Cô giáo coi thường học sinh cũ chỉ làm nội trợ, ăn bám chồng
Vị hiệu trưởng thẳng thừng từ chối tiền tài trợ từ cựu học sinh vì người phụ nữ này làm nội trợ toàn thời gian, sống phụ thuộc vào thu nhập của chồng.
Zhang Guimei (63 tuổi) – Hiệu trưởng trường nữ sinh Huaping ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) – là nhà giáo dục nổi tiếng. Bà có nhiều đóng góp trong hoạt động thay đổi sinh kế của phụ nữ tại một trong những khu vực nghèo nhất của đất nước tỷ dân.
Gần đây, trong một cuộc phỏng vấn với hãng truyền thông Phoenix TV, bà kể lại câu chuyện một học sinh cũ cùng gia đình tới gặp mình để quyên góp, tài trợ tiền cho nhà trường.
Tuy nhiên, Zhang thẳng thừng từ chối vì người phụ nữ này làm nội trợ toàn thời gian, sống phụ thuộc vào thu nhập của chồng, theo InkStone.
Bà Zhang tỏ thái độ không vui vẻ khi biết cựu học sinh lại là một người nội trợ toàn thời gian. Ảnh: Getty Images.
“Khi cựu học sinh đó hỏi rằng tôi có khinh thường cô ấy vì không có khả năng kiếm tiền không, câu trả lời của tôi là ‘có’. Tôi đã yêu cầu cô ấy rời khỏi văn phòng”, hiệu trưởng nói.
Trường nữ sinh Huaping được thành lập vào năm 2008 và cung cấp chương trình giáo dục miễn phí cho bé gái ở các vùng nông thôn Trung Quốc.
Sau khi hoàn thành 9 năm học bắt buộc, nhà trường hy vọng học sinh sẽ tiếp tục theo đuổi giáo dục đại học, thay vì trở về nhà và kết hôn.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã hỗ trợ nhiệt tình và miễn học phí cho các em. Nhưng các em lại chọn trở thành người nội trợ toàn thời gian”, Zhang cho biết. Bản thân bà đã chứng kiến nhiều ông chồng ngoại tình trong lúc vợ phải ở nhà cả ngày.
Theo quan điểm của Zhang, phụ nữ phải mạnh mẽ, cứng rắn với bản thân và không thể phụ thuộc vào đàn ông để sống.
“Bất kể người đàn ông đó giàu có cỡ nào, bạn đừng phụ thuộc hay tin tưởng họ. Phụ nữ cần phải tự chủ. Mặc dù vô cùng khó khăn, nhưng con đường tự lực luôn đáng tin cậy nhất”, nữ hiệu trưởng khẳng định.
Tôn chỉ hoạt động của trường nữ sinh Huaping là hỗ trợ, cung cấp chương trình giáo dục miễn phí cho bé gái ở các vùng nông thôn Trung Quốc. Ảnh: SupChina.
Phát ngôn của nhà giáo dục 63 tuổi đã tạo nên một cuộc tranh cãi trên mạng xã hội. Nhiều người cho rằng lời lẽ của bà Zhang là thiếu tôn trọng phụ nữ, xúc phạm nữ quyền.
“Nữ quyền đúng cách là khi phụ nữ được xã hội tôn trọng bất kể lựa chọn công việc của họ là gì. Hành động phản đối của hiệu trưởng Zhang đối với cựu nữ sinh kia đồng nghĩa với việc thiếu tôn trọng tất cả học sinh của bà ấy”, một người bày tỏ.
“Đàn ông có ngoại tình hay không cũng không liên quan đến chuyện phụ nữ ở nhà nội trợ”, người khác bình luận.
Tuy nhiên, không ít người bảo vệ quan điểm của nhà giáo dục. Họ cho rằng phải đặt lời nói của Zhang vào hoàn cảnh của bà – một hiệu trưởng với mục tiêu xóa đói giảm nghèo cho phụ nữ ở khu vực nông thôn.
“Mấy người không thấy bà Zhang đã đau lòng như thế nào khi chứng kiến số phận của các học sinh mình từng tài trợ học phí mà chẳng thay đổi gì à? Họ đã có nhiều lựa chọn hơn vậy, nhưng lại đi theo con đường tiếp tục nâng cao chế độ gia trưởng ở Trung Quốc”, một người để lại bình luận.
Người già Trung Quốc tìm tình yêu trên mạng
Khó tìm được tình yêu trên các ứng dụng hẹn hò, nhiều người trung niên và cao tuổi ở Trung Quốc chấp nhận trả phí cho các dịch vụ mai mối online.
6h tối hàng ngày, Xu Meiying, người mai mối online bắt đầu livestream. Cô ngồi trước điện thoại, phát video trực tuyến trên ứng dụng nổi tiếng của Trung Quốc Kuaishou. Trang chủ "Hongniang Xujie - Chị Xu mai mối" sáng lên. Ở góc dưới bên trái màn hình, khách hàng đăng nhập lập tức gửi tin nhắn chào mừng sự xuất hiện của cô.
Xu đọc to từng lời chào và chào lại họ. Sau đó, cô nói: "Có ai muốn kết nối micro nói chuyện trực tiếp không nào?". Một phụ nữ kết nối ngay. Ảnh cô xuất hiện ở góc dưới bên phải. Hai người trò chuyện trong khi những người còn lại xem phát trực tuyến. "Xujie, cô phải giúp tôi tìm bạn trai mới được", người phụ nữ cầu cứu.
Người mai mối hỏi thông tin cá nhân. Cô này 45 tuổi, độc thân, muốn kết hôn nhưng không tìm được ai phù hợp và vì cũng rất bận rộn. "Nếu tôi không kết hôn chị gái và mẹ sẽ khinh thường tôi", người này nói.
"Cô không thể mong người khác lo hết khoản tìm bạn trai cho mình đâu, phải năng động lên", Xu nói. Sau đó, bà mối chậm rãi đề nghị người phụ nữ liệt kê mong muốn về người bạn trai và trải nghiệm yêu đương trong quá khứ.
"Cô không gửi video, không gửi ảnh, không lên sóng trực tiếp, bận công việc nhưng lại có tiêu chuẩn cao. Không phải cô muốn hẹn hò mà đang chọn mua bắp cải ở siêu thị", người mai mối nhận xét. Sau đó, cô yêu cầu người phụ nữ kết bạn với mình trên Wechat và chuyển sang vị khách tiếp theo. Xu làm theo quy trình tương tự trong suốt ba giờ tiếp theo cho đến khi giọng khàn đi.
Xu nói chuyện với khách hàng trên nền tảng phát trực tiếp. Ảnh: Handout.
Xu là một trong những "bà mối kỹ thuật số" trên nền tảng phát trực tiếp ngày càng phổ biến ở Trung Quốc. Đằng sau sự nổi tiếng của các bà mối là nhu cầu của hàng trăm nghìn người già neo đơn nước này. Họ dùng điện thoại mỗi đêm để tìm kiếm một người đồng hành.
Xu lần đầu sử dụng Kuaishou vào năm ngoái vì luôn muốn kết đôi cho người khác. Trang Kuaishou của cô đã đăng tải gần 2.000 video và có 230.000 người theo dõi. Những người trong video đều ở độ tuổi trung niên trở lên. Họ giới thiệu về bản thân là "Đã ly hôn, không có con", "Có nhà, có xe, đang tìm Mr Right" và "58, đang tìm bạn đời, chỉ muốn hạnh phúc".
Xu đã phát triển được hệ thống của riêng mình. Trước tiên, mọi người phải kết bạn với cô trên WeChat và cung cấp thông tin cá nhân, cả giấy ly hôn hoặc giấy chứng tử của chồng/vợ. Sau đó, khi đã trả một khoản phí 166 tệ (khoảng 570 nghìn đồng), họ có thể tham gia một trong nhiều nhóm Wechat của Xu.
"Tôi có nhóm cho người miền Bắc, người miền Nam, cho người có lương hưu, nhóm nông thôn. Ngoài ra còn có nhóm dành cho người khuyết tật, người đã ly hôn hoặc góa bụa. Họ đều có thể tìm thấy được người phù hợp", cô nói. Xu cho biết, quá trình tham gia vào các nhóm phức tạp để bảo vệ khách hàng khỏi những kẻ lừa đảo. Một số vị khách của cô từng bị lừa.
Nhiều người già Trung Quốc cô đơn, họ lên mạng tìm kiếm không chỉ là một người bạn tình mà quan trọng hơn là một người bạn tâm giao. Ảnh: Reuters.
Yunjie, một bà mối online khác có trụ sở tại Hà Nam, cho biết, nhiều người cao tuổi lên mạng vì thiếu sự quan tâm, chăm sóc trong thế giới thực. Trong các nhóm trực tuyến của mình, Yunjie cho biết, mọi người có thể cùng chia sẻ kinh nghiệm, hiểu và thảo luận với nhau. Một số người cao tuổi chỉ muốn có người nói chuyện. Họ cần một người bạn tâm giao hơn là những cuộc hẹn hò.
Hầu hết các dịch vụ hẹn hò phổ biến không nhắm đến người cao tuổi. Vì vậy, đa phần người già đến công viên hoặc lên nền tảng trực tuyến để hẹn hò. Yunjie cho biết, những người già rất khó tìm bạn đời mới và tái hôn vì có thể xảy ra các vấn đề xung đột gia đình. "Người già thực dụng và quan tâm đến bảo hiểm y tế, nhà ở hơn là tình yêu", Yujie nói.
Bà mối Xu cũng cho biết, nhiều người già đòi hỏi có xe, có nhà ở, lương hưu và muốn đối tượng của mình không có con. Vậy nên, dù có sự giúp đỡ của người mai mối online, người già vẫn khó tìm bạn đời.
"Họ chỉ muốn hạnh phúc. Ở tuổi này, con cái đã lớn. Họ cô đơn và chỉ muốn có ai đó bên cạnh", Xu nói.
Quán bánh tráng nướng nổi tiếng Đà Lạt thẳng thừng đuổi khách: 'Cái chân như vậy không ai bán đâu, đi giùm đi' Bánh tráng là một món ăn được coi là nhất định phải thử khi đến Đà Lạt. Bởi vậy, khi ghé thăm nơi đây, các bạn trẻ thường săn lùng những địa điểm bán ngon có tiếng để thưởng thức. Thế nhưng mới đây, một bạn trẻ đã đăng bài bóc phốt quán bánh tráng có tiếng tại Đà Lạt vì bị chủ...