Cô giáo bị “ép” về hưu sớm khốn khổ đi “đòi” năm sinh
Chỉ dựa vào dữ liệu về ngày, tháng, năm sinh, họ tên được nhập sai của chuyên viên, UBND huyện Yên Thành (Nghệ An) đã “ép” cô Phạm Thị Ngọc Liêm nghỉ hưu trước 4 năm. Mặc dù cô Liêm đã làm đơn khiếu nại nhiều lần nhưng vụ việc vẫn “rối như tơ vò”!
Đơn thư của cô Phạm Thị Ngọc Liêm gửi tới VP báo Dân trí thường trú tại Nghệ An kêu cứu.
Ai đã “hô biến” năm sinh?
Trong đơn gửi tới văn phòng báo Dân trí thường trú tại Nghệ An, cô giáo Phạm Thị Ngọc Liêm (sinh ngày 10/10/1956, trú tại xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) trình bày: Năm 2007 đến nay, UBND huyện Yên Thành đã cho cô nghỉ hưu sớm trước 4 năm khiến cuộc sống của cô gặp nhiều khó khăn. Sự việc bắt nguồn từ việc “sai lệch” về ngày, tháng, năm sinh trong sổ Bảo hiểm xã hội (BHXH) của cô so với tuổi thực và thời gian cô công tác.
Cô Phạm Thị Ngọc Liêm.
Cô Phạm Thị Ngọc Liêm cung cấp cho PV Dân trí một số hồ sơ như: Giấy chứng minh thư nhân dân mang tên Phạm Thị Ngọc Liên sinh ngày 10/10/1956. “Bằng tốt nghiệp cấp ba Bổ túc văn hóa” do Trưởng ty Giáo dục tỉnh Nghệ Tĩnh cấp cho Phạm Thị Ngọc Liêm ghi sinh ngày 10/10/1956; “Giấy chứng nhận trúng tuyển kỳ thi hết cấp hai trường phổ thông” do Trưởng ty Giáo dục tỉnh Nghệ An cấp ngày 10/6/1971, ngày, tháng, năm sinh của bà Phạm Thị Ngọc Liêm được ghi là 10/10/1956; giấy chứng nhận tốt nghiệp do Hiệu trưởng trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai xác nhận tên, ngày, tháng năm sinh của bà Phạm Thị Ngọc Liêm cũng tương tự.
Cô Liêm cho biết, năm 1983, sau khi tốt nghiệp trường CĐ Sư phạm Gia Lai, cô được phân công về giảng dạy tại trường PTCS Nông trường Quang Trung, huyện Đắk Tô, tỉnh Gia Lai-Kon Tum. Đến năm 1988, do hoàn cảnh gia đình, cô Liêm xin chuyển về dạy học tại trường cấp 2, xã Đức Thành, Yên Thành (Nghệ An). Từ đó đến nay, việc quản lý hồ sơ, lý lịch của bà Phạm Thị Ngọc Liêmdo phòng GD-ĐT và phòng Nội vụ huyện Yên Thành đảm nhiệm.
Trong sổ BHXH số 2996665004 được BHXH Nghệ An cấp ngày 10/10/1996 vẫn ghi bà Liêm là Phạm Thị Liêm (ngày, tháng, năm sinh đúng 10/10/1956) tuy nhiên tại trang bìa lại mang tên Phạm Thị Liên. Đến ngày 20/7/2005, BHXH tỉnh Nghệ An làm lại Sổ BHXH. Từ đây, tên bà Phạm Thị Ngọc Liêm bị đổi thành Phạm Thị Liêm; ngày sinh chuyển từ 10/10/1956 thành ngày 10/6/1952 (!?). Căn cứ vào những dữ liệu sai nêu trên, ngày 23/8/2007, UBND huyện Yên Thành đã ký quyết định cho bà Phạm Thị Liêm “Nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí từ ngày 1/11/2007″.
Video đang HOT
Từ đúng trở thành sai trong các giấy tờ của cô giáo Liêm.
“Lúc nghỉ hưu tôi mới 51 tuổi (theo hồ sơ), 55 tuổi (theo BHXH) là không đúng quy định của pháp luật về lao động, pháp lệnh cán bộ, công chức vì tôi chưa đủ 55 tuổi theo quy định. Từ năm 2004, mặc dù tôi phát hiện hồ sơ sổ BHXH của mình có sự sai sót về năm sinh và đã kiến nghị lên nhà trường, BHXH huyện sửa lại nhưng họ vẫn không giải quyết”, cô Liêm bức xúc.
Hai Sở “đá” nhau, huyện “loay hoay”
Sau nhiều lần nhận đơn, ngày 1/8/2011, phòng Nội vụ huyện Yên Thành đã có báo cáo xác minh, giải quyết khiếu nại cho bà Phạm Thị Ngọc Liêm. Tại báo cáo này, ông Lưu Xuân Tiến – trưởng phòng Nội vụ thừa nhận việc sai lệch hồ sơ từ Phạm Thị Ngọc Liêm thành Phạm Thị Liêm và ngày sinh từ 10/10/1956 thành 1/10/1952 xảy ra trong thời gian bà Liêm về công tác tại trường cấp 2 xã Đức Thành cho đến nay.
Giấy khai sinh đúng của cô Liêm.
Do tắc trách trong nhiều khâu của các cấp nên UBND huyện Yên Thành có quyết định cho cô Liêm nghỉ hưu sớm.
Thậm chí, tại quyết định số 1433/QĐ-UB ngày 20/7/2005, của UBND huyện Yên Thành về việc chuyển xếp lương cho cán bộ công chức, tên của bà Phạm Thị Ngọc Liêm bị ghi sai thành Phạm Thị Liên. Cũng qua xác minh của phòng Nội vụ cho thấy, việc quản lý hồ sơ cán bộ công chức của phòng Giáo dục và BHXH rất tùy tiện. Cụ thể, từ ngày 31/12/1999 tên của bà Phạm Thị Ngọc Liêm không còn trong danh sách của trường cũng như của Sở Nội vụ nữa mà thay vào đó là Phạm Thị Liên, sinh ngày 1/10/1952.
Đáng nói, sau khi nhận được báo cáo của phòng Nội vụ, ngày 12/7/2012, UBND huyện Yên Thành đã ký quyết định nội dung khiếu nại của bà Phạm Thị Ngọc Liêm là khiếu nại sai!
Liên quan đến vụ việc này, ngày 21/8/2012, UBND tỉnh Nghệ An có văn bản gửi các Sở: Nội vụ, GD-ĐT, Tư pháp, BHXH, Thanh tra tỉnh thành lập tổ công tác liên ngành do Sở Nội vụ làm tổ trưởng kiểm tra, xác minh, tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết khiếu nại của cô Liêm.
Những giấy tờ liên quan từ thuở xa xưa vẫn đúng ngày tháng, năm sinh của cô Liêm còn lưu giữ.
Ngày 22/10/2012, sau khi kiểm tra, xác minh, làm việc với UBND huyện Yên Thành và các ngành liên quan, đối thoại với công dân, Tổ công tác kết luận: “ Khiếu nại của bà Phạm Thị Ngọc Liêm là đúng“. Theo đó, tổ công tác đề nghị UBND huyện Yên Thành hủy bỏ quyết định số 1174/QĐ-UBND ngày 23/8/2007 giải quyết nghỉ hưu đối với bà Liêm; giải quyết các chế độ, quyền lợi bị thiệt thòi cho bà Liêm; kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân có liên quan trong việc tham mưu, quản lý cán bộ, công chức đã để xảy ra các ai phạm trên; giao BHXH tỉnh kiểm tra lại việc cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH, điều chỉnh họ tên, ngày, tháng, năm sinh của bà Phạm Thị Ngọc Liêm đúng với hồ sơ gốc.
Tuy nhiên, không hiểu sao, sau khi nhận được báo cáo của Sở Nội vụ, ông Thái Văn Hằng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An lại ký văn bản giao cho Sở LĐTB&XH xem xét, giải quyết vụ việc khiếu nại lại từ đầu.
Sau hơn 6 tháng xác minh, ngày 25/7/2013, đoàn Thanh tra của Sở LĐTB&XH Nghệ An đã có quyết định giải quyết khiếu nại của bà Phạm Thị Ngọc Liêm. Tuy nhiên, khác với kết quả kiểm tra, xác minh của tổ công tác liên ngành (gồm 5 đơn vị nêu trên), đoàn Thanh tra do Sở LĐTB&XH Nghệ An chủ trì lại ủng hộ quyết định của UBND huyện Yên Thành. Theo đó, Sở LĐTB&XH khẳng định: “ Nội dung khiếu nại của bà Phạm Thị Ngọc Liêm là sai“. Cũng theo quyết định này trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định nếu bà Phạm Thị Ngọc Liêm không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện ra tòa án hành chính.
Đến nay, trong suốt một thời gian dài gửi đơn đến các cơ quan chức năng, quyền lợi của nhà giáo Phạm Thị Ngọc Liêm vẫn trở về với “con số không” tròn trĩnh. Tại sao cùng một vụ việc mà 2 đoàn công tác do 2 Sở chủ trì lại có 2 kết quả khác nhau? UBND tỉnh Nghệ An và các cơ quan chức năng liên quan sẽ tiếp tục kéo dài vụ việc đến bao giờ?
Được biết, UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo, ngày 13/9/2013, Sở LĐTB&XH tổ chức đối thoại lại với công dân, có sự tham gia của đại diện Sở Tư pháp, Sở GD&ĐT, Sở Nội vụ, Thanh tra tỉnh, BHXH và phóng viên một số cơ quan báo chí để làm rõ hơn về sự việc.
Nguyễn Duy – Doãn Hòa
Theo Dantri
Núi lở đè sập 3 nhà dân
Sau trận mưa to, 4 khối đá nặng hơn 50 tấn trên núi đổ xuống làm sập 3 nhà dân. Rất may không có ai bị thương trong vụ lở núi này.
4 khối đá nặng hơn 50 tấn đã đổ sập xuống làm sập 3 nhà dân.
Rạng sáng ngày 11/9, tại chân núi Rồng, trên địa bàn xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, Nghệ An đã xảy ra một vụ lở núi đá kinh hoàng làm sập 3 nhà dân. Trước đó, vào khoảng 2 giờ sáng cùng ngày, một trận mưa to kéo dài đã đổ xuống địa bàn xã này.
Theo người dân, từ đầu năm đến nay đây là trận mưa lớn chưa từng có. Sau trận mưa, kết cấu đất trên núi bị nhão và dẫn đến sạt lở. Đến rạng sáng cùng ngày, khi cơn mưa bắt đầu ngớt thì bất ngờ 4 khối đá trên đỉnh núi nặng khoảng 50 tấn lăn xuống chân núi và đè trúng 3 nhà dân.
Các hộ dân bị ảnh hưởng là nhà ông Hồ Văn Thanh, ông Nguyễn Văn Nồng và bà Nguyễn Thị Phơ. Rất may khi vụ lở đá xảy ra, cả gia đình bà Phơ đều đang đi làm ăn xa, hai hộ còn lại kịp chạy ra khỏi nhà nên không có ai bị thương. Tuy nhiên ngôi nhà và những tài sản bên trong bị hư hại hoàn toàn.
Khối đá lớn lăn xuống nhưng rất may không có thương vong về người
Chiều ngày 11/9, đoàn công tác của UBND tỉnh Nghệ An và huyện Nghi Lộc đã đến hiện trường, bàn biện pháp di dời các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm và tiến hành khắc phục hậu quả.
Nguyễn Duy
Theo Dantri
Tam quyền phân lập không phù hợp với thể chế chính trị ở nước ta Thời gian gần đây, lợi dụng việc góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, một số người đã cổ súy cho việc thực hiện cái gọi là "tam quyền phân lập", đòi tách biệt quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp để "kiềm chế", "đối trọng" giữa ba quyền này theo mô hình nhà nước tư sản......