Cô giáo dạy học sinh lớp 5 từ láy “mây mưa”, “bồ bịch” khiến phụ huynh tranh cãi kịch liệt, chuyên gia giáo dục lên tiếng
“Trong lớp có thể có những bạn nghĩ trong sáng, nhưng chắc chắn có học sinh đủ hiểu để cười rúc rích. Làm việc với trẻ em, ngôn từ cẩn trọng là đúng rồi”, một phụ huynh cho hay.
Mới đây các bậc cha mẹ được phen xôn xao trước bài giảng Tiếng Việt lớp 5 của một trung tâm dạy học trực tuyến. Cụ thể phụ huynh nọ sau khi xem bài giảng “Lẫn lộn khi phân biệt từ láy, từ ghép” của trung tâm đã tỏ ra bức xúc vì cô giáo trong clip lấy ví dụ 2 từ khá nhạy cảm để minh họa cho học sinh. Đó là “mây mưa” và “bồ bịch”.
Theo phụ huynh này: “ Học sinh lớp 5 mà cô giáo sử dụng những ngôn từ nhạy cảm, vượt quá trí tưởng tượng của cấp tiểu học”. Ngay sau đó, bài chia sẻ gây bão MXH và nhận được nhiều bình luận. Rất nhiều luồng ý kiến được đưa ra, cả đồng tình và trái chiều.
Bài giảng gây tranh cãi của trung tâm.
Không ít cha mẹ phản đối, thẳng thừng chê trách cô giáo lấy ví dụ không phù hợp. Chị D.C.L bày tỏ: “Giáo viên dạy như này kỳ cục quá. Bảo sao có lúc con mình cứ hỏi toàn những từ lạ. Chắc là vào mạng xem được mấy bài giảng như này đây”.
Hay một phụ huynh khác tên P.M.H cũng chia sẻ quan điểm: “Có thể nhiều bố mẹ khác cho là bình thường nhưng thiếu gì từ ngữ khác hay hơn, đẹp hơn mà không nêu ví dụ. Điều này chỉ cho thấy sự thiếu chỉn chu và nghèo nàn vốn từ mà thôi.
Ví dụ như bố mẹ bảo từ “bồ bịch” có thể hiểu nghĩa đen, nhưng đối với đa phần trẻ em thế hệ thời nay, “bồ bịch” đâu phải là một đồ vật thông dụng trong nhà như ngày xưa để nhất thiết đưa vào. Trong lớp có thể có những bạn nghĩ trong sáng, nhưng chắc chắn một số đủ hiểu để cười rúc rích. Làm việc với trẻ em, ngôn từ cẩn trọng là đúng rồi”.
Một ý kiến phản đối bài giảng của trung tâm.
Tuy nhiên một số cha mẹ lại phản bác và cho rằng người lớn đang suy nghĩ quá… đen tối và áp đặt tư duy của mình vào trẻ. “Đừng nghĩ phức tạp quá mọi việc và áp dụng nghĩa bóng vào từ mọi lúc, mọi nơi. “Bồ bịch” cũng chỉ đơn giản là dụng cụ để mang, đựng đồ vật thôi” , anh N.T để lại bình luận.
Hiện tại chủ đề này vẫn đang khiến các bậc phụ huynh tranh cãi quyết liệt và dường như chưa có dấu hiệu dừng ngơi nghỉ.
Video đang HOT
Có nên đưa 2 từ nhạy cảm trên vào bài giảng cho học sinh tiểu học hay không?
Về vấn đề này, chúng tôi đã liên hệ với Tiến sĩ Giáo dục Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Tiểu học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội để tham khảo. Chị Hương chia sẻ quan điểm: ” Không nên đưa 2 từ này vào cho các con học. Đối với học sinh lớp 5 thì nhiều con đã biết đến nghĩa bóng của từ rồi.
Nếu là lớp 1, các con có thể không hiểu nhưng Tiếng Việt có vô vàn từ vựng, đâu có thiếu mà phải chọn những từ nhạy cảm? Ta nên chọn những từ đẹp và trong sáng, chẳng hạn như “lung linh”, “xôn xao”,… Trước đó, bộ sách Cánh Diều cũng bị phụ huynh phản đối kịch liệt, phải điều chỉnh lại vì có những từ ngữ không thực sự phù hợp đó thôi “.
Tiến sĩ Hương cho rằng ngày nay trẻ tiếp xúc với phim ảnh, mạng xã hội sớm nên biết nghĩa nhạy cảm của những từ này. Không chỉ vậy, hiện nay có tình trạng học sinh quan hệ tình dục sớm, ngay từ lớp 6. “Một lượng lớn học sinh ngày nay cho rằng việc bố mẹ cấm xem phim sex, cấm quan hệ là cổ hủ. Thậm chí nhiều trẻ còn chất vấn bố mẹ ngày xưa có xem không mà giờ cấm con xem?
Như vậy, nếu chúng ta không rõ ràng ngay từ đầu về những vấn đề nhạy cảm thì có thể khiến con trẻ hiểu nhầm rằng những thứ nhạy cảm là một quyền lợi mà người lớn đang dùng sức mạnh để trấn áp, cấm đoán trẻ. Chứ đó không phải những thứ nguy hiểm mà chúng ta đang cố bảo vệ trẻ khỏi đó.
Thực ra từ nào cũng có ý nghĩa của nó và với các con lớp 5 thì có thể hiểu rồi, biết rồi. Do vậy nếu người lớn cứ đưa ra các từ nhạy cảm một cách quá thoải mái thì chắc chắn trẻ sẽ đặt câu hỏi: “Tại sao bố mẹ lại cấm đoán các con những vấn đề nhạy cảm? Tại sao trong bài học có mà con lại không được nói,… Như vậy nếu xét trên khía cạnh giáo dục giới tính thì những từ trên chẳng đem lại tác dụng, ý nghĩa gì mà còn có hại” , Tiến sĩ Hương cho hay.
Bà mẹ mua quà đắt tiền để con mang tới lớp, nhưng hành động sau đó khiến ai nấy ngán ngẩm cho kiểu phụ huynh nhà giàu
Tới tận trung tâm thương mại rồi bỏ ra vài triệu đồng để mua quà cho con gái, việc làm của người mẹ khiến ai cũng chê trách.
Một số trường mẫu giáo ở Trung Quốc thường có hoạt động ý nghĩa là trao đổi quà tặng giữa các học sinh trong lớp. Mục đích là để tăng cường mối quan hệ của các bé và phụ huynh trong lớp. Thường thì những món quà mà học sinh mang tới sẽ có tính chất lưu niệm, do chính trẻ làm ra.
Tuy nhiên, có một bà mẹ đã phá vỡ ý nghĩa của hoạt động này và khiến cô giáo thì bối rối, phụ huynh thì tranh cãi.
Các bé mẫu giáo thường trao cho nhau những món quà nho nhỏ để làm kỷ niệm, tăng thêm tình đoàn kết.
Chuyện là mẹ của bé Nhã, thay vì để con chuẩn bị những món quà nho nhỏ tới tặng bạn, đã không tiếc tiền chi ra hàng triệu đồng mua một món quà giá trị tới lớp.
Lý giải cho việc này, mẹ của bé Nhã cho biết cô thấy con gái mình đang học một trường tư thục khá nổi tiếng và cao cấp, học phí đắt đỏ vì vậy cô muốn mua một món quà tương xứng với trường để cho con tham gia hoạt động ở lớp.
Mẹ của Nhã đã tới trung tâm mua sắm mua món đồ trị giá 1.000 nhân dân tệ (khoảng 3,5 triệu đồng) với mục đích con mình sẽ được mọi người để ý hơn với món quà cao cấp này.
Một phụ huynh đã gây tranh cãi khi bỏ ra vài triệu đồng mua quà cho con đến lớp trao đổi với các bạn khác.
Bản thân người mẹ cũng nghĩ, các bạn trong lớp cũng sẽ được bố mẹ mua cho món quà kha khá để trao đổi với nhau trong lớp. Nên khi nhìn thấy con mang về món quà của một bạn khác tặng chỉ là một nhân vật hoạt hình làm từ bìa các tông, rẻ tiền, mẹ của Nhã đã tức giận.
Đến ngày hôm sau khi đưa con gái đi học, mẹ của bé Nhã đã gặp cô giáo và đề nghị bạn đổi trả lại món quà đắt tiền cho con gái. Tuy nhiên phụ huynh của bé nhận quà đã không đồng ý đổi lại vì món quà mà con cô trao cho bé Nhã là do chính con cô làm rất cẩn thận.
Khi chỉ nhận lại được món quà là một món đồ chơi tự làm, mẹ bé Nhã đã tức giận và tới lớp đòi đổi trả lại quà đắt tiền cho con gái.
Đồng thời phụ huynh này cũng lên tiếng chê trách mẹ của Nhã đã làm mất đi ý nghĩa của hoạt động trao đổi quà và khiến cho các bé buồn khi đòi lại quà đã đổi.
Cách hành xử của mẹ bé Nhã đã trở thành đề tài bàn tán sôi nổi trong nhóm phụ huynh của lớp. Nhiều người chê cô quá hợm hĩnh và coi trọng vật chất.
Mọi người cho rằng, với tính cách này, mẹ Nhã sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự hình thành nhân cách của con sau này.
Tại sao một số trẻ khi lớn lên lại có tính hợm hĩnh, vị kỷ?
Thừa hưởng tính cách này từ gia đình
Một đứa trẻ được sinh ra và lớn lên trong gia đình mà bố mẹ luôn có tính thích thể hiện hơn người, khoe thành tích sẽ rất dễ trở thành một đứa trẻ hợm hĩnh.
Những đứa trẻ này sẽ luôn được bố mẹ, người lớn dạy phải học thật giỏi để lớn lên thành "ông này, bà nọ" chứ không chú trọng dạy trẻ về nhân cách, về sự tử tế...
Trẻ sẽ trở thành một "quân bài" trong tay bố mẹ để mang con đi khoe khắp nơi nếu con được thành tích nào đó. Từ đó bố mẹ gây áp lực cho con phải đạt được điểm tốt trong học tập, phải giỏi môn ngoại khóa để lấy đó làm niềm vinh hạnh của người lớn.
Sống trong áp lực phải luôn là người giỏi nhất sẽ khiến trẻ mệt mỏi, chán nản.
Tạo ảo tưởng cho con
Nhiều cha mẹ vì quá mê thành tích, thích được khen ngợi nên mắc bệnh nâng lên quá với khả năng của con. Ví dụ như con giỏi 1, bố mẹ "tâng" lên thành 10, tô vẽ thêm để con thật hoàn hảo, giỏi giang trong mắt người ngoài.
Cách giáo dục này của cha mẹ đã biến những đứa con ảo tưởng vào bản thân. Chúng luôn nghĩ rằng mình thật giỏi và khi gặp bất cứ lỗi sai, vấp váp nào, những đứa trẻ này sẽ luôn thấy xấu hổ và tìm mọi cách để giấu giếm sai lầm của mình.
Khi lớn lên chúng sẽ trở thành những kẻ ưa thành tích, giả dối, không dám sống thật với bản thân mình.
Bà mẹ đến lớp làm ầm ĩ vì con bị mất đồ trong ngày đầu đi học, cô giáo lẳng lặng làm 1 việc khiến phụ huynh này cúi mặt xấu hổ Ngay ngày đầu đưa con tới lớp, phụ huynh đã quát tháo cô giáo ầm ĩ chỉ vì tưởng con bị mất đồ trang sức đắt tiền. Cuối cùng phụ huynh này phải đỏ mặt... Mẫu giáo là lớp học đầu đời của mỗi đứa trẻ, vậy nên có không ít chuyện vui buồn liên quan tới học sinh, cô giáo và cả...