Cố gắng giải thích với bố mẹ lại bị cho là cãi: Lỗi tại ai?
Trong gia đình, chuyện bất đồng quan điểm giữa bố mẹ và con cái không phải hiếm gặp. Dù là ruột thịt, sẵn sàng hy sinh mọi thứ vì nhau nhưng rõ ràng mỗi người sẽ có 1 quan điểm sống khác nhau.
Bố mẹ và các con cũng không thể tránh khỏi những lúc tranh luận, khác suy nghĩ về 1 vấn đề. Nhiều người cho rằng, mâu thuẫn xảy ra đến từ việc khác biệt thế hệ. Bố mẹ trưởng thành trong thời kỳ khác và chúng ta những người trẻ lại được sinh ra và lớn lên trong thời điểm cuộc sống, xã hội khác biệt hoàn toàn với bố mẹ. Vậy có đúng những bất đồng giữa bố mẹ và con cái đến từ khoảng cách thế hệ, hay vì 1 lý do nào khác?
Trong gia đình, chuyện bất đồng quan điểm giữa bố mẹ và con cái không phải hiếm gặp. Dù là ruột thịt, sẵn sàng hy sinh mọi thứ vì nhau nhưng rõ ràng mỗi người sẽ có 1 quan điểm sống khác nhau. Bố mẹ và các con cũng không thể tránh khỏi những lúc tranh luận, khác suy nghĩ về 1 vấn đề. Nhiều người cho rằng, mâu thuẫn xảy ra đến từ việc khác biệt thế hệ. Bố mẹ trưởng thành trong thời kỳ khác và chúng ta những người trẻ lại được sinh ra và lớn lên trong thời điểm cuộc sống, xã hội khác biệt hoàn toàn với bố mẹ. Vậy có đúng những bất đồng giữa bố mẹ và con cái đến từ khoảng cách thế hệ, hay vì 1 lý do nào khác?
Bất đồng quan điểm giữa bố mẹ và con cái không phải hiếm gặp. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Cố gắng giải thích với bố mẹ lại bị cho là cãi
Không ít người trẻ than vãn rằng họ rất khó để nói chuyện, đồng quan điểm với bố mẹ của mình. Từ chuyện ăn uống, thói quen sinh hoạt, trang phục, đến những vấn đề lớn hơn như học tập, công việc, kết hôn… không phải gia đình nào cũng dễ dàng đồng quan điểm.
Tôi có một người bạn tên Trang Nhung, cô ấy luôn ước mơ trở thành một ca sĩ. Thế nhưng, bạn của tôi không nhận được sự ủng hộ của gia đình vì bố mẹ cô ấy cho rằng “ca hát, nhảy múa cho người ta xem đâu phải là nghề”, họ muốn cô ấy trở thành một giáo viên, hay làm một nhân viên văn phòng nhận lương cố định hàng tháng không lo đến chuyện thất nghiệp. Tất nhiên, để bảo vệ ước mơ của mình, Nhung nhiều lần nói chuyện với bố mẹ nhưng đều thất bại, thậm chí bố của Nhung còn cho rằng: “Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”. Hiện tại, theo ước mong của bố mẹ, Nhung trở thành một nhân viên văn phòng, thỉnh thoảng sẽ đi hát tại các phòng trà để thỏa mãn đam mê. Khi tôi hỏi rằng cô ấy có hài lòng, Nhung chỉ nói: “Vẫn ước mơ trở thành 1 ca sĩ thực sự”.
Ads (0:00)
Covers content Not interested Inappropriate Seen too often
ADBRO is the full service ad network for high impact contextual advertising with direct access to the exclusive in-image inventories across major local publishers.
We provide free creative adaptation into rich media, interactive and playable ads formats. Campaigns in our channel are delivered under guaranteed prices for actions with programmatic & managed delivery. We provide contextually segmented in-target audiences for over 60 industries with a full range of brand safety solutions.
ADBRO operates across SE Asia, including Singapore, Vietnam, Indonesia, Thailand, Philippines and Malaysia.
To test our channel for your advertising campaigns or consider partnership programs for publishers, please contact us at www.adbro.me
Video đang HOT
Khác biệt thế hệ tạo nên những tình huống khó xử trong gia đình. (Ảnh minh họa: Bright Side)
Không ít bố mẹ tức giận khi con cái không nghe theo ý kiến của mình. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Bố mẹ và chúng ta sinh ra trong những thời kỳ khác nhau, vì vậy cách nhìn nhận, đánh giá về một vấn đề cũng khác biệt. Thời của bố mẹ nhuộm tóc sáng màu, mặc váy ngắn, quần áo cắt xẻ, đeo khuyên tai, xỏ lỗ mũi, xăm hình…. là dấu hiệu của sự nổi loạn thì đối với các bạn trẻ hiện nay, đây lại là cách để thể hiện cá tính bản thân. Một người bạn của tôi 28 năm chưa bao giờ dám để tóc ngắn chỉ vì lý do “mẹ tôi không thích con gái tóc ngắn”. Thời của bố mẹ ăn chắc mặc bền, cũng không có nhiều ngành nghề để lựa chọn nên con theo đuổi nghề tên “lạ hoắc”,… bố mẹ sẽ không tránh khỏi lo lắng, nhiều phụ huynh thậm chí ngăn cản…
Bố mẹ và con cái nhiều khi khó gần gũi vì không đồng quan điểm. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Thế hệ trước và thế hệ sau là những con người khác biệt về hoàn cảnh sống, điều kiện kinh tế, giáo dục và văn hóa. Thời của bố mẹ, niềm vui và tương tác giữa người với người đều là tương tác trực tiếp, “nhà này chạy sang nhà kia”, có vấn đề gặp nhau nói chuyện rõ ràng. Thế nhưng đến thời điểm hiện tại, công nghệ tân tiến cho phép con người kết nối với nhau chỉ qua 1 cuộc gọi. Người trẻ có nhiều thú vui riêng, những cuộc họp mặt người thân cũng dần ít đi, điều đó vô tình tạo nên những đứt gãy trong quan hệ tình cảm của gia đình, thiếu thời gian trò chuyện để thấu hiểu nhau.
Thế hệ trước và thế hệ sau là những con người khác biệt về hoàn cảnh sống. (Ảnh minh họa: dangmylinh)
Có rất nhiều vấn đề phát sinh vì quan điểm, góc nhìn giữa 2 thế hệ. Bố mẹ luôn mong muốn con cái ngoan ngoãn và nghe lời, ngược lại không ít người con cũng mong muốn được thể hiện bản thân.
Rút ngắn khoảng cách thế hệ
Đúng rằng khoảng cách thế hệ khiến cho không ít bố mẹ và các con khó gần gũi với nhau. Thế nhưng, nếu đổ lỗi tất cả tại thế hệ sẽ có phần “oan ức”. Bởi lẽ đến những người cùng tầm tuổi với chúng ta như bạn bè, đồng nghiệp nhiều lúc còn chẳng thể cùng chung một quan điểm.
Một nguyên nhân lớn có lẽ đến từ việc các thành viên trong gia đình thiếu sự giao tiếp và chưa thực sự hiểu nhau. Dù là thế hệ trước hay thế hệ sau, thay vì nhất mực giữ quan điểm bản thân, mỗi người nếu cố gắng nhìn nhận vấn đề từ góc nhìn của đối phương thì sự việc đã khác, bố mẹ và con cái sẽ không vì bất đồng quan điểm mà cách xa nhau.
Khoảng cách thế hệ vô tình khiến các thành viên trong gia đình xa cách. (Ảnh minh họa: Phim Bố già)
Không thể phủ nhận mỗi thời mỗi khác, có những điều từ “thời bố mẹ” nếu áp dụng vào hiện tại không chắc đã đúng, thế nhưng, cũng có những bài học, giá trị, kinh nghiệm từ thời của người lớn mà chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi, lắng nghe. Có những lời khuyên từ ông bà, bố mẹ mà dù cho có trải qua bao nhiêu thời gian vẫn còn nguyên giá trị không thay đổi. Đó là những bài học về tình yêu thương, cách đối nhân xử thế, làm sao để tiết kiệm, xây dựng cuộc sống gia đình,….
Khoảng cách thế hệ đúng là có tồn tại nhưng nó có lớn như chúng ta tưởng? Và bạn có sẵn sàng rút ngắn khoảng cách ấy hay không?
Có nhiều cách để rút ngắn khoảng cách thế hệ. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Nhiều bố mẹ đang tìm cách để hiểu rõ hơn về thế hệ của con. (Ảnh minh họa: Hina)
Giao tiếp chính là chìa khóa rút ngắn khoảng cách giữa các thế hệ trong gia đình. Bố mẹ và các con nên có những buổi trò chuyện trực tiếp để lắng nghe và thấu hiểu về “ thế giới” của nhau. Chấp nhận những suy nghĩ của các thành viên trong gia đình là điều rất quan trọng khiến hai bên có thể xích lại gần hơn. Do đó, trò chuyện cởi mở là một trong những cách tuyệt vời để xóa tan khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình.
Bạn đã sẵn sàng để rút ngắn khoảng cách với bố mẹ của mình hay chưa? Hãy chia sẻ ở phần bình luận ngay bên dưới cùng YAN nhé. Ngoài ra, những thông tin hấp dẫn sẽ liên tục được cập nhật tại Cú Đêm!
Khoảng cách thế hệ giữa các thành viên trong gia đình dù có lớn những vẫn có thể rút ngắn. Chỉ cần mỗi người học cách quan tâm, yêu thương, chia sẻ và lắng nghe người thân của mình hiều hơn. Thời đại thay đổi con người chúng ta cũng có thể đổi khác, dù bạn sinh ra ở thời nào cũng hãy tôn trọng những ý kiến, quyết định của người xung quanh.
Cùng đọc thêm những tin tức khác TẠI ĐÂY!
Người trẻ xa nhà "lười biếng" gọi điện về cho gia đình
Cuộc sống hiện đại, những đứa trẻ sẽ trưởng thành và rời xa vòng tay của bố mẹ để đến vùng đất, chân trời mới.
Ở nơi xa, vòng quay cuộc sống, những thú vui bao quanh khiến nhiều người sao nhãng đến việc hỏi thăm, quan tâm đến người thân của mình.
Bạn đang học tập, sinh sống tại một thành phố xa nhà. Công việc bận rộn, những cuộc hẹn, tụ tập bạn bè liên miên ngày nối ngày, đã bao giờ bạn "giật mình" nhận ra đã khá lâu bản thân chưa gọi điện để hỏi thăm bố mẹ?
Cuộc sống bận rộn khiến nhiều người không để tâm đến những cuộc gọi về cho gia đình. (Ảnh minh họa: MV Lớn Rồi Còn Khóc Nhè)
"Lười biếng" dù chỉ là một cuộc gọi
Tôi từng xem MV ca nhạc Lớn Rồi Còn Khóc Nhè của nam ca sĩ Trúc Nhân. Hình ảnh Trúc Nhân - đại diện cho những người trẻ luôn bận rộn trong cuộc sống, quay cuồng với deadline, với những áp lực công việc mà đôi khi hờ hững với người thân yêu, đặc biệt là người mẹ. Anh chàng vội vàng tắt máy khi thấy mẹ gọi điện. Và tôi bỗng thấy bóng hình của mình trong câu chuyện mà Trúc Nhân kể. Còn bạn thì sao?
Bạn đã từng cảm thấy mình "lười biếng" với việc gọi điện về cho bố mẹ, bạn thậm chí hoãn việc đó từ ngày này sang ngày khác. Thứ 2 đầu tuần nhiều việc thôi để mai sẽ gọi điện về, thứ 3 lại có hẹn đi ăn với đồng nghiệp, thứ 4 hội bạn thân lại rủ đi cafe,... cứ thế có khi 3 - 4 ngày, thậm chí cả tuần có người mới chợt nhớ ra mình đã lâu chưa gọi về cho bố mẹ. Cũng có những trường hợp bố mẹ đợi lâu không thấy con liên lạc liền chủ động gọi trước. Thế nhưng cũng chỉ là những câu hỏi han vội vã, lời hồi đáp qua loa: "Mấy hôm nay con bận quá", "Con phải đi rồi, bố mẹ gọi lại sau nhé",...
Nhiều người trẻ bận rộn và gặp không ít áp lực với công việc, cuộc sống. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Thế giới của người trẻ cũng có nhiều cuộc gặp gỡ, thú vui riêng. (Ảnh minh họa: Pinterest)
- "Tôi nhớ lại khoảng thời gian năm tôi 18 tuổi, khi ấy, lần đầu tiên xa nhà để đến một thành phố mới học tập, tôi lạ lẫm với mọi thứ xung quanh và nhớ nhà vô cùng. Suốt học kỳ I năm nhất đại học, tần suất tôi gọi điện về nhà có thể nói nhiều không đếm xuể. Thế nhưng, thời gian trôi đi, việc học dồn dập, tôi bắt đầu quen với nơi ở mới, con người mới. Những cuộc gọi hàng chục phút đồng hồ cho mẹ cũng rút ngắn chỉ còn vài phút. Ít dần, ít dần,... từ mỗi ngày gọi 1 lần xuống vài ngày gọi 1 lần. Đến thời điểm hiện tại, xa nhà đã hơn 10 năm, tôi nhận ra mình ngày càng ít gọi điện về cho gia đình."
- "Mình xa nhà cũng đã được 4 năm. Khoảng 2 - 3 ngày mình gọi điện hỏi thăm sức khỏe bố mẹ 1 lần."
- "Mỗi lần gọi điện, hỏi thăm sức khỏe bố mẹ rồi mình cũng tắt máy. Vì quả thật cũng không có nhiều chuyện để nói cùng bố mẹ. Có lẽ do mình đã trưởng thành, có nhiều vấn đề cũng ngại kể lể sợ bố mẹ lo lắng".
Con ở xa, bố mẹ mong gọi điện thường xuyên để vơi nỗi nhớ. (Ảnh minh họa: Pinterset)
Có nhiều lý do mà người ta đưa ra để "trì hoãn" những cuộc gọi về cho gia đình. Bận rộn, không có chuyện gì để nói,... dù là lí do gì đó cũng có thể gọi là sự "lười biếng". Tất nhiên, ai cũng có công việc của riêng mình, nhưng 1 cuộc gọi hay một tin nhắn cũng sẽ chẳng tốn kém quá nhiều thời gian. Chúng ta vẫn có thời gian sắp xếp những cuộc hẹn cafe, những buổi tụ tập bạn bè, thì sẽ chẳng khó khăn để cầm điện thoại lên và gọi về cho bố mẹ, hoặc đơn giản nhắn 1 tin để họ yên tâm.
Một cuộc gọi cho bố mẹ sẽ chẳng tốn bao nhiêu thời gian. (Ảnh minh họa: Pinterset)
Đừng bao giờ để yêu thương quá muộn
Khi chúng ta trưởng thành, cuộc sống vội vã, bận rộn khiến nhiều người cho rằng, việc gọi điện về cho bố mẹ giống như một báo cáo hàng ngày. Những cuộc gọi nhanh chóng, chỉ nói vài 3 câu đã vội tắt máy. Về phía những người trẻ là như thế, nhưng ở đầu dây bên kia, với bố mẹ việc nhận được cuộc gọi từ con là điều vô cùng quý giá. Đứa con bé bỏng ngày nào cũng cần chăm bẵm nay đã trưởng thành và sống ở 1 nơi xa lạ, bố mẹ lo hôm nay trời nắng mưa thất thường con đi làm vất vả, đứng ngồi không yên chẳng biết con đã ăn cơm chưa, có nhịn đói, có bị ốm, bị mệt,... hay không?
Người lớn tuổi đôi khi chỉ mong chờ tin tức con cái nơi xa mà đứng ngồi không yên. (Ảnh minh họa: Pinterset)
Hạnh phúc của bố mẹ là được trò chuyện, mong con dù ở xa vẫn bình an, khỏe mạnh. (Ảnh minh họa: Pinterset)
Tôi đã từng đọc được một bình luận như sau: "Bố mẹ thường gọi cho tôi trước, đều đặn một tuần 2 lần, đều đặn đến mức tôi coi nó là thói quen, coi nó là nghiễm nhiên, và rằng tôi đã từng nghĩ chẳng cần gọi về nhà đâu, vì kiểu gì thì hai người cũng liên lạc với tôi thôi mà." Vậy đấy, bố mẹ luôn nhớ và mong chờ những cuộc gọi từ chúng ta. Nhưng đó là khi bố mẹ còn khỏe, còn có thể gọi điện cho ta, sẽ thật tồi tệ nếu 1 ngày họ bị ốm hay chẳng thể gọi điện cho bạn thường xuyên nữa.
Hãy thường xuyên gọi điện về cho gia đình khi còn có thể. (Ảnh minh họa: Pinterset)
Vậy nên, cuộc sống dù có bộn bề đến đâu, chúng ta cũng sẽ có đôi ba phút rảnh rang, hãy nhấc điện thoại lên và gọi về nhà, có thể chẳng cần nói gì cao sang, tình cảm, chỉ vài câu trần thuật kể về cuộc sống của bạn thôi, hay đơn giản hỏi: "Bố mẹ đã ăn cơm chưa", "Bố mẹ đang làm gì", ... cũng đã khiến những người làm cha, làm mẹ yên tâm và hạnh phúc.
Hãy chia sẻ ở phần bình luận ngay bên dưới cùng YAN nhé. Ngoài ra, những thông tin hấp dẫn sẽ liên tục được cập nhật tại Cú Đêm!
Cuộc sống hối hả ai cũng bận rộn với công việc của chính mình. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể sắp xếp thời gian để gọi điện cho gia đình. Ta sẽ chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra vào ngày mai, vì vậy, hãy luôn yêu thương, quan tâm, hỏi han đến người thân của mình. Ngày nào còn nhận được cuộc gọi từ gia đình đó là niềm hạnh phúc, hãy trân trọng những khoảnh khắc đáng quý.
Người trẻ ngày càng ít kiên nhẫn với bố mẹ, hở một tí liền không vừa ý Có rất nhiều người càng lớn lại càng trở nên xa cách bố mẹ hơn. Họ chỉ về nhà, tương tác với người thân vì trách nghiệm, không phải tình cảm. Khi được bố mẹ nhờ vả, họ liền tỏ ý không bằng lòng. Chỉ cần người nhà làm điều gì đó không vừa ý, chắc chắn họ sẽ thể hiện thái độ...