Cô giáo bị đề nghị điều chuyển do dạy thêm: Trưởng Phòng GD&ĐT lên tiếng
Trưởng Phòng GD&ĐT thành phố Hà Tĩnh cho rằng, trong khuôn khổ văn bản không thể hiện được hết nội dung nên đã khiến dư luận hiểu nhầm.
Thời gian này, ngành chưa có đợt thuyên chuyển giáo viên.
Những ngày qua, vụ việc cô giáo Nguyễn Thị T., giáo viên lớp 1 (Trường Tiểu học Trần Phú, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) bị đề xuất kỷ luật viên chức ở hình thức khiển trách, thu hút sự quan tâm của dư luận.
Đặc biệt, việc lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố Hà Tĩnh gửi văn bản báo cáo sự việc, trong đó có nội dung đề nghị UBND thành phố điều chuyển giáo viên vi phạm về địa bàn khó khăn hơn đã gây ra nhiều luồng ý kiến trái chiều.
Một số ý kiến bày tỏ đồng tình với cách xử lý này để chấn chỉnh, giảm bớt tình trạng dạy thêm, học thêm. Song, không ít người cũng cho rằng, việc đề nghị điều chuyển cô giáo đến địa bàn khác là “quá nặng tay” và trái với quy định.
Trường Tiểu học Trần Phú, thành phố Hà Tĩnh – nơi nữ giáo viên công tác (Ảnh: Hoài Anh).
Video đang HOT
Sáng 16/12, trao đổi với phóng viên Dân trí, bà Trần Thị Thúy Nga, Trưởng Phòng GD&ĐT thành phố Hà Tĩnh, cho biết, việc xử lý nặng hay nhẹ là tùy quan điểm của từng người.
Theo bà Nga, đây chỉ là giải pháp giáo dục, răn đe nhằm tuyên truyền cho giáo viên khác không vi phạm.
“Xử lý kỷ luật là thẩm quyền của nhà trường. Còn ngành giáo dục quan điểm tinh thần xử lý “giơ cao đánh khẽ”, xác minh làm rõ rồi nhắc nhở, mang tính chất giáo dục”, bà Nga nói.
Về nội dung văn bản thể hiện “đề nghị điều chuyển giáo viên đi địa bàn khác”, bà Nga cho rằng trong khuôn khổ văn bản không thể hiện được hết nội dung. Cùng với đó, dư luận và mọi người không hiểu hết sự việc đã đẩy sự việc theo chiều hướng khác.
“Nếu có điều chuyển thì đây không phải là hình thức kỷ luật”, bà Nga nói.
Vị trưởng phòng lý giải, thời gian này chưa có đợt thuyên chuyển, điều chuyển giáo viên mà thường rơi vào dịp nghỉ hè. Việc thuyên chuyển liên quan đến cơ cấu đội ngũ, thừa thiếu giáo viên.
Nếu sau này, ngành xét thấy hình ảnh giáo viên Nguyễn Thị T. “không đẹp” trong mắt phụ huynh, học sinh mới xét vào diện thuyên chuyển.
“Trường hợp cô giáo T. mới chỉ đang sắp xếp, đề xuất sau này lưu ý, chứ chưa thực hiện”, bà Nga lý giải.
Nói thêm về vụ việc vi phạm của giáo viên T., bà Nga cho hay mới đây lãnh đạo thành phố Hà Tĩnh yêu cầu ngành GD&ĐT nâng cao chất lượng dạy và học; quán triệt tình trạng dạy thêm, học thêm trên địa bàn…
Hiệu trưởng các trường tiểu học đã ký cam kết với UBND thành phố và lãnh đạo ngành về việc không để giáo viên dạy thêm trái quy định.
Khi vừa mới ký cam kết xong, cô giáo T. vi phạm dẫn đến việc ngành GD&ĐT phải chấn chỉnh, răn đe.
Như Dân trí đã đưa tin, vào tối 4/12, đoàn kiểm tra của Phòng GD&ĐT thành phố Hà Tĩnh nhận được phản ánh về việc cô giáo Nguyễn Thị T. tổ chức dạy thêm trái quy định đối với học sinh tiểu học.
Đến 5/12, Phòng GD&ĐT thành phố mời giáo viên T. và Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Phú để trao đổi, nắm bắt thông tin. Trong cuộc làm việc, nữ giáo viên xác nhận thông tin phụ huynh phản ánh là đúng thực tế và đã làm văn bản tường trình.
Tiếp đó, Trường Tiểu học Trần Phú có báo cáo về việc tổ chức họp kiểm điểm trong Chi bộ và xử lý kỷ luật ở mức khiển trách đối với đảng viên Nguyễn Thị T..
Theo lãnh đạo Phòng GD&ĐT thành phố Hà Tĩnh, hành vi của cô T. vi phạm các trường hợp không được dạy thêm của Bộ GD&ĐT.
Từ đó, Phòng GD&ĐT đề nghị Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Phú thành lập Hội đồng kỷ luật, tổ chức xem xét, có hình thức xử lý kỷ luật viên chức vi phạm theo đúng quy định; kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu và các cá nhân liên quan đến hành vi vi phạm của giáo viên Nguyễn Thị T..
Xác định nguyên nhân hàng tấn cá chết tại Hà Tĩnh
Ngày 14/12, thông tin từ Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra thực tế, lấy mẫu nước tại vùng nuôi có cá chết (ở xã Thạch Hạ, thành phố Hà Tĩnh) và bước đầu xác định nguyên nhân.
Mặc dù chủ hồ đã chủ động vớt cá đi chôn lấp, tuy nhiên do số lượng nhiều nên đến nay vẫn chưa vớt xong số cá chết. Ảnh: TTXVN phát
Theo đó, Chi cục Thủy sản tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra thực tế, lấy mẫu nước tại vùng nuôi có cá chết gửi đến Trung tâm Quan trắc môi trường và Bệnh thủy sản miền Bắc để phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước.
Kết quả phân tích cho thấy nước ao nuôi có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ. Trong điều kiện mưa nhiều, có thể dẫn đến sự phân tầng và thiếu oxy ở tầng đáy gây ảnh hưởng đến sức khỏe cá. Bên cạnh đó, độ mặn và độ kiềm thấp, cùng với những biến động thời tiết đột ngột, làm suy giảm sức đề kháng của cá. Sự kết hợp của các yếu tố này có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết.
Chi cục Thủy sản tỉnh Hà Tĩnh cũng đề nghị địa phương và các đơn vị liên quan hướng dẫn hộ dân thực hiện các biện pháp thu gom cá chết, xử lý đúng nơi quy định; không vứt xác cá chết và xả nước chưa xử lý ra môi trường. Đồng thời, kiểm tra rà soát số cá còn sống trong ao để có phương án chăm sóc, xử lý phù hợp kịp thời. Tạm dừng các hoạt động thả nuôi cá lại vào thời điểm hiện tại, cải tạo ao hồ kỹ trước khi thả nuôi vụ mới.
Trước đó, như phóng viên TTXVN đã đưa tin, từ khoảng hơn 1 tuần trở lại đây, có tình trạng cá chim của hộ nuôi Nguyễn Văn Nguyên (xã Thạch Hạ, thành phố Hà Tĩnh) chết với số lượng ước tính khoảng hơn 4 tấn. Khu vực hồ nuôi rộng 36ha, nằm ngay dưới chân cầu Hộ Độ (thành phố Hà Tĩnh).
Nữ sinh 15 tuổi gục chết bất thường bên vệ đường Nghe tiếng động, chủ quán lẩu ở thành phố Hà Tĩnh ra kiểm tra và phát hiện một nữ sinh ngồi gục bên vệ đường. Nạn nhân tử vong trước khi được đưa tới bệnh viện cấp cứu. Ngày 3/12, trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo UBND xã Thạch Trung (thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh), cho biết, Phòng...