Cố giành bằng được chồng người khác, kẻ thứ 3 diện đồ hiệu mấy trăm triệu để “khuếch trương” nhưng tình thế bất ngờ xảy ra khiến cô nàng chạy vội
Nhài đầu tiên là sững sờ, rồi cắn chặt răng đến bật máu môi vì phẫn nộ và căm hận khi nhận ra Hiền nói quá đúng.
Hôm nay là một ngày vô cùng đặc biệt với Nhài. Là ngày mà người tình của cô nàng và vợ anh ta chính thức nhận phán quyết ly hôn.
Cả chiều Nhài dành thời gian lên đồ để hẹn gặp vợ cũ của người tình. Khi đường phố đã lên đèn lấp lánh, Nhài xúng xính trong cây đồ hiệu sang chảnh lái ô tô đi. Từ váy, giày, túi xách, vòng cổ, khuyên tai… tổng số tiền cô nàng đắp lên người đến cả mấy trăm triệu chứ chẳng đùa.
Lần gần đây nhất Nhài gặp Hiền, vợ cũ của người tình đã là vài tháng trước. Khi đó, Hiền thủng thẳng bảo rằng, nếu Nhài có thể khuyên được người đàn ông ấy chủ động ly hôn vợ thì Hiền chẳng thèm níu giữ mảy may.
Hiện giờ Nhài đã thành công rực rỡ. Nếu không tới trước mặt Hiền, nhìn kỹ vẻ mặt rầu rĩ, cay cú, căm hận… của chị ta thì sao thỏa được bao đắc ý, sung sướng trong lòng Nhài lúc này.
Thế nhưng khi nhìn thấy Hiền thì Nhài lại sững người mất một lúc. Hiền ăn vận nhẹ nhàng, chẳng phải hàng hiệu gì nhưng vẫn đầy thanh lịch và tao nhã. Nhất là vẻ mặt dửng dưng, điềm tĩnh kia hình như ngàn năm không đổi.
Trước đây Hiền vẫn là vợ chính thức chẳng nói làm gì, giờ cô chỉ là kẻ bại trận không hơn. Tại sao cô vẫn điềm nhiên như thế?
Đây chẳng phải lần đầu tiên 2 người chạm trán nên vừa ngồi xuống Nhài đã bắt đầu huênh hoang:
Video đang HOT
“Anh ấy mua chiếc xe này tặng em nhân dịp 2 năm bên nhau này chị, chị thấy có đẹp không? Còn bộ đồ này, mấy trăm triệu bạc mà anh ấy rút ví chẳng chớp mắt. Tủ quần áo của em chật ních rồi nhưng lần nào ra phố anh cũng phải kéo em đi mua thêm mới chịu. Được cưng chiều quá đôi khi cũng thấy phiền chị nhỉ”.
“Ồ, vậy à. Chúc mừng em nhé”, Hiền cười cười nhìn Nhài xinh đẹp, nóng bỏng trong bộ đồ có giá trị bằng cả một gia tài so với người bình thường. Quả thật Nhài rất đẹp, một nét đẹp khác lạ khiến bất cứ gã đàn ông nào cũng mê đắm. Đó hẳn là lý do chồng cũ bất chấp đòi ly hôn cô, chuẩn bị cho Nhài một danh phận.
“Chị… Sao chị luôn dửng dưng như thế? Thiên hạ nói tôi yêu anh ấy vì tiền nhưng tôi thấy chị chẳng thanh cao hơn tôi đâu. Nếu chị thật sự yêu anh ấy, sao chị có thể không chút đau khổ, chua xót khi anh ấy bỏ mình theo người phụ nữ khác?”, Nhài tức tối chất vấn Hiền.
Hiền cười nhạt đáp: “Em nên nhớ, chị và anh ta nên duyên từ những ngày anh ta còn chưa có gì trong tay đấy”. Đó là minh chứng rõ nét nhất cho việc Hiền có vì tiền mà ở bên chồng hay không.
“Còn chuyện buồn ư? Khi một thứ vốn gắn bó với mình bỗng chốc rời xa, ai cũng chẳng thể thoải mái. Nhưng chị không buồn lâu, vì anh ta phản bội chị chứ đâu phải chị đánh mất anh ta. Nỗi buồn dành cho kẻ phụ bạc bản thân, dù chỉ là chút ít chị thấy vẫn phí phạm!”, Hiền nhìn thẳng vào Nhài, rành rọt nhấn mạnh từng chữ một.
“Cuộc sống của chị, chồng chỉ chiếm một phần, chưa bao giờ là tất cả. Cho nên khi anh ta rời đi, chị vẫn hoàn toàn vui tươi, yêu đời, làm những việc mình muốn, tận hưởng cuộc sống theo cách của chị. Rồi mở lòng tìm kiếm một tình yêu khác, có thể lắm chứ”, Hiền bật cười khúc khích: “Còn em, dành toàn bộ thời gian và tâm sức để chạy theo 1 người đàn ông, em có thấy mệt lắm không?”.
Nhài đầu tiên là sững sờ, rồi cắn chặt răng đến bật máu môi vì phẫn nộ và căm hận khi nhận ra Hiền nói quá đúng. Mấy năm qua, coi việc lấy lòng người tình, cướp anh ta từ tay vợ gần như là lẽ sống của mình. Cuối cùng giành được anh ta nhưng Nhài có hạnh phúc không?
Cuộc sống của cô ta chỉ toàn mưu tính và tranh giành. Bên dưới nụ cười ngọt ngào giả dối với người tình lại chất chứ đầy những ghen tị, đố kị, lo sợ và oán hận. Chẳng giây phút nào cô ta được thảnh thơi, an nhiên và thấy lòng mình bình yên cả.
Sau này kể cả may mắn lên chức vợ, Nhài sẽ vẫn phải căng mình ra chiến đấu với những “Nhài 1″, “Nhài 2″… lăm le cướp chồng. Cuộc sống như vậy, thật sự quá mệt mỏi.
Nhài cảm giác bản thân như bị rút cạn hết sức lực. Đầu óc cô nàng ong ong không suy nghĩ được gì nữa. Cô ta hấp tấp đứng dậy, không kịp chào hỏi Hiền đã quay người chạy vội khỏi quán cafe. Lần đầu tiên trong lòng Nhài hiện lên 1 câu hỏi: “Có đáng không?”.
Nhiều người vẫn nói, phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng. Quan niệm đàn ông là người nắm giữ chìa khóa hạnh phúc của phụ nữ ấy thật vô cùng sai lầm. Thậm chí chính nó đã đẩy bao người vợ vào cảnh ngộ bi kịch khi coi chồng là cả thế giới của mình.
Hôn nhân chưa bao giờ được mặc định là cả đời. Chồng, nói thẳng ra chỉ là “đối tác” trong hôn nhân. Đối tác chân thành, bạn hãy cho đi thật lòng. Khi đối tác ấy không làm tốt cam kết ban đầu, bạn hoàn toàn có thể chấm dứt giao ước hoặc đổi một đối tác khác “hẳn hoi” hơn. Cho nên ấy mà, được trao cho hẳn “danh hiệu” nặng ký nhường ấy, e rằng đối tượng mang tên “chồng” không nhận nổi đâu!
Hãy yêu lấy bản thân trước tiên, phụ nữ ạ. Và cần độc lập với chồng cả về cảm xúc lẫn kinh tế. Để khi không thể bên nhau nữa, bạn vẫn có thể mỉm cười bắt đầu một cuộc sống mới. Phụ nữ chưa bao giờ sướng khổ do chồng. Phụ nữ sướng khổ là ở chính bản thân mình!
Vợ con cho kẻ bạc bẽo về nhà
Đi nhiều nơi, vui nhiều chỗ, kết quả là chẳng còn nơi nào để tá túc. May sao Khánh vẫn được vợ con cho về nhà tránh dịch.
Đứa con gái đầu 5 tuổi, bằng số năm Khánh bỏ nhà theo ả đàn bà lớn tuổi góa chồng. Con mình thì không chăm, lại tháp tùng, đón đưa con đàn cháu đống của họ. Mỗi khi có ai nhắc đến tên chồng, chị Minh chỉ muốn có thể túm lấy hắn mà cào cấu, cắn xé.
Ngày tháng rồi cũng qua, nỗi đau đã chai lỳ, vật lộn với miếng cơm manh áo khiến chị không còn thời gian nghĩ chuyện vẩn vơ. Trong tâm trí, chị xem anh không còn tồn tại. Vậy mà, mới hôm kia khi thấy thằng con trai lớn về nhà bỏ ăn, gặng hỏi nó mới nói: "Con thấy ba chống nạng ngồi bên đường". Chị im lặng, nhưng có một nỗi hả hê trong lòng: "đúng là nghiệp quật", mà nghiệp này đến nhanh hơn chị tưởng tượng rất nhiều.
Nhưng rồi chị lại khổ tâm khi con nằng nặc: "Cho ba về đi mẹ, đang dịch bệnh thế này, ông ấy lang thang con thấy không ổn". Chị Minh đã không còn xem anh là chồng, nhưng dù sao vẫn là bố của thằng Thanh và cái Nguyệt. Chúng đã từng căm hận người ấy rất nhiều, nhưng máu mủ tình thâm, may phước ông ấy lại có những đứa con hiếu thảo.
Chị tưởng rằng, sẽ không bao giờ có thể nhìn mặt anh (Ảnh minh họa)
Chuẩn bị tâm lý sẽ bị khinh thường, nhận vô vàn lời đay nghiến chì chiết từ vợ, nhưng điều đó đã không xảy ra, Khánh xấu hổ khi thấy chị nói con: "Ra mời ba vào ăn cơm". Đôi chân cà niễng vì tai nạn giao thông đi lại đã khó khăn, giờ thêm chút ngượng ngùng, bữa ăn đầu tiên sau bao lâu xa cách khiến mọi người lặng lẽ.
Những ngày tiếp theo cũng vậy, sự bình thản đến lạnh lùng của chị khiến anh thấy ngột ngạt. Anh muốn rời đi. "Anh muốn đi đâu, tôi chở đi", lời chị nói khiến Khánh giật mình. Anh sợ âm sắc trong từng lời nói của chị.
Ngày trước, chị đã xin anh đừng chạy theo những người đàn bà khác bằng giọng của kể yếu thế, phải xuống nước. Vậy mà sau chừng ấy năm, chị quả quyết, rành rọt nghe đến lạ. "Cô ấy đã không còn là như trước", anh nghĩ.
"Nếu em thấy khó chịu vì sự xuất hiện của anh, cứ để anh đi", anh soạn đồ để đi, nhưng thằng con đã về, nó giật chiếc ba lô trên tay anh trách móc: "Mẹ đã để cho con đón ba về, thế mà ba không hiểu nữa à". Khánh đứng đó, rối bời, vợ anh cũng bước đi, chỉ có con bé nhỏ là chạy tới cầm tay anh, lay lui lay tới.
Bao năm theo tiếng gọi của tự do, của ái tình, vợ con nào có nhờ cậy được gì ở Khánh. Giờ thân đã tàn, tiền đã kiệt, anh ái ngại khi thấy mình là gánh nặng cho vợ con.
"Tôi đang cần người làm gấp các loại hàng dán giấy này, anh có thể làm để có thêm thu nhập", chị nói, vẫn lạnh lùng, mở ra cho anh cái cớ để khỏi mặc cảm tự ti. Đó là công việc anh làm được, cũng là cách mẹ con chị mưu sinh bấy lâu nay. Cảm giác hổ thẹn và nỗi ân hận trào dâng khi chính anh cũng không nghĩ rằng mình có thể được chị cho cơ hội.
Các con đã mở vòng tay tha thứ, chị cũng không nỡ nào (Ảnh minh họa)
Chẳng còn mặt mũi để hứa hẹn thề thốt gì, anh tự nhủ: "Đời này mình mắc nợ vợ con đã nhiều, nhưng vẫn còn cơ hội để làm lại".
Nắng vẫn chiếu trên hiên nhà, tiếng cắt giấy vẫn vang lên rột roạt, con bé Nguyệt chạy lăng xăng, thỉnh thoáng cất lên tiếng: "Ba ơi, mẹ ơi".
Em thích chung nhà với mẹ anh Em tên Thu (1990), vào TP HCM học và làm việc đến nay 12 năm. Gia đình sống tại Hà Nam, nề nếp, gia giáo, không đạo. Công việc của em làm văn phòng, thu nhập ổn định. Em cũng từng có 2 mối tình nhưng nhiều lý do không đi tới đâu (gần đây nhất vì tín ngưỡng tôn giáo). Em là...