Cô giáo 12 năm đi 55km đến lớp mỗi ngày
Hàng ngày, cô phải dậy từ 4 giờ sáng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, từ nhà đến trường là 55km, cô phải căn giờ để chậm nhất là 7h10 phút phải có mặt ở lớp. Phần lớn học sinh nhà trường là người dân tộc. Tỷ lệ học sinh thuộc diện hộ nghèo lên tới 70 đến 80%, Ban Giám hiệu (BGH) nhà trường và các thầy cô giáo phải chung lưng tìm lời giải cho bài toán duy trì sĩ số.
Tận mắt mới thấy
Cô là Phạm Thị Hằng, sinh năm 1977. Tốt nghiệp CĐ Sư phạm chuyên ngành Ngữ văn năm 1999 – cô bắt đầu sự nghiệp “trồng người” tại Trường THCS xã Phúc An (Yên Bái) năm 2000. Và cũng thời gian này, cô trở thành vợ của một người lính. Tới năm 2002, cô được điều chuyển về trường THCS xã Yên Thành và là giáo viên giảng dạy tại đây tới nay.
Hỏi về lịch trình hàng ngày, cô niềm nở cho hay, một ngày mới bắt đầu từ từ lúc 4 giờ sáng để nấu cơm. 5 giờ kém, thức các con dậy, cho con ăn và đi gửi con rồi đến việc công. Ngày nắng cũng như ngày mưa, từ nhà đến trường là 55km, cô phải căn giờ để chậm nhất là 7h10 phút phải có mặt ở lớp.
Mười hai năm cho một hành trình không đổi với 55 km cho mỗi lượt đi về tại các ngôi trường vùng 135 (Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi).
Một lớp học vùng cao. Ảnh Lê Anh Dũng
Năm học 2012-2013, cô giáo Hằng được phân công chủ nhiệm lớp 9 và phụ trách một phòng bán trú 31 học sinh.
Video đang HOT
Nếu chỉ tính theo quy định, định mức lao động của cô là 17 tiết mỗi tuần. Phải tận mắt nhìn những việc làm của cô cũng như các cô giáo ở nơi đây, mới có thể cảm nhận được phần nào sự nỗ lực đến tột cùng.
Phần lớn học sinh nhà trường là người dân tộc ít va chạm nên khi sống tập trung, thầy cô giáo phải dạy từ cách chào hỏi, cách ăn uống thế nào cho hợp vệ sinh, cách rửa bát, cách gấp chăn màn…Tỷ lệ học sinh thuộc diện hộ nghèo lên tới 70 đến 80% nên bài toán duy trì sĩ số BGH nhà trường và các thầy cô giáo phải chung lưng tìm lời giải.
Phụ huynh tin mới cho con đi học
Làm giáo viên chủ nhiệm (GVCN) – công việc của cô giáo Hằng đòi hỏi tinh thần trách nhiệm không chỉ của một người thầy mà còn là tình yêu thương của một người mẹ.
Cô tìm đến nhà từng học sinh, có em nhà cách trường tới 11, 12 km. Đường đèo dốc lầy trơn thế nào cũng phải cố gắng để phụ huynh quý và tin mình mới cho con đi học.
Học sinh vùng cao. Ảnh Lê Anh Dũng
Là trường thuộc loại hình trường bán trú dân nuôi, nhà nước hỗ trợ kinh phí cho mỗi cháu 40% mức lương cơ bản/tháng (khoảng 300.000- 400.000 đồng theo thời điểm). Để đảm bảo cho học sinh được ăn ba bữa cơm mỗi ngày, cha mẹ các em nộp từ 2 – 3 kg gạo trong một tuần nhưng cũng có em không có nổi ngần ấy gạo mang đến trường. Khi đó lũ trò nghèo nhưng giàu lòng tự trọng lại chẳng dám đến lớp.
Thương trò, các thầy cô bảo nhau ủng hộ gạo để các em có cơm ăn no mà đi học. Rồi mùa đông đến, cái lạnh cắt da cắt thịt miền sơn cước càng tê buốt hơn bởi nhiều cháu chỉ phong phanh manh áo mỏng, các thầy cô lại gom góp áo quần cho các em đủ ấm.
Như tất cả các thầy cô khác, với đồng lương khiêm tốn của mình (từ 2000 đến tháng 3 năm 2008 là giáo viên hợp đồng, tháng 4 năm 2008 được vào biên chế) cô vẫn sẵn lòng sẻ chia mà không hề so đo toan tính.
Ngoài giờ lên lớp, cô và đồng nghiệp nhận tất cả các công trình trong nhà trường cần thuê khoán các thầy nhận xây dựng, các cô nhận việc cấp dưỡng để lấy tiền hỗ trợ cho học sinh.
Hạnh phúc nhỏ nhoi
Những ngày lễ tết, nhiều thầy cô vùng thấp còn có hạnh phúc được đón nhận những đóa hoa tri ân của học trò nhưng với cô giáo Hằng và các đồng nghiệp của cô ở ngôi trường này lại là điều gần như không thể.
Kỷ niệm khó quên nhất có lẽ là một lần nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam. Cô bất ngờ nhận được lời chúc mừng của em lớp trưởng. Nhìn vẻ lúng túng, ngại ngần của em khi bày tỏ tình cảm, cô thấy rưng rưng. Hạnh phúc của người thầy ở ngôi trường vùng khó nhiều khi chỉ là một điều hết sức nhỏ nhoi như thế.
Thoáng chút suy tư, cô Hằng tỏ ra mạnh mẽ: “Những năm đầu, khi mới chỉ là giáo viên hợp đồng, cả nhà chỉ trông nhờ vào một suất lương bộ đội của chồng. Trách nhiệm của người con, người vợ, người mẹ…đè nặng lên vai. Nhiều lúc nhìn các con thơ phải thức dậy từ 5 giờ sáng còn mình thì lặn lội trên đường vắng khi nhiều người còn đang chìm trong giấc ngủ ấm áp, tưởng chừng không thể vượt qua được. Nhưng rồi đứng trên bục giảng, gắn bó với học trò thì lại quên hết.”
Các thầy cô động viên nhau cố gắng bền gan vượt khó và thế là đàn trẻ dần trưởng thành. “Em Bàn Thị Thịnh ở thôn 3 – nhà có 7 chị em, nghèo quá, mẹ bắt nghỉ học ở nhà. Nhưng cô đến nhà vận động. Một lần, hai lần… Thương cô, mẹ cho Thịnh đi học tiếp. Không phụ lòng cô em chăm chỉ luyện rèn và bây giờ em đã tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội – khoa Toán tin – sắp nối nghiệp cô giáo” – cô Hằng niềm nở.
Theo 24h
700 suất học bổng cho trẻ em nghèo Tây Nguyên
Sáng 28-10, tại TP Pleiku - Gia Lai, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã trao 700 suất học bổng trị giá 2,1 tỉ đồng cho trẻ em nghèo hiếu học, có nguy cơ bỏ học tại 5 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên là Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum và Lâm Đồng.
(Ảnh minh họa)
Phó Chủ tịch nước yêu cầu lãnh đạo các tỉnh và những ngành chức năng thuộc khu vực Tây Nguyên cần quan tâm chăm lo hơn nữa đối với trẻ em nghèo, có nguy cơ bỏ học các thầy cô giáo phải tạo mọi điều kiện để giúp trẻ em nghèo tới trường, có phương pháp giảng dạy phù hợp với trình độ của học sinh và liên hệ thường xuyên với cha mẹ của học sinh, nhất là học sinh nghèo, học sinh dân tộc.
Theo TTXVN, 700 suất học bổng được trao nằm trong chương trình "Em không phải bỏ học" do Tổng Công ty Điện lực TPHCM, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu liên Thái Bình Dương, Tập đoàn Đầu tư Tiến Lộc - Quỹ Doanh nhân vì cộng đồng tài trợ.
Theo người lao động
Xót lòng những đám cưới học sinh Chuyện thành vợ thành chồng của lớp trẻ ở đây nghe ra rất đơn giản. Không màng đến tuổi tác. Mặc kệ đang ngồi ghế nhà trường. Cứ thấy ưng cái bụng là thoải mái đến với nhau. Bỏ đèn sách lên xe hoa Đến thôn 1, xã An Trung thuộc huyện miền núi An Lão (Bình Định), hỏi nhà ông Đinh Văn...