Cô giáo cho bài tập dịch teencode ra… tiếng Việt, toát mồ hôi hột vẫn không thể giải hết, đưa phụ huynh đọc chắc tức anh ách
Teencode – thuật ngữ dùng để chỉ cách viết tiếng Việt nhưng được thêm thắt các chi tiết sáng tạo nhằm mục đích tạo nên sự hài hước, dễ thương.
Cách viết này thì chỉ có những ai đồng trang lứa hoặc sử dụng mạng xã hội nhiều mới biết, còn với phụ huynh chắc phải bó tay nếu được yêu cầu phải đọc chúng.
Mới đây, để thử thách các học sinh có đích thực là Gen Z hay không, một giáo viên đã ra những bài tập khá kỳ lạ. Đó là dịch những đoạn văn được viết dưới dạng teencode theo ý hiểu của bản thân. Đọc những đề bài này, nếu không hay sử dụng teencode chắc nhiều người sẽ phải “quỳ” mất thôi!
Đoạn văn đầu tiên như sau: “Bùn wá mài nhể, leij gần hít nem lép 12 roài… thì tụi mìn ko đc zui như hufii nem ngoái, ngĩ vậy thoai mừ teo bùn ghê gúm… rưng mìn hứa sẽ mãi lè bẹn thân, đeng wen teo dzà mái trừng iu zấu nì nha”.
Nếu vận dụng hết các kỹ năng của một Gen Z, chắc hẳn mọi người sẽ hiểu được đại ý của đoạn trên là: “Buồn quá mày nhỉ, lại gần hết năm lớp 12 rồi… thì tụi mình không được vui như hồi năm ngoái, nghĩ vậy thôi mà tao buồn ghê gớm, nhưng mình hứa sẽ mãi là bạn thân, đừng quên tao và mái trường yêu dấu này nha!”.
Video đang HOT
Còn bài tập sau sử dụng khá nhiều từ “hot trend” của Gen Z ngày nay: “U là tr buồn wa ik sắp hết 12 gồy… năm nay chằm Zn wa hok zui như năm ngoái rì cả… nma mãi bên nhau bạn nhá bútfenfoevờ aillớpdiu chụt chụt!”.
Thực sự toát mồ hôi mới giải nghĩa được câu này như sau: “Ơi là trời buồn quá đi, sắp hết 12 rồi… năm nay trầm cảm quá không vui như năm ngoái gì cả. Nhưng mà mãi bên nhau bạn nhé, best friend forever, i love you chụt chụt!”.
Giáo viên ra được đề và hiểu hết các ngôn ngữ này thì phải là người gần gũi, quan tâm học trò lắm đây. Có lẽ mục đích của bài học ngoài việc tạo sự gắn kết giữa cô và trò thì cũng nêu lên thực trạng sử dụng các từ ngữ teencode quá tràn lan của giới trẻ. Đôi khi chêm vào 1, 2 từ có thể sẽ khiến cuộc trò chuyện thêm hài hước nhưng cả câu đều tràn ngập ký tự khó hiểu thế này thì không phải lúc nào cũng tốt. Vốn dĩ tiếng Việt đã rất giàu đẹp rồi mà, phải không?
Chàng kỹ sư 9X đam mê... tiếng Việt
Lê Trọng Nghĩa (26 tuổi) cựu sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, hiện là kỹ sư công nghệ thông tin tại Nhật Bản. Ít ai biết rằng Nghĩa có một niềm đam mê với... tiếng Việt.
Lê Trọng Nghĩa chàng kỹ sư 9X mê... tiếng Việt. - ẢNH: NVCC
Nghĩa cũng là chủ nhân trang Facebook mang tên Tiếng Việt giàu đẹp với hàng ngàn lượt tương tác.
Ứng dụng công nghệ 4.0 vào.... tiếng Việt
Cơ duyên khiến chàng kỹ sư Trọng Nghĩa yêu thích tiếng Việt vì từ nhỏ Nghĩa đã được tiếp xúc với tạp chí Kiến thức ngày nay . Trong quyển tạp chí này, anh chàng ấn tượng với chuyên mục Chuyện đông chuyện tây của học giả An Chi. Cũng từ đây sau mỗi lần đọc anh lại thấy mình tìm được những cách giải nghĩa lý thú về các phong tục, tập quán và đặc biệt là nguồn gốc từ ngữ.
Nói về việc mê....tiếng Việt nhưng chọn học ngành công nghệ thông tin, Nghĩa cho rằng ứng dụng 4.0 hiện nay có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có ngôn ngữ.
Nghĩa nói: "Theo mình, ứng dụng công nghệ 4.0 rất quan trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ đặc biệt là tiếng Việt, vì đây có thể là nơi lưu trữ tài liệu, tư liệu, ngôn ngữ học là ngành có nhu cầu tra cứu rất lớn. Mình nhận thấy tại các nước trên thế giới, hầu như mỗi xã, phường, thị trấn đều có các thư viện. Và các thư viện đều có hệ thống tra cứu online. Qua tra cứu online, mọi người có thể tìm đến thư viện gần nhất để tìm cuốn sách mà mình cần".
Chia sẻ với Thanh Niên , Nghĩa cho hay tạo nên trang Tiếng Việt giàu đẹp trên mạng xã hội vào năm 2012 khi còn học THPT. Thời điểm đó trên Facebook đã có những trang chuyên về tiếng Anh, tiếng Nhật nhưng vẫn chưa có trang nào nổi bật về tiếng Việt. Chợt nhớ về ký ức thời thơ ấu, nên anh quyết định lập ra trang Tiếng Việt giàu đẹp để theo gương học giả An Chi, nhằm chia sẻ cái hay của ngôn ngữ đến với nhiều người.
Trọng Nghĩa bộc bạch: "Năm 2019, khi sắp kết thúc chương trình đại học tại Nhật, mình quyết định sắp xếp thời gian để đăng bài cho trang đều đặn mỗi ngày. Rồi dần dần trong quá trình mò mẫm, mình phát hiện được nhiều tư liệu quý và viết được nhiều bài chất lượng hơn".
Điều khó khăn nhất là việc tìm kiếm và tra cứu tài liệu, có khi đã biết được tên sách mà không sao tìm được. Khi tra cứu thì hầu như các tư liệu đều sẽ có những hạn chế nhất định, tuỳ theo điều kiện nghiên cứu của học giả. Vì vậy, cần phải so sánh, đối chiếu nhiều tư liệu thì mới có thể rút ra được kết luận chuẩn xác.
Trang "Tiếng Việt giàu đẹp" thu hút hàng ngàn lượt tương tác trên mạng xã hội. - ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH
Người trẻ học được gì từ trang Tiếng Việt giàu đẹp ?
Từ sau những lần xem các bài viết trên trang Tiếng Việt giàu đẹp , Nguyễn Thị Vân Oanh (SV năm 3 ngành ngôn ngữ học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) cảm thấy yêu thích hơn ngành mình lựa chọn. Vân Oanh nói: "Mình nhận thấy rằng Tiếng Việt giàu đẹp là một trang vô cùng bổ ích về tiếng Việt, đặc biệt là với giới trẻ hiện nay. Không những vậy, trang còn cung cấp những thông tin khá hữu ích về từ vựng của tiếng Việt hiện nay".
Cảm nhận về trang Tiếng Việt giàu đẹp, Nguyễn Ngọc Yến (sinh viên năm 3, ngành Văn học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) bày tỏ: "Mình nghĩ để giúp tiếng Việt ngày càng giàu đẹp hơn, cần tạo ra nhiều sân chơi cũng như môi trường để mọi người, nhất là giới trẻ có cơ hội thêm yêu tiếng Việt. Từ đây mình nhận thấy bản thân có ý thức hơn trong việc tìm hiểu cũng như rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt của mình".
Lần đầu tiên biết đến trang Tiếng Việt giàu đẹp Nguyễn Ngọc Thanh Tùng, sinh viên khoa văn hóa học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, không khỏi bất ngờ khi trang này giúp mọi người phân biệt được những từ ngữ tuy rất đơn giản, nhưng chúng ta lại phát âm hay viết sai. Tùng cho hay: "Những lời nói thường ngày mình quen miệng phát âm ra như vậy nhưng ý nghĩa sâu xa của nó thì quá rộng. Xem trang này giúp mình cải thiện vốn từ, hiểu chính xác nghĩa của những từ mình dùng hằng ngày".
Anh Tây tưởng Tiếng Việt dễ nên nhào vào học thử: Mới được vài ngày đã mếu máo nói 1 câu đầy bất lực, "tấm chiếu chưa trải" là đây! Thấy chữ Tiếng Việt na ná Tiếng Anh, anh Tây hăm hở lắm, ai ngờ... Chuyện người nước ngoài học Tiếng Việt luôn là chủ đề học thú vị, được nhiều người bàn luận trên các hội nhóm mạng xã hội. Có rất nhiều người nước ngoài sau thời gian học tập đã nói sõi được Tiếng Việt, thậm chí còn hiểu biết...