Có gì ở cung điện cao nhất thế giới?
Tại khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc, thành phố Lhasa là nơi du khách có thể tìm tới các điểm tham quan lịch sử tuyệt vời.
Và điểm tham quan hấp dẫn nhất ở đây chính là Cung điện Potala với 1.000 phòng và cũng là cung điện cao nhất thế giới.
Vào khoảng thế kỷ thứ 7, Vua Songtsen Gampo đã cho xây dựng cung điện Potala. Mãi cho đến thế kỷ 17, Đức Đạt Lai Lạt Ma mới bắt đầu xây dựng pháo đài và mở rộng cung điện lớn như hiện tại. Việc xây dựng được cho là mất 50 năm để tạo dựng nên một cung điện rộng lớn cùng các bức tường bền vững vẫn còn sừng sững cho đến ngày nay.
Ban đầu, Cung điện Potala được sử dụng làm nơi ở quanh năm và sau đó là nơi ở vào mùa đông cho các Đạt Lai Lạt Ma trong suốt lịch sử. Cung điện Potala vẫn là nơi ở của Đạt Lai Lạt Ma cho đến khi Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 chạy sang Ấn Độ vào năm 1959.
Sau đó, nơi đây trở thành trung tâm hành chính của Tây Tạng, đóng vai trò là thủ đô cho khu vực tự trị của Trung Quốc. Đến nay, Cung điện Potala là một viện bảo tàng.
Cung điện Potala còn được gọi là Núi Phổ Đà thứ 2, vì người ta tin rằng các vị thần linh đi qua, cư trú trong cung điện và ban phước cho những ai đến thăm. Có 3 ngọn núi chính bao quanh Lhasa và chúng cùng được gọi là “Người bảo vệ của Tây Tạng”. Độ cao của Cung điện Potala khiến nó trở thành cung điện cao nhất trên thế giới và người ta cho rằng nó giúp kéo gần khoảng cách với thần thánh.
Quy mô và phạm vi của Cung điện Potala mang tính biểu tượng với các con số 13 và 1.000 thường được lặp lại nhiều lần đối với số tầng, số phòng và kích thước của một số không gian nhất định. Cung điện có 2 không gian riêng biệt: Cung điện Đỏ và Cung điện Trắng.
Cung điện Đỏ là trung tâm của pháo đài, và nó là phần cao nhất của toàn bộ cung điện cũng như khu tôn giáo – nơi diễn ra các buổi cầu nguyện và học tập. Bên trong Cung điện Đỏ, bạn sẽ tìm thấy phần còn lại của tòa nhà nguyên thủy có từ thế kỷ thứ 7: Nhà nguyện Saint.
Video đang HOT
Mặc dù Cung điện Đỏ được cho là có ý nghĩa quan trọng hơn từ khía cạnh tôn giáo, nhưng Cung điện Trắng cũng hấp dẫn không kém. Bạch Cung bao quanh Hồng Cung, tạo nên màu sắc đối lập có thể nhìn rõ hai bên pháo đài.
Tại đây, bạn có thể tìm thấy khu ở của các vị Đạt Lai Lạt Ma trước đây cũng như các phòng hành chính và dinh thự bổ sung. Cung điện có 698 bức tranh tường, gần 10.000 cuộn tranh, nhiều tác phẩm điêu khắc cũng như một bộ sưu tập lớn các tài liệu lịch sử quan trọng.
Hiện tại, nhiều hiện vật Phật giáo và kho báu địa phương vẫn được tìm thấy trong khuôn viên được trưng bày, như vàng, kinh Phật viết tay có từ nhiều thế kỷ, đồ cổ Trung Quốc và nhiều món quà khác nhau do các quan chức, hoàng đế Trung Quốc và các nhân vật tôn giáo tặng cho Đạt Lai Lạt Ma.
Các tác phẩm điêu khắc sư tử tuyết cũng được tìm thấy đang “bảo vệ” các lối rá vào cung điện, làm tăng thêm vẻ đẹp cho kiến trúc vốn đã rất ấn tượng của pháo đài.
Các chuyến thăm đến Cung điện Potala phải được tổ chức và lên kế hoạch trước ít nhất một ngày, và vé vào cửa được giới hạn ở một số lượng nhất định mỗi ngày. Khách đến tham quan sẽ cần phải truy cập trang web của Cung điện một ngày trước chuyến thăm để được nhận một phiếu xác định thời gian cho chuyến thăm vào ngày hôm sau.
Bạn sẽ có tùy chọn tham quan có hướng dẫn viên hoặc tự tham quan, nhưng hãy nhớ rằng có những giới hạn về thời gian có thể ở trong Cung điện Potala, đồng thời tuân thủ các phong tục và truyền thống của Phật giáo bằng cách không đội mũ trong khuôn viên và không chụp bất kỳ hình ảnh nào bên trong.
Lạc vào những cung điện và thánh địa tuyệt đẹp của Iran
Iran được biết đến không chỉ là quốc gia có bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời, mà còn gây ấn tượng với du khách về công trình kiến trúc tinh xảo và độc đáo, được thể hiện rõ nét nhất qua các kiến trúc của nhà thờ Hồi giáo.
Đền Fatima Masumeh ở Qom được người Hồi giáo dòng Shia coi là thành phố linh thiêng thứ hai ở Iran sau Mashhad.
Đền thờ Fatima Masumeh ở Qom là một trong những địa điểm tôn giáo quan trọng nhất ở Iran. Ngôi đền được xây dựng trên ngôi mộ của Fatima - người đã chết vào thế kỷ thứ 9 nhưng đã được tôn tạo và thay đổi qua nhiều thế kỷ.
Trong Hồi giáo Shia, phụ nữ thường được tôn kính như những vị thánh nếu họ là họ hàng gần của một trong Imam (vị trí lãnh đạo trong đạo Hồi). Fatima Masumeh là em gái của vị lãnh tụ thứ tám sau nhà tiên tri Muhammad.
Nhà thờ Hồi giáo Shah (Hoàng gia), Isfahan. Năm 1587, Shah Abbas trở thành người cai trị đế chế Ba Tư vĩ đại thứ ba và biến Isfahan trở thành thủ đô của mình. Ở đây xây dựng rất nhiều cung điện, nhà thờ Hồi giáo, khu vườn và chợ.
Nhà cai trị Safavid vĩ đại đã đưa hàng trăm nghệ nhân Trung Quốc đến Isfahan. Nhà thờ Hồi giáo Shah có lẽ là thành tựu kiến trúc vĩ đại nhất trong thời kỳ này.
Được xây dựng dưới thời trị vì của Shah Abbas, Nhà thờ Hồi giáo Sheikh Lotfollah ở Isfahan được hoàn thành vào năm 1619 và dành riêng cho gia đình hoàng gia.
Trần của Nhà thờ Hồi giáo Sheikh Lotfollah.
Nhà thờ Hồi giáo Nasir al-Mulk ở Shiraz được xây dựng dưới triều đại Qajar và hoàn thành vào năm 1888.
Nasir al-Mulk còn được gọi là " Nhà thờ Hồi giáo màu hồng" do có số lượng lớn ngói có màu hồng.
Nhà thờ Hồi giáo Nasir al-Mulk.
Tháp của Nhà thờ Hồi giáo Jmeh là tháp cao nhất ở Iran với độ cao 52 mét. Nhà thờ Hồi giáo có niên đại từ thế kỷ 12 mặc dù phần lớn nó đã được xây dựng lại từ năm 1324 đến năm 1365.
Một tín đồ tại Nhà thờ Hồi giáo Jmeh.
Mái vòm màu ngọc lam và nghệ thuật viết chữ Kufic ở Lăng Oljaytu cách điệu tương tự như ở Trung Á đặc biệt là ở Uzbekistan.
Sau khi chinh phục khu vực phía tây bắc Iran này và cải sang đạo Hồi, Oljaytu đã thành lập thủ đô ở thành phố Soltaniyeh xây dựng lăng mộ đồ sộ cho chính mình vào năm 1312. Những bức ảnh này do Christopher Wilton-Steer chụp trong một chuyến hành trình từ London đến Bắc Kinh vào năm 2019.
Luang Pra Bang Nơi bình yên tìm về Thời học trò được học bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, tôi vẫn cứ nhớ 'Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi' là hình ảnh về Luang Pra Bang. Một nơi: 'Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm. Heo hút cồn mây mây súng ngửi trời'. Rồi sau đấy, chợt nhận ra đây là địa danh núi Pha Luông ở biên giới...