lãi cao”.
Nguyễn Thị Mai bị bắt giữ
Khi đến thời hạn trả nợ, không thấy Nguyễn Thị Mai tới trả tiền, nhiều người đã gọi điện nhưng không ai bắt máy. Khi tới nhà, thấy rất nhiều tụ tập trước cổng nhà Mai để đòi tiền thì mới biết mình bị lừa.
Niều người đã làm đơn tố cáo Nguyễn Thị Mai lên trường THPT Nguyễn Du và cơ quan Công an huyện Nghi Xuân.
Thậm chí, biết mình bị Công an điều tra, Nguyễn Thị Mai còn tới tận nhà của những người mình đã vay tiền rồi “nhờ” họ viết giấy “đang vay tiền” của Mai.
Nhiều nạn nhân khác khi “rục rịch” làm đơn thì nữ giáo viên này tìm đến dọa “nếu không làm đơn khi có tiền sẽ trả, còn làm đơn sẽ không trả”.
Chính vì thế, sau một thời gian dài bị phát giác, Nguyễn Thị Mai vẫn ung ung ngoài vòng pháp luật.
Tuy nhiên, ngày 14/11/2014, Công an huyện Nghi Xuân đã bắt giữ Nguyễn Thị Mai về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Thị Mai đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.
Ngày 29/9/2015, TAND Hà Tĩnh đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm Nguyễn Thị Mai về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Do số lượng bị hại quá đông, phiên tòa phải kéo dài sang ngày 6/10.
Sau 2 phiên xét xử, HĐXX đã tuyên phạt Nguyễn Thị Mai 16 năm tù giam. Ngoài ra, Mai phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt của các bị hại.
Văn Đức
Theo Dantri
Cựu phó chủ tịch phường chiếm đoạt hàng tỷ đồng
Có quan hệ với cán bộ ngân hàng nên Ánh được người họ hàng nhờ cậy vay tiền giúp. Thế nhưng, khi được ngân hàng giải ngân, cựu phó chủ tịch phường liền ăn chặn phần lớn số tiền vay hộ.
Cựu Phó Chủ tịch phường Nguyễn Thị Ngọc Ánh tại phiên tòa ngày 31-7
Ngày 31-7, TAND TP Hà Nội đã mở lại phiên sơ thẩm xét xử Nguyễn Thị Ngọc Ánh (SN 1969, trú ở phường Thổ Quan, quận Đống Đa) - cựu Phó Chủ tịch UBND phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Bị hại là bà Nguyễn Thị Hiền Anh, trú ở quận Tân Bình, TP.HCM. Tuy nhiên ngay sau khi khai mạc, phiên tòa đã phải hoãn do luật sư bào chữa cho bị cáo đề nghị HĐXX phải triệu tập người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tới tòa án.
Hành vi phạm tội của Nguyễn Thị Ngọc Ánh bắt đầu từ đầu năm 2011, khi bà Nguyễn Thị Hiền Anh cần vay khoản tiền 10 tỷ đồng để làm ăn. Giữa lúc đang không biết phải làm thế nào để có được số vốn lớn như vậy thì bà Hiền Anh được biết Nguyễn Thị Ngọc Ánh khi ấy đang là Phó Chủ tịch UBND phường Văn Miếu nên có quan hệ rất tốt với một số cán bộ ngân hàng.
Vốn là họ hàng nên bà Hiền Anh đã nhờ cậy nữ Phó Chủ tịch phường vay tiền. Ánh đồng ý và hướng dẫn bà Hiền Anh phải có tài sản để bảo đảm cho khoản tiền cần vay.
Tháng 5-2011, bà Hiền Anh mượn "sổ đỏ" ngôi nhà ở phường 14, quận 10, TP.HCM của vợ chồng bà Nguyễn Thúy Vân để làm tài sản thế chấp tại ngân hàng. Ngoài ra, để vay được khoản tiền nêu trên, bà Hiền Anh còn phải cắt lại 300 triệu đồng "lệ phí" thủ tục vay vốn.
Sau đó, Nguyễn Thị Ngọc Ánh đã thông qua người quen để kết nối với giám đốc phòng giao dịch của một ngân hàng trên địa bàn Hà Nội.
Cùng với đó, Ánh nhờ ông Phạm Văn Tạo - Phó Giám đốc Công ty TNHH Hóa chất CG (trụ sở tại Hà Nội) sử dụng tư cách pháp nhân của doanh nghiệp lập hồ sơ vay 10 tỷ đồng. Ánh cam kết sẽ cho doanh nghiệp vay lại 1 tỷ đồng và chỉ phải trả lãi đúng bằng lãi suất ngân hàng mà không phải dùng bất kỳ tài sản thế chấp nào.
Ngày 20-5-2011, Công ty của ông Tạo đã được ngân hàng ký hợp đồng cho vay 10 tỷ đồng với việc thế chấp nhà đất của vợ chồng bà Nguyễn Thúy Vân, tại TP.HCM. Tuy nhiên, để được ngân hàng giải ngân, Ánh còn phải nhờ đến 2 doanh nghiệp tạo lập hợp đồng, chứng từ mua bán hàng hóa khống với Công ty TNHH Hóa chất CG. Sau đó, khi nhận được tiền từ ngân hàng, ông Tạo đã giữ lại 1,6 tỷ đồng. Nguyễn Thị Ngọc Ánh chỉ chuyển cho bà Hiền Anh 2,7 tỷ đồng. Ánh nói dối rằng ngân hàng chưa giải ngân hết vì Công ty của ông Tạo còn thiếu chứng từ, hóa đơn. Nghi ngờ bị lừa gạt, bà Hiền Anh đã tìm gặp đại diện Công ty TNHH Hóa chất CG để hỏi rõ ngọn ngành. Từ đó, hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt hơn 5 tỷ đồng của Nguyễn Thị Ngọc Ánh đối với bà Nguyễn Thị Hiền Anh bị phát giác.
Quá trình điều tra ban đầu, Ánh thừa nhận đã nhận hơn 9 tỷ đồng khi vay tiền giúp bị hại với cách thức nêu trên. Sau đó, Ánh lại thay đổi lời khai khi cho rằng, số tiền thực tế đối tượng nhận thấp hơn nhiều. Ngoài ra, trong quá trình điều tra và tại phiên tòa sơ thẩm ngày 4-4-2013 (đã bị hủy án), Nguyễn Thị Ngọc Ánh còn khai từng đưa cho cán bộ ngân hàng tên là Thịnh 350 triệu đồng để "bôi trơn". Tuy nhiên, những người liên quan đều phủ nhận lời khai của Ánh.
Theo_An ninh thủ đô
Đại gia đổ nợ, nhiều người vạ lây: Đề nghị truy tố tổng giám đốc Upexim Ngày 27.7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đơn vị này đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án, đề nghị truy tố đối với Trương Vui, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Upexim và đồng phạm về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm...