Cô giáo Anh tặng học sinh bánh quy trang trí công thức toán
Mặt trên của những chiếc bánh quy là phương trình toán học như hàm lượng giác hypebol do cô Ella (Anh) viết.
Ella Dickson, 40 tuổi, là giáo viên toán tại trường Beaumont (St Albans, Hertfordshire, Anh). Cô dạy lớp toán cuối cấp trung học phổ thông trong hai năm và sẽ ngừng dạy lớp từ năm sau. Ella muốn dành món quà ấn tượng để chia tay học sinh.
Học theo một số giáo viên khác nướng bánh tặng học trò, cô Ella dành thêm thời gian trang trí bánh nhằm tạo dấu ấn riêng. Mặt trên của những chiếc bánh quy là phương trình toán học như hàm lượng giác hypebol.
“Học sinh lớp toán cuối cấp là những đứa trẻ đáng mến, vì vậy tôi muốn làm một điều đặc biệt để các em luôn nhớ về buổi học cuối cùng”, cô giáo giải thích.
Những chiếc bánh quy do cô Ella (Anh) trang trí có hình công thức toán ở mặt trên. Ảnh: Ella Dickson
Ngày 9/5, trên Twitter, cô giáo đăng ảnh những chiếc bánh bích quy có một không hai kèm chú thích: “Tôi dành cả chiều để trang trí những chiếc bánh này như một món quà dành tặng lớp toán cuối cấp vào ngày mai”.
Bài đăng thu hút sự ủng hộ của cộng đồng với gần 600 lượt thích. Nhiều người cho rằng chiếc bánh quá ấn tượng, không nỡ ăn. “Các em có thể không nhớ những công thức toán, nhưng họ chắc chắn sẽ nhớ bạn”, một người bình luận.
Video đang HOT
Học sinh lớp toán cũng yêu thích món quà của cô giáo. Trước khi thưởng thức, các em đem phương trình trên mặt bánh ra giải nhưng không làm được.
Trước đó, cô Ella từng sáng tạo những chiếc bánh quy trang trí hình GCSE, A level (các chứng chỉ giáo dục phổ thông tại Anh). Nhưng đây là lần đầu tiên cô thử viết những phương trình toán học lên bánh quy.
Học sinh lớp toán tặng lại cô Ella chiếc cốc có tên của cô, được trang trí bằng các phương trình toán. Ảnh: Ella Dickson
Đáp lại tình cảm của cô Ella, các em lớp toán dành tặng giáo viên một món quà mang đậm dấu ấn giữa cô và trò. Đó là chiếc cốc được trang trí bằng phương trình toán học yêu thích của cô Ella và những phương trình cả lớp cùng nhau nghiên cứu tìm lời giải.
“Các em tự thiết kế, thêm tên tôi lên chiếc cốc để không ai có thể cầm nhầm”, cô Ella xúc động nói. Hành động của học sinh đã truyền cảm hứng cho giáo viên dạy toán tiếp tục thực hiện những món quà mới lạ trong năm học tới.
Tú Anh (Nguồn: The Irish News)
Theo VNE
Giáo viên kể chuyện: "Tùy cô thôi"
Cô giáo dạy Toán bảo trò không có bài kiểm tra là ở lại lớp đấy. Ai ngờ giữa lớp học, trò mỉm cười nói to: "Tùy cô thôi".
Ảnh minh họa
Hôm qua, cô bạn gái của tôi, gọi điện thoại khóc nức nở vì buồn. Giờ bạn không biết mình phải làm thế nào nữa. Thời gian tới, câu chuyện của bạn sẽ lan truyền ra cả trường. Làm sao bạn còn nói được học trò nữa đây.
Cô bạn gái của tôi dạy Toán ở một trường cấp 2, có thâm niên đứng lớp 20 năm rồi. Vậy mà lần này bạn vẫn phải rớt nước mắt vì học trò.
Năm nay bạn được phân công dạy Toán lớp 9. Bạn là một nhà giáo có tâm và chuyên môn vững. Trong giảng dạy, bạn được học trò rất mực quý mến. Nhiều thế hệ học trò bạn dạy đã ra trường và thành đạt. Bạn từng rất vui và hạnh phúc khi mình được làm cô giáo.
Thế nhưng bây giờ thì chính bạn đang buồn cho nghề của mình. Lần đầu tiên bạn thấy học trò dám thách thức mình. Đó là một học trò của bạn. Cả năm em thường xuyên cúp tiết. Đến lớp giáo viên giảng em cũng không thèm nghe. Bài kiểm tra em cũng không thèm làm. Đã nhiều lần bạn phản ánh chuyện này với giáo viên chủ nhiệm (GVCN) và ban giám hiệu (BGH) trường. Tuy nhiên, GVCN thì sợ ảnh hưởng sĩ số đến chất lượng thi đua nên cứ lơ đi. BGH thì cũng tư tưởng ấy. Cuối cùng vẫn là những câu nói quen thuộc "Em thông cảm cho trò đi. Trường mình là trường chuẩn mà. Học sinh khối 9 buộc phải tốt nghiệp 100%".
Thông cảm với nỗi khổ của GVCN và BGH trường nên bạn đã rất nhẹ nhàng với trò. Cuối năm, bạn tạo điều kiện hết mức cho trò. Bạn cho em kiểm tra lần 2 trên lớp. Câu hỏi thì rất dễ. Tưởng em sẽ biết ơn cô mà làm bài. Vậy nhưng, em vẫn chẳng thèm làm.
Trong tâm trạng bực mình, bạn bảo trò không có bài kiểm tra là ở lại lớp đấy. Ai ngờ giữa lớp học, trò mỉm cười nói to: "Tùy cô thôi".
Nghe trò nói, bạn buồn vô cùng. Bước ra khỏi lớp, nước mắt bạn cứ thế tuôn rơi. Cái chính là bạn không dám cho trò ở lại thật. Bạn không có quyền cho trò ở lại lớp. Thành thử trò mới dám thách thức GV như vậy.
Bây giờ, học trò không học vẫn được lên lớp. Nhiều em truyền tai nhau, học làm gì, cuối năm cô lo điểm tất. Rồi mình vẫn lên lớp thôi. Thành thử, bây giờ cô sợ trò hơn là trò sợ thầy.
Câu chuyện của bạn cũng chẳng có gì là lạ cả. Đồng nghiệp vẫn bắt gặp thường xuyên ở trường mình, lớp mình đó thôi. Chẳng qua để bảo vệ mình và quyền lợi của mình mà GV đành chịu đựng. Ai cũng tự bảo nhau "phận thiên lôi, chỉ đâu thì đánh đó". Lãnh đạo bảo sao mình cứ thế mà làm. Với lại, học sinh bây giờ như thế cả, chấp với các em làm gì. Đất không chịu trời, thì trời phải chịu đất thôi.
Biết là rất buồn nhưng tôi cũng chỉ biết động viên bạn cố gắng. Gặp học trò cá biệt thì phải "dỗ ngọt" thôi, chứ làm quá thì trò cũng chẳng sợ đâu. Rồi cuối cùng lại tự làm khổ chính bản thân mình.
Tự nhiên, tôi cứ ước ao: "Bao giờ GV chúng tôi được đánh giá đúng năng lực của người học. Bao giờ các em học sinh mới học thật, thi thật. Bao giờ chúng tôi mới được quyền cho học sinh ở lại lớp đây"?
LT
(Tây Ninh)
Theo Dân trí
Thầy giáo ra "bài toán quốc dân", học sinh nào cũng muốn giải nhưng đời không như là mơ Đúng là "vỏ quýt dày có móng tay nhọn". Tình trạng học sinh lười lên bảng , lười giơ tay phát biểu luôn là vấn đề làm đau đầu các thầy cô giáo. Nhưng dù học sinh "lầy" đến đâu thì thầy cô vẫn luôn có cách "đặc trị".Thầy giáo này là một ví dụ điển hình. Ra Tết, cả lớp vẫn còn...