Có gì bên trong đuôi của rắn chuông?
Đuôi của rắn chuông được cấu tạo bởi các lớp keratin, chất cấu thành móng tay người.
Rắn tấn công máy bay nhưng phương pháp xua đuổi của hãng mới khiến mọi người bất ngờ
Vì có quá nhiều rắn đuôi chuông tấn công những chiếc máy bay A30 đang đậu trên sa mạc California, nhân viên hãng phải sử dụng đến 'cán chổi' để xua đuổi.
Rắn đuôi chuông là loài săn mồi có nọc độc nổi tiếng với dáng đi uyển chuyển, sinh sống ở khắp các sa mạc cát Bắc Mỹ, Trung Đông và châu Phi.
Kể từ khi đại dịch bắt đầu, hàng nghìn máy bay của các hãng hàng không trên thế giới đã phải tạm nghỉ. Trong đó, nhiều máy bay đã di chuyển đến vùng sa mạc khô cằn, nóng bức để nghỉ ngơi, đây là điều kiện lý tưởng để cất giữ loại phương tiện khổng lồ này.
Tuy nhiên, những chiếc máy bay Airbus A380 tạm ngừng hoạt động trở thành môi trường lý tưởng thu hút rắn đuôi chuông, loài động vật đôi khi gây chết người, trên sa mạc ở vùng Bắc Mỹ.
Những chiếc máy bay tạm ngừng hoạt động do đại dịch
... trở thành nơi trú ẩn của rắn.
Các kỹ sư của Hãng hàng không Qantas, Australia đã phải đau đầu tìm kiếm một hệ thống đơn giản nhưng hiệu quả để xua đuổi những con rắn đuôi chuông độc hại đến gần máy bay.
Tim Heywood, giám đốc kỹ thuật của Qantas ở Los Angeles cho biết những con rắn đuôi chuông thích cuộn người xung quanh lốp xe cao su ấm ấp, trong bánh xe hay hệ thống phanh của máy bay. Do vậy, họ đã nghĩ ra cách sử dụng thiết bị giống cán chổi, có ghi số hiệu máy bay trên đó, như một phần trong các bộ phận kỹ thuật.
Trước khi kiểm tra bộ phận hạ cánh, các nhân viên kỹ thuật sẽ đi bộ xung quanh máy bay, dậm chân và dùng 'cán chổi' gõ vào bánh xe để xua đuổi bất kỳ con rắn nào đang ngủ bên trong.
Rắn tấn công máy bay
Tim Heywood cho biết: "Chúng tôi đã gặp phải một vài con rắn đuôi chuông, một số con bọ cạp. Đây là một phần độc đáo trong việc chăm sóc những chiếc máy bay khi chúng phải tạm nghỉ, được cất giữ ở sa mạc. Đồng thời, đây là một dấu hiệu cho thấy năm qua kỳ lạ như thế nào. Thời gian trước, những chiếc máy bay A380 này hiếm khi ở trên mặt đất quá một ngày".
Tại một sân bay ở Victorville, cách Los Angeles khoảng hai giờ đồng hồ, có khoảng hơn chục chiếc máy bay A380 của Hãng hàng không Qantas đỗ nghỉ. Một trong số những chiếc máy bay đã cất cánh lần đầu tiên sau 290 ngày, bay từ Victorville đến Los Angeles để kiểm tra kỹ thuật càng đáp tại nhà kho LAX của hãng Qantas.
Tim Heywood nói: "Điều quan trọng là ngay cả khi trong quá trình tạm nghỉ, máy bay vẫn được duy trì theo tiêu chuẩn Qantas".
Vào đỉnh điểm trong khoảng thời gian đại dịch diễn ra, có hơn 2/3 số máy bay thương mại trên thế giới gửi đến các cơ sở lưu trữ ở nhiều nơi khác nhau.
Sau khi ngừng bay, máy bay sẽ trải qua quy trình bao gồm xả chất lỏng, che phủ ống nạp và ống xả của động cơ, bảo vệ trang thiết bị bên ngoài như ống pitot, dùng để theo dõi tốc độ của máy bay khi bay.
Hiện nay, nhiều hãng hàng không đang làm ngược lại quy trình. Họ đang tìm cách đưa máy bay ra khỏi chế độ ngủ đông sau thời gian dài tạm nghỉ. Nhưng quá trình này không đơn giản chỉ là khởi động động cơ và cất cánh.
Theo Steph Smith, kỹ sư máy bay có giấy phép B1, khi máy bay ngừng hoạt động một thời gian, việc chuẩn bị cho các phương tiện bay trở lại bắt đầu từ một số bước đơn giản như cất các tấm bạt che phủ khổng lồ dùng để bảo vệ động cơ và dỡ băng dính bao phủ mọi lỗ hoặc ổ. Thời gian để máy bay hoạt động trở lại phụ thuộc vào kích thước và thời gian lưu trữ.
Cú đớp nhanh kinh hoàng của rùa tai đỏ - rắn hổ mang biến thành con mồi Rùa là động vật hiền lành nhưng trong trường hợp này thì chúng lại là đối thủ đáng sợ của rắn hổ mang. Một con rắn hổ mang con đã có cuộc đụng độ với một con rùa tai đỏ (Tên khoa học: Trachemys scripta elegans), trong cuộc đối đầu hiếm thấy này thì rắn hổ mang lại là kẻ thất thế vì...