Có gì trong căn cứ mới của Nga ở Bắc cực?
Xe phóng tên lửa chạy qua những con đường băng tuyết và hệ thống phòng không chĩa thẳng lên bầu trời từ một tiền đồn quân sự ở Bắc cực, một cứ điểm quan trọng để Nga thể hiện sức mạnh của mình ở vùng cực giàu tài nguyên.
Một lính Nga đứng gác gần hệ thống phòng không Pansyr-S1 hôm 3/4. (Ảnh: AP)
Căn cứ được đặt tên là Severny Klever (nghĩa là Cỏ ba lá phía bắc) dựa vào hình dạng của nó, và được sơn màu trắng, xanh da trời và đỏ, như màu trên quốc kỳ Nga. Nó được thiết kế để binh lính có thể di chuyển khắp căn cứ mà không phải đi ra ngoài trời – một biện pháp phòng ngừa hữu ích ở khu vực mà nhiệt độ thường tụt xuống -50 độ C trong mùa đông, và ngay cả mùa hè cũng xuống mức đóng băng vào ban đêm.
Căn cứ này nằm trên đảo Kotelny, giữa biển Laptev và biển Đông Siberia trên tuyến vận tải biển của Bắc cực. Đây là nơi đồn trú lâu dài của 250 quân nhân chịu trách nhiệm duy trì các hệ thống giám sát dưới biển, trên không, và phòng thủ bờ biển như các tên lửa chống hạm.
Căn cứ của Nga có đủ trang thiết bị để tồn tại độc lập hoàn toàn trong hơn 1 năm.
“Nhiệm vụ của chúng tôi là giám sát trên không và tuyến biển phía bắc”, trung tá Vladimir Pasechnik, chỉ huy căn cứ, cho biết. “Chúng tôi có mọi thứ cần thiết để hoạt động và sống thỏa mái”, ông nói.
Căn cứ mở rộng của Nga trên đảo Kotelny ở Bắc cực. (Ảnh: AP)
Nga không phải nước duy nhất đang nỗ lực khẳng định quyền tài phán của mình trên các khu vực thuộc Bắc cực, khi hiện tượng băng tan nhanh đang mở ra những cơ hội mới cho khai thác tài nguyên và mở các tuyến vận tải biển. Mỹ, Canada, Đan Mạch và Na Uy đang tham gia vào nỗ lực đó. Trung Quốc cũng đã thể hiện sự quan tâm đến vùng cực này.
Dù nhìn Bắc cực qua lăng kính cạnh tranh an ninh và kinh tế với Nga và Trung Quốc, chính quyền của Mỹ Tổng thống Donald Trump vẫn chưa thể hiện khu vực này là một ưu tiên đáng kể trong chính sách ngoại giao tổng thể của họ. Vị trí đại diện đặc biệt Mỹ về Bắc cực vẫn để trống từ khi ông Trump lên nắm quyền.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Nga đã cho thấy hiện diện ở Bắc cực là mục tiêu hàng đầu của họ, vì vùng đất rộng lớn này được cho là chứa 1/4 tổng trữ lượng dầu và khí tự nhiên chưa khai thác của Trái đất. Tổng thống Nga Vladimir Putin từng nói rằng giá trị khoáng sản của Bắc cực ước tính khoảng 30 nghìn tỷ USD.
Động thái của Nga khiến nhiều nước láng giềng lo lắng.
“Ở Nga, tuyến vận tải biển phía bắc được mô tả là vận may đột xuất, có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế”, ông Flemming Splidsboel Hansen, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu quốc tế Đan Mạch, nói. “Và đó là lý do vì sao Nga thể hiện sức mạnh quân sự ở khu vực này. Nó giống như một cách phòng vệ, nhưng bị phương Tây hiểu là mang tính tấn công”, ông Hansen nói.
Ông Kristian Soeby Kristensen, một nhà nghiên cứu tại ĐH Copenhagen, Đan Mạch, nói rằng lo lắng về nguy cơ Nga thể hiện bá quyền ở Bắc cực hiển hiện rõ nhất ở Na Uy.
“Na Uy là một nước nhỏ, nằm gần một quốc gia láng giềng mạnh như Nga, mà Nga lại đặt một cơ sở quân sự lớn như vậy ở ngay cạnh họ. Na Uy lo lắng hơn cả”, ông Soeby Kristensen nói.
Sống cùng gấu, sói hoang
Năm 2015, Nga trình lên Liên Hợp quốc văn bản sửa đổi về tuyên bố lãnh thổ của họ ở Bắc cực. Mátxcơva tuyên bố chủ quyền đối với 1,2 triệu km2 thềm lục địa Bắc cực, mở rộng hơn 350 hải lý từ bờ biển.
Trong nỗ lực nhiều hướng nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của mình ở Bắc cực, Kremlin đã đầu tư rất nhiều nguồn lực để hiện đại hóa các cơ sở từ thời Liên Xô tại đây.
Tiền đồn quân sự trên đảo Kotelny bị lãng quên sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, nhưng một căn cứ mới được đầu tư từ năm 2014 và mất nhiều năm mới hoàn thành.
Một nhóm phóng viên quốc tế được Bộ Quốc phòng Nga mời đến đảo này hôm 3/4 vừa qua đã được xem các hệ thống phóng tên lửa chống hạm đặt gần bờ và các hệ thống phòng không Pantsyr-S1 đang bắn thử.
Một hệ thống radar lớn nằm trên đồi nhìn ra bờ biển, cho thấy nhiệm vụ chính của căn cứ này là giám sát khu vực có tầm quan trọng chiến lược.
Khác với căn cứ thời Liên Xô, cơ sở mới có không gian sống rộng rãi, phòng tập gym và xông hơi. Tấm biển ghi lại câu nói của ông Putin về tầm quan trọng của Bắc cực đối với Nga được treo trên tường của căn cứ.
Hệ thống radar của Nga trên đảo Kotelny. (Ảnh: AP)
Các quân nhân ở đây nói rằng họ tự hào về nhiệm vụ của mình, bất chấp phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống ở vùng cực. “Thời tiết là kẻ thù của chúng tôi ở đây, vì thế chúng tôi cần tự bảo vệ minh để bảo vệ đất mẹ”, AP dẫn lời một lính Nga tên là Sergei Belogov.
Cuối năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu báo cáo lên Tổng thống Putin rằng quân đội đã xây lại và mở rộng nhiều cơ sở ở vùng cực, làm lại các đường băng và triển khai các hệ thống phòng không. Ông nói các công việc cải tạo đang được thực hiện trên một dải dài ở Bắc cực.
Cơ sở mở ộng cho phép quân đội Nga khôi phục độ phủ của radar trên 22.600km Bắc cực và điều các máy bay chiến đấu bảo vệ vùng trời ở đây. Quân đội Nga cũng thực hiện công việc dọn dẹp khắp khu vực, xử lý hàng chục ngàn tấn rác từ các vùng lãnh thổ Bắc cực, chủ yếu là những bình nhiên liệu han gỉ do quân đội Liên Xô để lại từ xưa.
Binh lính Nga đang sống trên đảo cùng những chú gấu, cáo và sói vùng cực.
Các sĩ quan ở đây cho biết, ngay sau khi căn cứ được mở, nhiều con gấu đến đây rình mò, nhiều lúc chúng nhìn qua cửa sổ vào trong. Có lúc binh lính phải dùng xe tải để đuổi những con gấu đi lang thang bên ngoài.
BÌNH GIANG
Theo TPO
Ngoại trưởng Mỹ: NATO cần đối mặt với "hiểm họa gia tăng" ở Venezuela
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo mới đây đã phát biểu rằng các nước trong NATO phải chung tay để đối mặt với "hiểm họa gia tăng" của Nga và Trung Quốc tại Venezuela.
"Liên minh của chúng ta phải tìm cách thích ứng với thời đại để đối mặt với những hiểm họa ngày càng gia tăng, cho dù đó là những hành động gây hấn của Nga, tình trạng di dân thiếu kiểm soát, các hành vi tấn công mạng, hiểm họa đối với ngành năng lượng, cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc trong những lĩnh vực như công nghệ hay phát triển mạng 5G, cùng nhiều vấn đề khác", ông Pompeo nói.
Mỹ đang để ngỏ lựa chọn can thiệp quân sự vào Venezuela.
Tuyên bố của ông Pompeo được đưa ra trong một cuộc họp ngoại trưởng các nước NATO được tổ chức tại thủ đô Washington (Mỹ) vào ngày 4/4, nhân dịp 70 năm ngày liên minh quân sự này được thành lập.
Trả lời báo giới sau hội nghị, ông Pompeo nói rằng các nước thành viên NATO đã nhất trí rằng binh lính Nga phải rút khỏi Venezuela. Trước đó, 100 binh sĩ Nga đã được điều động đến thủ đô Caracas của Venezuela.
Mặc dù phía Nga khẳng định mục đích của những người này là nhằm bảo dưỡng cho các loại khí tài Nga đang có ở Venezuela, song Mỹ và phương Tây tin rằng họ có nhiệm vụ hỗ trợ Tổng thống Nicolas Maduro, người đang bị Mỹ và nhiều nước yêu cầu từ chức.
Ông Pompeo cho biết, vấn đề Venezuela được đưa ra trong các cuộc thảo luận về các phương án nhằm đáp trả những hoạt động của quân đội Nga tại những khu vực như Biển Đen, nơi ba tàu chiến Ukraine đã bị Nga bắt giữ khi đang xâm phạm eo biển Kerch vào tháng 11 năm ngoái.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Venezuela Ivan Gil cho biết binh lính Nga sẽ ở lại Venezuela trong thời gian lâu nhất có thể và không loại trừ khả năng sẽ có thêm nhiều quân nhân nữa được điều động tới đây.
Anh Tuấn (lược dịch)
Theo Infornet
NATO tuyên bố tìm ra chiến thuật của quân đội Putin ở Crimea NATO đã tìm ra chìa khóa phòng vệ Nga ở Crimea và Kaliningrad. Điều này đã được tuyên bố bởi người đứng đầu Hạm đội Thứ hai vừa được phục hồi của Mỹ, Phó Đô đốc Andrew Lewis, Business Insider viết. Binh lính Nga ở Crimea. Đặc biệt, quân đội Mỹ đặc biệt chú trọng đến chiến thuật của quân đội Nga, theo...