Cô giáo bị bẻ tay, đẩy ra khỏi lớp học ở Huế: “Tôi thấy hụt hẫng và bị xúc phạm”
Sau khi clip cô giáo bị một người đàn ông bẻ tay, đẩy ra khỏi lớp học trước hàng chục học sinh lan truyền trên mạng, Tuổi Trẻ Online đã gặp và lắng nghe chia sẻ của người trong cuộc về vụ việc.
Cô giáo Hồ Thị Tâm, người bị bẻ tay trong clip, cho biết cô rất buồn và cảm thấy mình bị xúc phạm – Ảnh cắt từ clip
Cô giáo bị bẻ tay trong clip là cô Hồ Thị Tâm ( giáo viên môn ngữ văn đang công tác tại Trường THPT Hai Bà Trưng, TP Huế).
Cô Tâm cho biết đoạn clip trên được quay sáng 22-10 tại lớp 10A9 của trường. Sau sự việc, cô thấy rất buồn, hụt hẫng và như bị xúc phạm.
Buổi chia tay… đáng quên
Cô kể: “Sự việc có lẽ bắt đầu từ đầu tháng 10 năm nay, khi tôi nhận được thông tin từ lãnh đạo nhà trường về việc tôi bị nhiều học sinh của lớp 10A9 gửi đơn yêu cầu đổi giáo viên dạy văn của lớp. Lý do trong đơn ghi tôi dạy yếu, qua loa và nhiều học sinh không hiểu bài.
Tôi giảng dạy ở Trường THPT Hai Bà Trưng nhiều năm nay và năm nào cũng được đánh giá là lao động loại giỏi, vì thế khi nhận được thông tin trên tôi thấy rất bất ngờ. Bản thân khi dạy tại lớp 10A9 luôn tự nhủ phải đảm bảo đúng chuyên môn và dạy bằng cả tình yêu thương, tự trọng nghề nghiệp.
Thú thật, có nhiều học sinh ở lớp có đề xuất xin học thêm môn văn ở nhà nhưng tôi từ chối dạy vì sợ bị mang tiếng. Ngay sau đó trong một cuộc họp, lãnh đạo nhà trường đã bêu tên và chỉ trích tôi trước toàn thể giáo viên, cán bộ nhân viên của trường.
Tại cuộc họp đó tôi đã bật khóc vì uất ức và không được phát biểu ý kiến.
Sau cuộc họp, nhân một buổi có tiết dạy ở lớp 10A9 nói trên, tôi đã hỏi các bạn học sinh ở lớp về đơn tố cáo, đồng thời xin lỗi chân thành nếu trong quá trình đứng lớp tôi để lại ấn tượng không tốt. Thế nhưng phần lớn các bạn trong lớp nói không biết và không hề ký tên vào đơn đề nghị đổi giáo viên kia.
Video đang HOT
Đến ngày 21-10, tôi càng bất ngờ khi nhà trường công bố thời khóa biểu mới. Trong đó trường cắt tiết dạy của tôi ở lớp 10A9 nói trên và thay vào một giáo viên khác. Tôi tìm những người có thẩm quyền để hỏi lý do mình bị cắt tiết dạy thì không nhận được câu trả lời nào thỏa đáng.
Là giáo viên của trường, tôi chấp nhận sự phân công của tổ chức.
Vào thứ bảy ngày 22-10 vừa qua, tôi có hai tiết văn liên tiếp ở lớp 10A9, đây cũng là hai tiết cuối tôi đứng lớp trước khi bàn giao cho giáo viên mới. Sau khi hoàn thành hai tiết học nhưng chưa hết giờ, tôi đã tổ chức một buổi chia tay nho nhỏ để nói lời tạm biệt với các em học sinh.
Trong buổi chia tay này, tôi có đề nghị các bạn học sinh của lớp thực hiện một cuộc khảo sát trên giấy với tinh thần tự nguyện về việc các bạn có ký tên đề nghị đổi giáo viên dạy văn hay không, tôi có điểm nào chưa tốt…
Ban đầu đúng là có sự gượng gạo, một số bạn không muốn làm khảo sát. Tuy nhiên tôi có nói với các bạn là tôi xin phép được lấy ý kiến từ các bạn ấy bởi “người tử tù trước khi ra pháp trường còn được nói lời sau cùng”, tôi chỉ chân thành muốn biết được sự thật là các bạn có đề nghị đổi giáo viên hay không.
Cả lớp nghe tôi nói xong thì đồng ý tự nguyện làm khảo sát. Thế nhưng khi các bạn đang làm thì giáo viên chủ nhiệm của lớp đi vào và yêu cầu dừng cuộc khảo sát lại rồi báo cho nhà trường.
Sau đó, hai thầy giáo và một bác bảo vệ ập vào yêu cầu tôi đi ra khỏi lớp với lý do tôi đang làm điều trái quy định. Tôi phân bua rằng mình chỉ đang chia tay lớp học và không làm bất cứ điều gì trái với quy định của trường, của ngành giáo dục thì bất ngờ thầy giáo Đ.P. (giáo viên thể dục) tiến tới bẻ tay, đẩy tôi ra khỏi lớp như clip ghi lại”.
Từng phản ánh chuyện nhà trường không dân chủ, khuất tất trong thu chi
* Sau sự việc xảy ra, có thông tin cho rằng cô bị đối xử như vậy do đã từng đứng lên phản ánh chuyện khuất tất, không dân chủ ở trường. Cô nghĩ sao về điều này?
- Chuyện tôi lên tiếng, đề nghị làm rõ trước lãnh đạo nhà trường về việc không dân chủ, có sự khuất tất trong thu chi các khoản tiền của học sinh là có. Thế nhưng tôi không nghĩ điều này là nguyên nhân dẫn đến sự việc trên.
Tôi chỉ hy vọng những người có thẩm quyền trả lời những thắc mắc của tôi về việc bị đối xử không công bằng trong giảng dạy. Đặc biệt trả lời lý do đẩy tôi ra khỏi lớp học trước mặt học sinh như vậy.
* Sau khi clip 18 giây lan truyền trên mạng, cuộc sống của cô và gia đình có ảnh hưởng gì không?
- Tôi không biết được có người quay lại clip sự việc hôm đó. Sau sự việc, tôi ra ngoài và chờ các bạn học sinh trong lớp tan học về hết. Sau đó tôi vào trong lớp, đóng cửa lại và ngồi khóc một mình vì quá uất ức. Tôi không muốn mọi người nhìn thấy mình khóc.
Sự việc xảy ra tôi cũng giấu người thân và gia đình vì sợ mọi người lo lắng. Thế nhưng sau khi clip trên đăng tải lên mạng xã hội, mọi người biết và gọi hỏi thăm tôi.
Xem lại clip, tôi thấy buồn vô cùng và thấy như mình bị xúc phạm. Tôi không làm gì sai và không đáng bị bẻ tay, đẩy đi như tội phạm trước mặt học sinh của mình như thế.
Sau sự việc, tôi vẫn được nhà trường bố trí giờ dạy ở hai lớp 10 khác. Thế nhưng bây giờ tôi chỉ mong các cấp có thẩm quyền sớm có câu trả lời rõ ràng về sự việc nói trên.
Sẽ xử lý, kiểm tra trách nhiệm người có liên quan
Ngày 27-10, tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết đã yêu cầu Trường THPT Hai Bà Trưng báo cáo cụ thể về vụ việc trên.
Theo lãnh đạo sở này, sở sẽ làm rõ nguyên nhân và xử lý trách nhiệm những người liên quan đến đoạn clip dài 18 giây nói trên.
'Xúc phạm người khác trên facebook thì nên xin lỗi trên facebook'
Tòa án nên áp dụng 'lẽ công bằng' để xét xử trong một số trường hợp, chẳng hạn như một người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm trên facebook...
Ngày 28-10, Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) tổ chức hội thảo khoa học: "Áp dụng lẽ công bằng trong hoạt động xét xử tại Việt Nam và kinh nghiệm của một số quốc gia".
Đối mặt với thực tiễn kinh tế xã hội thay đổi liên tục, các nhà làm luật Việt Nam đã nhận ra pháp luật thành văn không phải lúc nào cũng đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội mà cần phải áp dụng "lẽ công bằng".
Trình bày tham luận, ông Quách Hữu Thái, Chánh án TAND quận 1 (TP.HCM) cho biết: Khoản 2 Điều 6 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS) đã quy định: "Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng".
Nguyên tắc này cũng được đề cập theo hướng cụ thể hơn tại khoản 3 Điều 45 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) để hướng dẫn tòa án xét xử trong trường hợp vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng.
Ông Thái cho rằng mặc dù BLDS, BLTTDS có ghi nhận về "lẽ công bằng' nhưng ông chưa xử vụ nào mà áp dụng "lẽ công bằng" và cũng rất ít thẩm phán áp dụng nguyên tắc này để đưa vào xử án.
Chánh án TAND quận 1 (TP.HCM) Quách Hữu Thái trình bày tham luận tại hội thảo. Ảnh: MC
Thực tế, nguyên tắc "lẽ công bằng" đã được áp dụng để xét xử trong một số vụ án tại nước ta, nhưng theo ông Thái, việc áp dụng trong những vụ này chưa thực sự hợp lý. Ngược lại, có những vụ việc nên áp dụng "lẽ công bằng" thì lại không áp dụng.
Lấy ví dụ thực tiễn, ông Thái cho biết: TAND quận 2 (nay là TP Thủ Đức) đã từng xử một vụ mà người khởi kiện bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm trên facebook và yêu cầu tòa tuyên người xúc phạm cũng phải xin lỗi lại trên facebook.
Tuy nhiên, luật hiện nay chỉ quy định hình thức xin lỗi, cải chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài... nên tòa án trong trường hợp này không thể chấp nhận yêu cầu của người khởi kiện.
"Theo tôi, nên áp dụng lẽ công bằng trong vụ này để buộc người xúc phạm xin lỗi người bị xúc phạm trên Facebook. Như vậy mới công bằng" - vị chánh án nêu quan điểm.
Còn TS Nguyễn Văn Tiến, Phó trưởng Khoa Luật Dân sự, Trường ĐH Luật TP.HCM thì dẫn chứng một vụ án có thật mà HĐXX đã áp dụng "lẽ công bằng".
Nội dung của vụ này là có một cặp vợ chồng đang trong thời kỳ hôn nhân nhưng người vợ lại có quan hệ bên ngoài với người đàn ông khác và có con với người này. Người chồng phát hiện ra đứa con này không phải của anh ta nên kiện đòi người vợ công sức chăm sóc, nuôi dưỡng.
Vụ này, tòa án ở tỉnh Phú Thọ đã áp dụng "lẽ công bằng" để tuyên chấp nhận yêu cầu của người chồng, buộc người vợ phải bồi thường cho người chồng một số tiền.
Hội thảo về "lẽ công bằng" do Trường ĐH Kinh tế - Luật tổ chức đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới chuyên gia, các nhà làm luật... Gần 100 đại biểu đã tham dự trực tiếp, 45 tham luận đã được gửi về cho Ban tổ chức...
Học sinh trả treo, xúc phạm thầy cô: Chuyện đau xót thường ngày ở... trường "Làm lấy lương mà không biết phục vụ!" - H., một học sinh THCS tại TP.HCM, đập bàn, hét lên với cô bảo mẫu khi cô yêu cầu học sinh ghép bàn nghỉ trưa. Nhiều lần H. nói với giáo viên môn lý: "Này, nói đi, muốn gì?", "dạy thế đ. ai mà hiểu được". Không chỉ chửi sau lưng thầy cô giáo,...