Cô giáo bán 2 con bò, mua thuyền chở học sinh tới trường
Xóm Nhạp, xã Đồng Ruộng, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình còn nhiều hộ gia đình nghèo, cận nghèo.
Chính vì vậy, con đường tới trường của các em học sinh nơi đây cũng khó khăn, gian khổ hơn bao giờ hết khi phải trèo đèo, lội suối, qua sông. Báo VnExpress đưa tin, cô Bích Nụ là người ròng rã gần 20 năm chèo thuyền đưa các em nhỏ qua sông tới trường.
Xóm Nhạp, xã Đồng Ruộng, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình còn nhiều hộ gia đình nghèo, cận nghèo. Chính vì vậy, con đường tới trường của các em học sinh nơi đây cũng khó khăn, gian khổ hơn bao giờ hết khi phải trèo đèo, lội suối, qua sông. Báo VnExpress đưa tin, cô Bích Nụ là người ròng rã gần 20 năm chèo thuyền đưa các em nhỏ qua sông tới trường.
Cô Nụ đã có gần 20 năm đưa học sinh tới trường bằng thuyền. (Ảnh: Cặp Lá Yêu Thương)
Con thuyền này có được cũng chẳng dễ dàng gì. Sau khi lập gia đình, cô đã bàn với chồng về việc bỏ thêm số tiền lớn nâng cấp thuyền, chở các em học sinh tới trường được an toàn hơn. Sau khi bán 2 con bò được 15 triệu đồng, cô bỏ thêm tiền túi 1 triệu nữa mới đủ đóng chiếc thuyền có gắn khung động cơ. Đến khi số lượng học sinh ngày càng lớn dần, cô mới đổi cho ông bà ngoại lấy chiếc thuyền khác to hơn mới tiện chở các em.
Con đường tới trường của nhiều em nhỏ không dễ dàng. (Ảnh: Cặp Lá Yêu Thương)
Dù vất vả nhưng cô lúc nào cũng lạc quan. (Ảnh: Cặp Lá Yêu Thương)
Đều đặn, hàng ngày đúng 5h30, cô Bích Nụ lại xuống thuyền đi làm và lúc này đã có rất nhiều học sinh mang cặp, xách lồng cơm đợi sẵn. Lũ trẻ khi trông thấy cô, như một thói quen liền cất tiếng chào sau đó mặc áo phao xuống thuyền đến lớp. Để đến điểm trường chính ở xóm Hạ, xã Đồng Ruộng, huyện Đà Bắc, cô Nụ cùng các trò phải lênh đênh trên sông Đà khoảng 30 phút. Chưa hết, họ phải leo ngược dốc thêm 30 phút nữa mới tới điểm trường.
Video đang HOT
Cứ sáng sớm cô lại có mặt ở bến, chở các em tới trường. (Ảnh: Cặp Lá Yêu Thương)
Nhớ tới khoảng thời gian hàng chục năm làm người chèo thuyền thở các em tới trường, cô Nụ không khỏi xót xa nhưng gương mặt lại ánh lên sự vui mừng. Vì các con vẫn chăm chỉ học tập. Điều cô sợ nhất trên quãng đường đó là những ngày trời mưa gió, tầm nhìn hạn chế. Lúc đó cô trò phải thật sự tập trung cao độ để cắt sóng, xử lý sao cho sóng không dạt vào khiến các em bị ướt. Nhiều hôm khi lên tới bờ, cô trò đều bị ướt nửa người.
Nhiều lúc mưa lớn cực kỳ nguy hiểm. (Ảnh: Cặp Lá Yêu Thương)
Dù cuộc sống vất vả là vậy nhưng cô vui vì giúp được các em đi tìm con chữ. Đồng thời, gia đình cũng luôn ủng hộ cô Nụ bám trường suốt hàng chục năm qua. Cô chia sẻ: “Tôi đi làm không phải chỉ vì đồng lương, mà còn vì trách nhiệm với cộng đồng và tình yêu nghề. Ít ra, tôi cũng được đi học, có kiến thức nên muốn cống hiến cho quê hương”.
Cô được gia đình ủng hộ hết mực. (Ảnh: Cặp Lá Yêu Thương)
Lán trong rừng được mọi người dựng tạm cho cô trò nghỉ. (Ảnh: VnExpress)
Cũng như cô Nụ, rất nhiều thầy cô giáo khác từ miền xuôi lên vùng núi đã sẵn sàng gắn bó cả cuộc đời, mang lại con chữ cho học sinh. Gắn bó đủ lâu, điều khiến họ lưu lại đây chẳng phải để có công việc ổn định hay đi làm vì đồng tiền mà trên tất cả là mong muốn cống hiến, đưa con chữ tới gần các em hơn.
Nhiều thầy cô sẵn sàng trèo đèo lội suốt lên vùng cao dạy học. (Ảnh: Vietnamnet)
Dù vất vả nhưng họ không từ bỏ. (Ảnh: Vietnamnet)
Công việc dạy học vùng cao vất vả là vậy nhưng thầy cô nơi đây chưa bao giờ vơi đi tinh thần, sự cố gắng hay nhiệt huyết. Cống hiến của họ khiến nhiều người nhìn vào phải ngưỡng mộ.
Hình ảnh trước và sau khi đi dạy của cô giáo trẻ: Ngỡ già đi 10 tuổi
Giáo viên là người quan trọng nhất trong những năm tháng ngồi trên ghế giảng đường của mỗi người.
Và thầy cô giáo cũng được xem là một trong những nghề cao quý nhất bởi lẽ, họ chính là người đem đến điều hay lẽ phải, kiến thức bổ ích cho các thế hệ học sinh. Thế nhưng, đôi lúc thầy cô cũng phải đóng vai ác để có thể rèn những cô cậu học trò "nhất quỷ nhì ma" của mình.
Giáo viên là người quan trọng nhất trong những năm tháng ngồi trên ghế giảng đường của mỗi người. Và thầy cô giáo cũng được xem là một trong những nghề cao quý nhất bởi lẽ, họ chính là người đem đến điều hay lẽ phải, kiến thức bổ ích cho các thế hệ học sinh. Thế nhưng, đôi lúc thầy cô cũng phải đóng vai ác để có thể rèn những cô cậu học trò "nhất quỷ nhì ma" của mình.
Bận rộn với bài vở, giáo án, lại thêm những học trò tinh nghịch nên thầy cô lúc nào cũng phải đau đầu tìm phương pháp xử lý. Theo thời gian, thầy cô giáo đã không còn giữ được nét dịu dàng, xinh đẹp như những ngày đầu đi dạy mà trông nghiêm nghị, chững chạc hơn để học sinh nghe theo.
Cô giáo dường như đã thay đổi chóng mặt sau nhiều năm vào nghề. (Ảnh: Weibo)
Mới đây, loạt hình ảnh so sánh lúc mới vào nghề và sau nhiều năm của một giáo viên bên Trung Quốc là gây "bão" mạng. Nhìn vào những bức hình trước - sau đi dạy của cô giáo, ai cũng ngỡ ngàng trước sự biến hóa khôn lường ấy và đồng thời hiểu hơn về sự vất vả của nghề giáo. Các thầy cô đã hy sinh rất nhiều cho sự nghiệp "trồng người" của mình.
Trên trán lúc nào cũng xuất hiện nếp nhăn khi đứng trước đám trò nhỏ. (Ảnh: Weibo)
Nhìn vào những bức hình được đăng tải, có thể thấy cô giáo hồi trẻ cũng là một trong những mỹ nhân, gương mặt thanh tú, rạng rỡ. Trong những bức hình được ghi lại, lúc nào trông cô giáo cũng toát ra sự năng lượng, tràn trề nhựa sống. Thế nhưng, ở thời điểm hiện tại, dường như cô giáo đã thay đổi khá nhiều. Có lẽ vì dạy học căng thẳng nên không tránh được những lúc cô cau mày trên giảng đường. Trên gương mặt dường như lúc nào cũng suy nghĩ, liên tục tìm ra các phương pháp giảng dạy mới để học sinh có thể hiểu bài tốt nhất. Dường như do bận rộn nên cô giáo cũng có đôi phần "kém sắc" hơn so với trước.
Không ai tin đây là cùng một người. (Ảnh: Weibo)
Nhìn những bức hình trước - sau, ai cũng phải ngỡ ngàng thốt lên rằng: "Cứ như một người khác". Chắc hẳn, cô giáo rất bận rộn với giáo án, với dạy học, quan tâm học sinh nên mới có sự thay đổi lớn đến như vậy. Và chỉ qua những bức hình này, chúng ta mới hiểu thêm sự vất vả của nghề giáo.
Cùng một kiểu tạo dáng, vẫn mái tóc ngắn nhưng gương mặt đã không còn nét hồn nhiên, ngây thơ của năm nào. (Ảnh: Weibo)
Sự khác biệt lớn nhất có thể thấy ở giáo viên trẻ và giáo viên đi dạy lâu năm. Khi mới đi dạy, các cô giáo trẻ, đặc biệt là thế hệ Gen Z cũng rất chú ý đến trang phục, ngoại hình khi lên lớp của mình. Cách đây không lâu, Trà Giang, cô giáo trẻ sinh năm 2000 cũng gây sốt vì loạt trang phục đi dạy cực trendy, thời trang của mình.
Phong cách đi dạy gây sốt của cô giáo Gen Z. (Ảnh: Nguyễn Thị Trà Giang)
Trà Giang ưu tiên chọn những trang phục lịch sự, nhẹ nhàng mỗi lần lên lớp. (Ảnh: Nguyễn Thị Trà Giang)
Mỗi bộ trang phục được Giang lựa chọn khi lên bục giảng đều toát lên được sự tinh tế, sang trọng. Ngay cả những món đồ đơn giản như quần âu, áo sơ mi cũng được Giang phối một cách khéo léo, chỉn chu, thu hút sự chú ý của người nhìn. Phong cách mỗi buổi đi dạy cũng được Giang thay đổi linh hoạt khiến nhiều người phải xuýt xoa khen ngợi rằng: "Quá ấn tượng, không biết cô nàng đang đi dạy hay biểu diễn thời trang nữa". Ngoài thời gian đi dạy, với nhan sắc xinh đẹp, thân hình hoàn hảo, Trà Giang còn là mẫu ảnh. Chính vì vậy, không khó hiểu khi cô nàng có gu ăn mặc thời thượng, đầy tính thẩm mỹ.
Nhan sắc của cô giáo sinh năm 2000 này cũng cực kỳ nổi bật. (Ảnh: Nguyễn Thị Trà Giang)
Ngoài đi dạy, Giang còn là mẫu ảnh, KOL. (Ảnh: Nguyễn Thị Trà Giang)
Nhìn những bức hình của thầy cô, chúng ta mới hiểu được họ đã hy sinh nhiều đến như thế nào, thay đổi ra sao qua từng
Cô giáo cắt tóc nữ sinh ngay tại lớp Mạng xã hội lan truyền clip cô giáo cắt tóc nữ sinh ngay trong lớp tại trường học ở Vĩnh Phúc. Trả lời VTC News tối 22/3, đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc xác nhận những hình ảnh trong clip giáo viên cắt tóc học sinh ngay tại lớp là có thật. Sự việc diễn ra cách đây vài ngày tại...