Cô giáo bất hạnh mắc bệnh hiểm nghèo liên hoàn
4 căn bệnh hiểm nghèo giày vò tấm thân gầy rộc của cô giáo Ngô Thị Hảo. Con gái cô đang là sinh viên phải từ giã giảng đường. Những món đồ nhỏ xinh mà em cặm cụi kết từng hạt cườm không thể nào chạy đua với hóa đơn viện phí dài dằng dặc.
Nhà cô giáo Ngô Thị Hảo ở tại 158 Thái Hòa, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai thoạt nhìn như một căn nhà kho cũ kỹ
Qua hơi thở rặn không ra tiếng, cô Ngô Thị Hảo (ở Đồng Nai) cố gắng cất lời: “Chừng giữa tháng 2 năm nay, tôi bắt đầu cảm thấy sức khỏe yếu dần đi, hay đau đầu, choáng váng. Mỗi lần như vậy tôi thường đi truyền nước biển. Tưởng đó chỉ là bệnh thông thường nhưng đến tháng 7 thì một lần sau khi đi dạy về, vừa ăn cơm xong thì 2 bàn chân đột nhiên cứng lại. Gia đình đưa tôi vào BV Hòa Hảo (TPHCM) thì biết tôi bị bệnh Lupus hệ thống”.
Cô Hảo nằm co rúm người với hình hài gầy guộc vì bệnh Lupus hệ thống
“Bệnh mẹ đẻ bệnh con”, chỉ trong thời gian ngắn, bác sĩ cho biết Lupus đã di căn khiến cô phải gánh thêm 3 căn bệnh hiểm nghèo nữa, đó là suy tim, tiểu đường và mất khả năng kiểm soát trong sinh hoạt cá nhân. Chỉ chưa đầy 6 tháng, bệnh tật đã vét sạch hơn 100 triệu mà gia đình vất vả vay mượn khắp nơi.
Nguồn thu nhập của gia đình chỉ còn biết trong cậy vào nghề chạy xe thuê của chồng cô Hảo đã sắp bước sang tuổi 60. “Từ khi mẹ bị bệnh, bố con gần như không thấy mặt nhau. Sáng dậy đi học thì bố đã đi làm từ sớm, tối khuya mới về” – bé Dung, con gái cô Hảo đang học lớp 8 tâm sự.
Vật dụng trong nhà cũng lũ lượt đội nón ra đi, đổi lại là tờ hóa đơn thanh toán viện phí dài hơn 1 mét
Gia đình có 2 người con gái, đều là học sinh giỏi nhiều năm liền. Phạm Ngọc Bích Phương mong ước làm cô giáo như mẹ nên em đang là sinh viên năm 2 trường ĐH Sư phạm TPHCM. Thế nhưng, do kinh tế vốn đã thiếu trước hụt sau, lại thêm cơn bạo bệnh của mẹ nên Bích Phương đành chia tay giảng đường đại học.
Sau khi về nhà chăm mẹ, Bích Phương cũng tranh thủ đi học lớp kết cườm miễn phí ở địa phương. Nhờ chịu thương chịu khó, dù mới học vài tháng nhưng em đã có những sản phẩm đầu tay khá tốt. “Bây giờ em không có điều kiện đi học, nhà cũng neo người nên em tranh thủ học thêm nghề này, mong phụ giúp thêm cho gia đình”. Bích Phương chia sẻ. Bên cạnh đó, Bích Phương vẫn duy trì bài vở, với hi vọng mong manh sẽ nối lại việc học.
Ước mơ trở thành cô giáo của Bích Phương đành gác lại để lo tròn chữ hiếu
Do bệnh tình của cô giáo Ngô Thị Hảo đã chuyển sang thời kỳ mãn tính nên cứ 2-3 tuần là phải nhập viện. Trung bình mỗi lần như vậy tốn gần 3 triệu đồng. Cô Hảo tha thiết: “Tôi biết cuộc sống này có nhiều hoàn cảnh bi đát hơn gia đình tôi nữa, nhưng nếu được sự giúp đỡ của mọi người, tôi thật lòng cảm ơn. Tôi thì đã thế này, chỉ mong sao việc học hành của hai con không vì mình mà dang dở”.
Cô Đào Thị Hồng Thịnh, hiệu trưởng trường tiểu học Trần Phú cho biết: “Mặc dù nhà trường đã kêu gọi sự giúp đỡ của các thầy cô đồng nghiệp nhưng cũng không thấm vào đâu vì hoàn cảnh cô Hảo quá đặc biệt. Chúng tôi rất mong sự giúp đỡ của các mạnh thường quân giúp cho cô Hảo có điều kiện được khám chữa bệnh”.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Video đang HOT
1. Mã số 826: Em Phạm Ngọc Bích Phương (con gái cô Ngô Thị Hảo): 158 Thái Hòa, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
ĐT: 0938 941 420.
2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email:quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP TPHCM: Số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 08.6678.6885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Cậu học trò nghèo nuôi ước mơ từ những gánh cỏ
Sau buổi học ở trường, em Mai Xuân Dương (học sinh lớp 6A, Trường PTCS Quỳnh Diễn, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) lại ra đồng ruộng cắt cỏ cho trâu. Ước mơ của Dương là sẽ tiếp tục được đến trường, mai này trở thành một thầy giáo để giúp đỡ các em nghèo.
Em Mai Xuân Dương sinh ra trong gia đình đặc biệt khó khăn. Bố em là Mai Xuân Thắng, bị câm điếc từ lúc chào đời. Mẹ em là Hồ Thị Công, bị bệnh tim hiểm nghèo, ngoài ra còn bị sỏi thận, teo thận trái, bướu cổ và bị ảnh hưởng dây thần kinh. Mỗi khi nói, miệng chị Công giật liên tục rồi mới nói được một từ. Lúc nói chuyện với chị, chúng tôi phải nhờ em Xuân Dương "phiên dịch" hoặc trả lời thay mẹ. Gia đình anh Thắng và chị Công sinh được 3 người con. Con gái đầu là em Mai Thị Minh đang học lớp 12 ở trường THPT, người con thứ hai là em Mai Hồng Sơn đang học lớp 8 Trường THCS Quỳnh Diễn và cậu con út là Mai Xuân Dương.
Chị Hồ Thị Công và hai con trai Mai Xuân Sơn (bên phải) và Mai Xuân Dương (bên trái).
Gia đình em Xuân Dương làm nghề nông, cả gia đình gồm 5 người sống dựa vào gần 2 sào ruộng. Gia đình rất mực khó khăn nhưng bố mẹ em Dương vất vả sớm hôm để cho 3 con đi học và có tiền khám, chữa bệnh. Để có tiền khám bệnh, thuốc thang cho vợ và cho con đi học, bố em Dương mặc dù bị câm nhưng phải vào trong Nam làm phụ hồ kiếm tiền gửi tiền về cho vợ con. Chồng đi làm xa, mặc dù bị bệnh hiểm nghèo, chị Công vẫn dậy sớm, thức khuya làm lụng rất vất vả để nuôi các con.
Là gia đình thuộc hộ nghèo, bố mẹ em Dương được vay 30 triệu đồng mua con trâu. Đó cũng là tài sản lớn nhất của gia đình chị. Hàng ngày, hai em Minh và Sơn phụ giúp mẹ những công việc nặng, còn em Dương thường xuyên cắt cỏ cho trâu. Vóc dáng nhỏ bé so với tuổi, mỗi lần đi cắt cỏ, em Dương phải nhờ mẹ hoặc chị gánh cỏ về nhà. Hôm đến nhà đã 11 giờ trưa, chúng tôi gặp em Dương đang rửa cỏ cho trâu. Hôm đó, mẹ em đi cắt cỏ về trưa, bị mệt nên phải nằm. Em Dương vừa đi học về dù rất đói bụng nhưng em vội vàng chưa kịp tháo khăn quàng, ra rửa một gánh cỏ rất to giúp mẹ.
Em Xuân Dương đang rửa cỏ cho trâu.
Chị Công cho biết: "Chị không chỉ bị bệnh hiểm nghèo mà còn mắc nhiều bệnh khác nên thường xuyên đau ốm. Nhiều lúc chị rất buồn lo, tuyệt vọng vì gia đình quá nghèo nên chị đi khám bệnh, khi nào đau nặng mua ít thuốc uống tạm, còn chữa bệnh thì chị không có tiền. Nhưng nghĩ đến chồng, các con nên cố gắng để các con được đến trường dù rất thiếu thốn đủ bề".
Sinh ra và lớn lên trong gia đình đặc biệt khó khăn, nhưng em Xuân Dương không vì cuộc sống khó khăn mà nản lòng. Dương đã vươn lên trong học tập, đạt nhiều thành tích đáng ghi nhận. Em liên tục đạt học sinh giỏi từ lớp 1 đến lớp 5. Trong hai năm học lớp 4 và 5, Xuân Dương đều đạt học sinh giỏi huyện. Năm lớp 5, em đạt giải Khuyến cấp huyện thi Toán giải Toán qua mạng và giải Khuyến cấp huyện về giao lưu Olympic Toán học tuổi thơ.
Cô Trần Thị Sen - giáo viên chủ nhiệm lớp 6A của em Dương cho biết: "Em Dương là một học trò rất chăm ngoan, học giỏi. Mặc dù gia đình em gặp rất nhiều khó khăn nhưng em luôn cố gắng vươn lên hoàn cảnh để học giỏi. Trong lớp, em không chỉ gương mẫu trong học tập mà còn tích cực tham gia các hoạt động của lớp và của nhà trường phát động".
Chia sẻ về hoàn cảnh của gia đình cậu học trò nhỏ hiếu học, ông Nguyễn Ngọc Lạn - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Diễn cho biết: "Gia đình cháu Mai Xuân Dương là một trong 46 hộ nghèo của xã, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bố cháu bị câm, mẹ nói ngọng, lại mặc bệnh tim và bệnh héo thận. Bù lại, ba chị em cháu Dương đều rất chăm ngoan, học giỏi, nhất là cháu Dương. Xã Quỳnh Diễn đã có quan tâm về vật chất và tinh thần để giúp đỡ cho gia đình cháu, nhưng với một xã nghèo thuần nông, việc giúp đỡ cho các gia đình thuộc hộ nghèo cũng chỉ ở mức nhất định. Chúng tôi rất mong các tổ chức và các cá nhân quan tâm, giúp đỡ cho gia đình cháu Dương bớt đi phần khó khăn, tiếp sức cho các cháu tiếp tục đến trường".
Nói về ước mơ sau này, Xuân Dương tâm sự: "Em sẽ cố gắng học tập thật giỏi, sau này trở thành một thầy giáo để giúp đỡ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn được đến trường".
Vân Đình
Theo dân trí
Cảnh khốn cùng của cô giáo làng mang bệnh hiểm nghèo Vẫn là đôi mắt trìu mến và giọng nói nhẹ nhàng đã dìu dắt bao thế hệ học trò, nhưng căn bệnh ung thư khiến cô Nhung trở nên tiều tụy. Nỗi thèm khát được trở lại bục giảng và tận tay chăm sóc hai đứa con thơ của cô đang xa dần. Chiều cuối tuần, những bệnh nhân ở gần về thăm...