Cô giáo giàu lòng thiện nguyện
Ngoài công việc “trồng người”, cô giáo Lê Trương Ánh Ngọc (sinh năm 1984, ngụ ấp Thượng 2, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) thường kết nối nhà hảo tâm để bảo trợ, hỗ trợ cho nhiều hoàn cảnh khó khăn, giúp họ vươn lên trong cuộc sống.
Tốt nghiệp ngành sư phạm lịch sử (Trường Đại học An Giang) năm 2007, cô giáo Lê Trương Ánh Ngọc được giữ lại nhà trường dạy học. Cô tự trau dồi, học thêm môn tiếng Anh. Từ năm 2018, vừa giảng dạy ở trường đại học, cô Ngọc thuê một điểm ở phường Mỹ Xuyên (TP. Long Xuyên) mở lớp dạy tiếng Anh cho các em có nhu cầu, mục đích giúp nhiều người trẻ biết tiếng Anh và cũng tự rèn luyện mình.
“Khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, tôi và một số bạn cùng chí hướng tham gia công tác xã hội – từ thiện. Việc hỗ trợ, giúp đỡ mang giá trị to lớn, được sự tri ân rất lớn của cộng đồng. Từ đó, tôi thấy bản thân cần góp phần chia sẻ gánh nặng với các hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo muốn vươn lên, nhưng chưa có điều kiện. Tôi quyết định thành lập nhóm “Tỉnh giác/vô ưu” với mục đích “nối chiếc cầu tình người bền lâu”, có thêm nhiều tấm lòng cùng thiện nguyện” – cô Ngọc bày tỏ.
Vừa hoạt động, nhiều người tích cực tham gia, đến nay nhóm có 29 người. Nhiệm vụ của nhóm là kết nối nhà hảo tâm, nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, thành viên dành công sức, vật chất có được, tận dụng thời gian để sớm đưa nguồn hỗ trợ đến cho người nhận.
Qua đó, cất mới, sửa chữa 4 căn nhà cho người khó khăn về chỗ ở, mỗi căn trị giá 30 triệu đồng; bảo trợ thường xuyên từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/tháng/hộ cho 14 trường hợp. Sự giúp đỡ, hỗ trợ đến từ nhiều nguồn, điển hình như nhà hảo tâm Trần Kim Tuyến (TP. Long Xuyên), anh Nguyễn Văn Duấn (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), chị Tuyết Nhân đang sinh sống ở Hoa Kỳ…
Một trong những trường hợp nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ là chú Út Kiềm. Tiếp xúc với ông Nguyễn Văn Kiềm (Út Kiểm) được biết, dù đã 75 tuổi, nhưng gia cảnh gặp khó khăn, ông vẫn chạy xe lôi đạp để nuôi sống gia đình. Hàng ngày, ông ra sức đạp hơn 10km từ ấp Đông Bình Nhất (xã Vĩnh Thành, huyện Châu Thành) ra chợ Mỹ Xuyên, Mỹ Long (TP. Long Xuyên) để kiếm vài cuốc xe.
Video đang HOT
Hơn 1 năm trước đây, khi ông khuân vác, sắp xếp hàng của khách lên xe thì gặp cô Ánh Ngọc và nhóm đi đến trò chuyện, chia sẻ hoàn cảnh khó khăn… Từ đó, gia đình ông được hỗ trợ 10kg gạo và 330.000 đồng/tháng. Đặc biệt, khi đến nơi trao quà, thấy sân nhà bị sụp lún, nhóm tự bỏ tiền mua cát, đá, xi-măng về san lấp cho bằng phẳng. Ông Út rất cảm kích hành động của các thành viên.
Võ Quốc Duy (sinh viên lớp DH24 SU) tham gia công tác thiện nguyện hơn 10 tháng qua. Các thành viên tự nguyện, bởi thấy họ bỏ ra công sức nhỏ, nhưng mang đến lợi ích lớn cho cộng đồng, là việc làm cần thiết, có ý nghĩa nhân văn. Khi được nguồn hỗ trợ, nhóm tự chia nhau đến tận chỗ ở, gia đình của người được giúp đỡ, nhận được niềm vui, sự tri ân. Mục đích của việc làm là góp phần nhỏ hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn, gia đình thiếu may mắn.
Sinh viên Nguyễn Anh Tuấn (lớp DH 21 VN 2) cũng thường xuyên được hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng, giúp “gỡ rối” cho quá trình học tập bản thân. Ngày 4/8, nhóm tình nguyện tập trung phân loại dụng cụ học tập của bạn Chúc Linh (đại diện đoàn Đạp xe xuyên Việt) tặng cho nhóm để hỗ trợ, giúp đỡ cho những nơi có nhu cầu. Đây là một trong các nguồn vật chất, được nhóm từ thiện tiếp nhận, tri ân, tạo động lực cho việc làm ý nghĩa của mình.
“Tháng 7/2024 vừa qua, nhóm đã hỗ trợ hơn 500kg muối, trị giá 19.000.000 đồng cho bà con ở tỉnh Gia Lai. Dự kiến, thành lập quỹ “Vị ngọt của muối” hỗ trợ muối ăn ít nhất 2 lần/năm cho bà con ở Tây Nguyên; mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho học sinh tiểu học có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, thành lập quỹ Hỗ trợ bảo hiểm y tế cho trẻ em, học sinh nghèo vào đầu năm học mới. Thời gian tới, chúng tôi rất mong được sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiều hơn của nhà hảo tâm, nhằm tiếp tục bảo trợ, hỗ trợ cho nhiều hoàn cảnh khó khăn, gia đình cơ nhỡ” – cô Ánh Ngọc bày tỏ dự định trong tương lai.
Người trẻ thủ đô xúc động tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Từ 5 giờ sáng ngày 26.7, người dân đã xếp hàng dài tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều bạn trẻ cũng đã có mặt để tiễn đưa Tổng Bí thư và hỗ trợ người dân đến viếng.
Được tham gia hỗ trợ nhân dân trong Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là niềm tự hào của nhiều bạn trẻ. Ngay khi nhận được thông báo tuyển tình nguyện viên phục vụ Quốc tang, Đặng Thúy Hằng, sinh viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, đã nhanh chóng đăng ký và bắt xe trong đêm từ Nam Định về Hà Nội để kịp làm việc ngày 25.7.
"Khi biết tin bác Tổng Bí thư mất, tôi rất xúc động và mong có thể góp phần công sức nhỏ bé phục vụ tang lễ bác. Thời tiết Hà Nội thời gian này khá khắc nghiệt nhưng tôi không thấy mệt mỏi. Trái tim tôi và cả ngàn bạn trẻ ở đây luôn hướng về bác."
Đặng Thúy Hằng nghẹn ngào trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Nguyễn Chi Phương, sinh viên Trường ĐH Luật Hà Nội, cũng tự hào khi được là một trong những tình nguyện viên may mắn được phục vụ lễ tang Tổng Bí thư: "Tôi luôn tự hào là thế hệ trẻ Việt Nam. Khoác trên mình màu áo xanh của Đoàn, tôi mong góp sức hỗ trợ người dân cả nước về viếng bác. Nhìn những đoàn viếng từ rất xa xôi về đây, tôi càng muốn cố gắng giúp đỡ mọi người như động viên, quạt tay, phát nước tới người dân trong cái nắng nóng mùa hè để mọi người giữ gìn sức khỏe và viếng bác lần cuối".
Phương tự hào khoác trên mình màu áo xanh của Đoàn, hỗ người dân cả nước trong Lễ viếng Tổng Bí thư
Xếp hàng từ 5 giờ 30 sáng, Đào Văn Đạt, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, nén xúc động bày tỏ: "Trong giây phút đầy xúc động này, trái tim tôi đau nhói, tiếc thương cho người học trò đáng quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả đời phụng sự nhân dân, Tổ quốc tới hơi thở cuối cùng."
Đào Văn Đạt nén nỗi đau trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
"Giữa nhiều nhà lãnh đạo, em luôn ấn tượng với Tổng Bí thư bởi bộ tóc bạc phơ, cặp kính trắng, tay luôn cầm bút và hai từ 'nhân dân' ông luôn đề cập. Ở cái tuổi đáng lẽ phải được nghỉ ngơi sau một đời vất vả, Tổng Bí thư vẫn ngày đêm làm việc đến phút cuối trên giường bệnh". Phạm Gia Hân, học sinh Trường THCS - THPT liên cấp Newton chia sẻ.
Dù còn trẻ nhưng Gia Hân hứa sẽ luôn cố gắng học tập và cống hiến nhiều hơn cho gia đình và đất nước như lời gửi gắm chân tình của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới thế hệ trẻ Việt Nam.
Phạm Gia Hân chắp tay, cúi đầu nghiêm trang mỗi khi thấy di ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi qua
Tới 13 giờ ngày 26.7, lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia đã kết thúc với 136.886 lượt người tới viếng. Trong đó, nhiều người trẻ không ngại xa xôi từ mọi miền Tổ quốc đã về đây để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
Họ là một thế hệ mới, những chủ nhân tương lai của đất nước, mang tinh thần hội nhập và phát triển, nhưng không quên hướng về Tổ quốc, cha ông, giữ vững và phát huy truyền thống "uống nước nhớ nguồn".
Lý do ông bà xưa dặn không giặt đồ buổi tối, không phơi đồ ban đêm kẻo hối hận vì điều này Nhiều người xưa quan niệm rằng những việc này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới phong thủy gia đình. Quần áo là vật thiết yếu hàng ngày của con người. Chúng có thể mang lại sự thoải mái hoặc cảm giác không thoải mái, đồng thời cũng có vai trò làm đẹp hoặc gây mất thẩm mỹ....