Cô giáo đưa hối lộ, làm giả hồ sơ vay vốn ngân hàng
Một giáo viên tiểu học đã cấu kết với đồng nghiệp làm giả hàng trăm hồ sơ vay vốn, chiếm đoạt số tiền rất lớn của ngân hàng.
Hôm nay, TAND TP HCM tuyên phạt Bùi Thanh Tuyền (45 tuổi, nguyên giáo viên trường tiểu học Phú Lâm) 12 năm tù; Võ Thị Yểm (52 tuổi, nguyên nhân viên Phòng thiết bị trường Phú Lâm) 18 năm tù cùng về các tội “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”, “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “đưa hối lộ”.
Liên quan vụ án, bị cáo Lê Việt Phương (34 tuổi, nguyên cán bộ tín dụng Phòng giao dịch Phú Lâm) lĩnh 2 năm tù về tội “nhận hối lộ”.
Các cô giáo đã “phù phép” hàng trăm hồ sơ để chiếm tiền ngân hàng. Ảnh: Vũ Mai
Tại tòa hôm nay, các bị cáo thừa nhận đã lợi dụng chính sách cho cán bộ công nhân viên nhà trường vay vốn của Ngân hàng NN&PTNT. Từ năm 2003 đến 2007, Yểm và Tuyền lập 158 hồ sơ dưới danh nghĩa là cán bộ, giáo viên trường Phú Lâm để vay của nhà băng gần 3,7 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trong các hồ sơ trên chỉ có 4 người là nhân viên của trường, số còn lại đều do hai cô giáo lập khống. Để làm được việc này, Tuyền giả chữ ký của hiệu trưởng xác nhận hồ sơ hợp lệ rồi đóng trộm con dấu của trường. Còn Yểm đặt làm con dấu giả để thoải mái “đóng”.
Số tiền vay được từ ngân hàng, Yểm và Tuyền dùng vào việc riêng nhưng vẫn đóng lãi cho ngân hàng đầy đủ. Khi vụ án bị phát hiện, hai cô giáo dù cố gắng khắc phục song vẫn còn 800 triệu đồng chưa thể hoàn lại.
Còn cựu cán bộ ngân hàng Phương khai khi thẩm định mỗi hồ sơ xin vay vốn đều được đưa Yểm và Tuyền đưa “lót tay” từ 2 đến 5,5 triệu đồng dù anh ta không yêu cầu. Tổng cộng 4 năm “làm ăn”, Phương “bỏ túi” gần 70 triệu đồng.
Theo VNExpress
'Người đương thời' Nguyễn Đình Chiến hầu tòa
Ngày 20/10, trong chiếc áo màu bộ đội, bị cáo Nguyễn Đình Chiến (58 tuổi, tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư thương mại Bắc Hà) bị cảnh sát dẫn giải vào phòng xét xử. Hàng chục phóng viên có mặt đưa tin về phiên tòa.
Ông Chiến bị VKSND Hà Nội cáo buộc sử dụng tài liệu, giấy bảo lãnh giả của các ngân hàng nước ngoài để chứng minh năng lực tài chính, ký kết hợp đồng huy động vốn, chiếm đoạt 20 tỷ đồng của Đại học Nguyễn Trãi.
Theo cơ quan công tố, tháng 5/2008, ông Nguyễn Tiến Luận (Chủ tịch HĐQT ĐH Nguyễn Trãi) tìm đến ông Chiến (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Bắc Hà) đặt vấn đề vay vốn phát triển một số dự án. Ông Chiến đồng ý.
Bị cáo Nguyễn Đình Chiến tại tòa. Ảnh: Hoài Thu
Tổng giám đốc Công ty Bắc Hà giới thiệu có nguồn tiền 500 triệu Euro và đưa ông Luận xem giấy bảo lãnh của Ngân hàng Barclays London xác nhận có nguồn vốn trên tại đây.
Cuối tháng 5, ĐH Nguyễn Trãi do ông Luận làm đại diện đã ký hợp đồng với Bắc Hà với nội dung thực hiện dự án đầu tư khu giáo dục Nguyễn Trãi. Để vay được 100 triệu Euro, trường phải có 10% vốn đối ứng hoặc 2% để trả lãi suất trong 12 tháng.
Do ĐH Nguyễn Trãi không có 10 triệu Euro nên hai bên ký phụ lục hợp đồng thỏa thuận Công ty Bắc Hà sẽ chịu trách nhiệm huy động vốn đối ứng trong thời hạn một năm và góp thêm một triệu Euro để trả lãi suất cho khoản vay đối ứng; còn ĐH Nguyễn Trãi phải có một triệu Euro chuyển vào tài khoản của Bắc Hà.
Ngày 3/6/2008, ĐH Nguyễn Trãi chuyển cho Công ty Bắc Hà 20 tỷ đồng. VKS cho rằng sau khi nhận tiền, Công ty Bắc Hà đã không thực hiện các nghĩa vụ cam kết. ĐH Nguyễn Trãi yêu cầu ông Chiến trả lại khoản tiền đã gửi, cùng lãi suất.
Ông Chiến đã sử dụng 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Công ty Cổ phần Bằng An đặt cọc cho ĐH Nguyễn Trãi để đảm bảo việc trả tiền. Bắc Hà cam kết đến hết ngày 27/10/2008 nếu không thanh toán đủ thì phải làm thủ tục chuyển nhượng tài sản đặt cọc trên.
Theo VKS, nguồn gốc hai sổ đỏ trên là do Công ty Bằng An giao cho ông Chiến chỉ để sử dụng vào việc huy động vốn thực hiện đầu tư dự án khác. VKS cáo buộc, khoản tiền 20 tỷ đồng nhận được, ông Chiến đã sử dụng vào việc trả cho các khoản nợ trước...
Trong phần xét hỏi, ông Chiến phủ nhận hầu hết nội dung mà VKS buộc tội. Cuối buổi chiều nay, HĐXX đã thông báo dừng phiên tòa trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung, làm rõ nhiều vấn đề mà tòa cho rằng chưa được sáng tỏ.
Hơn 10 năm trước, ông Chiến (khi đó là giám đốc Công ty Cung ứng hàng xuất nhập khẩu Bắc Hà, kiêm tổng giám đốc Công ty Cổ phần kinh doanh bất động sản Hải Phòng, Vimproco) cũng đã bị bắt để điều tra hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN. Sau 4 phiên tòa, tháng 3/2006 ông Chiến được TAND Cần Thơ tuyên không phạm tội.
Hoài Thu
Theo VnExpress
Bi hài chuyện teen mua bán ở... tiệm cầm đồ Ham hàng rẻ, nhiều teen chọn mua hàng ở... tiệm cầm đồ mà không biết muôn vàn rắc rối xung quanh nó (!) Mùa hè - thị trường cầm đồ sôi động Dịch vụ cầm đồ đã xuất hiện từ lâu. Trước kia, dịch vụ này không thịnh hành, chỉ dành cho những người túng thiếu cần cầm cố tài sản để vay...