Có gì trong chiếc bánh mì giá 100 USD ở TP.HCM
Thay vì ăn những chiếc bánh mì bình dân quen thuộc ở hàng quán vỉa hè, các thực khách sành ăn có thể thưởng thức ổ bánh mì 100 USD với nguyên liệu độc đáo mà vẫn đậm vị Việt.
Bánh mì là món ăn bình dân phổ biến ở Việt Nam. Tại TP.HCM, bánh mì được bán nhiều tại xe đẩy vỉa hè, các cửa tiệm bình dân ven đường. Một nhà hàng sang trọng chuyên phục vụ các món ăn Việt tại TP.HCM đã nâng tầm bánh mì thành món ăn xa xỉ với giá 100 USD/ổ. Ảnh: anansaigon.
Đầu bếp Peter Cuong Franklin là người tạo ra những chiếc bánh mì có giá đắt đỏ của nhà hàng Anam Saigon. Chia sẻ với South China Morning Post (Trung Quốc) về lý do tạo nên chiếc bánh mì 100 USD, ông Franklin nói: “Một phần nhiệm vụ của tôi là nâng ẩm thực Việt Nam lên một tầm cao hơn. Bánh mì phổ biến trên khắp thế giới bởi vì nó là món dễ ăn. Mọi người thường nghĩ đây là món ăn giá rẻ, vì vậy tôi muốn làm điều gì đó khác biệt với những chiếc bánh mì”. Ảnh: davis_nguyenski.
Với giá bán đắt đỏ, món bánh mì độc đáo nhận được sự quan tâm lớn của các thực khách nước ngoài. Các nguyên liệu sử dụng trong bánh được nâng tầm về chất lượng mà vẫn đảm bảo hương vị truyền thống. Ảnh: jenni.giang, mikexingchen.
Ổ bánh mì 100 USD có sốt mayonnaise nấm, pate, thịt lợn, gan ngỗng, ngò, dưa chuột, húng quế và bạc hà. Món này còn được phục vụ kèm với khoai tây chiên và trứng cá muối. Ông Franklin chia sẻ với SCMP rằng những người sành ăn sẵn sàng móc hầu bao để xem trải nghiệm hương vị của món này. Ảnh: mikatam.
Video đang HOT
Nguyên liệu làm nên giá thành đắt đỏ của chiếc bánh là phần gan ngỗng béo. Thay vì để nguyên chiếc, ổ bánh mì 100 USD được chia nhỏ thành từng phần để thực khách dễ dàng thưởng thức. Ảnh: anansaigon, itspronouncedkeng.
Ngoài bánh mì, quán còn phục vụ nhiều món Việt truyền thống được chế biến, trang trí sang trọng như chả nem, bánh xèo tacos, phở bò… Ảnh: mandyb.
Theo Zing
11 món quen nhưng bị cấm ở nhiều quốc gia
Nhiều thực phẩm quen thuộc hàng ngày nhưng bị nhiễm một số chất có hại cho sức khỏe đã bị cấm ở nhiều quốc gia.
Gà
Không phải tất cả các loại gà mà chỉ loại thịt gà được xử lý bằng clo là bị cấm ở châu Âu. Lệnh này được áp dụng từ năm 1997 vì nghi ngại hàm lượng clo dư thừa có thể gây hại cho sức khỏe. Quy định này cũng được áp dụng ở Nga từ năm 2010. Tuy nhiên, rửa gà bằng clo lại là phương pháp khá phổ biến vì giúp loại trừ khả năng nhiễm khuẩn salmonella và các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác.
Ngũ cốc dạng thanh
Ngũ cốc, bột yến mạch và các loại thực phẩm tương tự được coi là đồ ăn lành mạnh vì chứa các vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Chúng được yêu thích trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ngũ cốc dạng thanh không được chào đón ở Đan Mạch. Quốc gia Bắc Âu đưa ra lệnh cấm vì chúng chứa quá nhiều chất độc hại trong quá trình chế biến và từ các chất đi kèm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến trẻ em, suy giảm chức năng gan thận nếu dùng thường xuyên.
Nước tương
Với ẩm thực châu Á, nước tương là một thành phần quan trọng, không thể thiếu trong các bữa ăn. Nhưng loại nước chấm làm từ đậu nành này cũng bị cấm ở một số nước châu Âu, Nga, các quốc gia vùng vịnh... Lý do là 82% đậu nành bị biến đổi gene. Tác động của thực phẩm biến đổi gene GMO với sức khỏe đã được chứng minh khoa học. Ngoài ra, nước tương cũng có thể chứa ethyl carbamate - một chất gây ung thư nguy hiểm.
Nhiều loại thịt
Trong quá trình chế biến, thịt gia súc, lợn và gà tây chứa ractopamine - một chất giúp động vật tăng trọng nhanh chóng. Các nhà khoa học cho rằng chúng có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là các vấn đề tim mạch. Thịt được chế biến bằng ractopamine bị cấm ở 160 quốc gia, bao gồm các nước châu Âu, Trung Quốc và Nga.
Bim bim khoai tây
Các loại bim bim khoai tây chiên đều chứa olony - một chất thay thế chất béo tổng hợp, bị cấm ở Canada và châu Âu. Chúng cản trở cơ thể hấp thụ các chất và vitamin hữu ích và có thể dẫn đến các vấn đề dạ dày.
Táo
Trong một cuộc kiểm tra do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ tiến hành, người ta đã phát hiện ra rằng 80% táo có chứa diphenylamine (DPA), giúp trái cây tươi lâu hơn để chúng có thể được xuất khẩu khắp thế giới. Ở châu Âu, DPA được coi là một chất có hại có thể gây ung thư. Đó là lý do tại sao táo chứa DPA đã bị cấm ở đây kể từ năm 2012.
Thạch
Theo ủy ban châu Âu, thạch gelatin trong cốc nhỏ rất nguy hiểm đối với trẻ em vì nguy cơ gây ra ngạt đường thở. Loại đồ ăn này cũng có thể chứa konjac - một loại chất sẽ nở ra khi gặp ẩm, càng làm tăng nguy cơ trẻ mắc nghẹn cổ họng. Thậm chí, ngay cả khi dùng các biện pháp sơ cứu cũng khó để đẩy viên thạch ra ngoài. Do đó, chúng bị cấm ở châu Âu, Australia và một số nước khác.
Bánh mì
Bánh mì có chứa azodicarbonamide (ADA, E927) bị cấm ở châu Âu và Australia. ADA được sử dụng để làm cho bột trắng và giúp giữ cho sản phẩm tươi lâu hơn. Chúng còn có thể gây dị ứng và hen suyễn.
Khoai tây nghiền ăn liền
Để sản xuất khoai tây nghiền, người ta thường sử dụng butylhydroxyanisole (iT, 320). Viện y tế quốc gia Mỹ đã tiến hành một số nghiên cứu và kết luận rằng chất bảo quản này có khả năng gây hại cho sức khỏe con người. Cũng có thể tìm thấy chúng trong các sản phẩm khác như: thực phẩm đông lạnh, súp và sốt mayonnaise. Chất này bị cấm ở Nhật Bản và một số nước châu Âu.
Bơ thực vật
Tiêu thụ chất béo chuyển hóa có thể dẫn đến các vấn đề trao đổi chất, huyết áp cao và các bệnh tim mạch. Tỷ lệ chất béo chuyển hóa cao nhất được tìm thấy trong bơ thực vật: chiếm khoảng 15% tổng trọng lượng sản phẩm. Thực phẩm chất béo chuyển hóa bị cấm ở Canada, Đan Mạch và Thụy Sĩ. Ngoài ra, ở nhiều quốc gia, có luật hạn chế số lượng được phép trong thực phẩm.
Gan ngỗng
Gan ngỗng là một món ngon nổi tiếng trên toàn thế giới. Nhưng ở một số nước châu Âu, Israel, Áo, Argentina và một số quốc gia châu Mỹ, việc sản xuất món ăn này bị cấm, không phải vì có nguy cơ gì với sức khỏe mà là để ngăn ngừa ngược đãi động vật. Ngỗng bị nhốt trong những chiếc lồng nhỏ và bị nhồi ăn tới khi gan to gấp 7-10 lần bình thường. Hành động này khiến các hiệp hội bảo vệ động vật phẫn nộ.
Theo Ngôi sao
Những loại thịt khiến du khách "chết khiếp" nhưng là đặc sản của nhiều nước, trong đó có Việt Nam Có một số loài động vật tưởng chừng như không thể ăn được nhưng lại trở thành món ngon trên bàn ăn ở các quốc gia khác. 1. Thịt trăn Theo một báo cáo địa phương vào ngày 16.1.2014, ở Fort Myers, Florida, Mỹ sau khi một nhân viên ở đây nói đến sự xâm lấn của loài trăn trong khu vực. Những...