Cô gái xứ trà và ý tưởng nuôi heo bằng trà xanh
“Nuôi heo bằng trà xanh Tea-ton” chính là tên dự án khởi nghiệp của Lê Nguyễn Hoài Thương (SN 1995) – SV lớp Quản trị kinh doanh K10 Trường ĐH Yersin Đà Lạt. Dự án của em đã xuất sắc là 1 trong 5 ý tưởng khởi nghiệp được lựa chọn để đại diện khu vực miền Trung, tham dự vòng chung kết toàn quốc cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên “Start-up Student Ideas” sẽ diễn ra vào cuối tháng 3 này.
Lê Nguyễn Hoài Thương (ở giữa) với ý tưởng vừa thiết thực vừa táo bạo (ảnh ĐH Yesin)
Sinh ra và lớn lên tại vùng trà Bảo Lộc, Hoài Thương yêu những đồi chè xanh ngút ngàn mà ông bà, ba mẹ em một đời gắn bó. Thế nhưng, chưa bao giờ em nghĩ mình sẽ “làm một cái gì đó” với loại cây gần gũi này. Chỉ đến khi đọc “Tony buổi sáng” và chú ý đến một chi tiết nhắc đến cây trà, rằng có một vài bạn trẻ Hàn Quốc sau khi tốt nghiệp đại học đã về các vùng nông thôn, nuôi heo bằng trà xanh và đã thành công. Thấy lạ và hay nhưng lại quá khó tin, bởi “Quê mình trồng trà nhiều và nuôi heo cũng nhiều, vậy sao trước giờ chưa hề thấy ai nuôi heo kiểu này”, Thương quyết tâm bắt tay thực hiện để… “xem thử sách có nói đúng hay không”. Vậy là dự án nuôi heo bằng trà xanh “tea-ton” được ra đời, ngay khi cuộc thi khởi nghiệp năm 2016 được Trường ĐH Yersin phát động.
Hoài Thương kể rằng, thời điểm bắt tay vào tìm kiếm thông tin cho dự án, em thật sự hoang mang vì ở Việt Nam chưa thấy thông tin gì liên quan. Thương phải trực tiếp tìm và dịch tất cả các tài liệu Hàn Quốc, Nhật Bản sang tiếng Việt, thậm chí nhờ bạn đang ở Nhật đến vùng được nhắc đến trong sách xem thử họ có nuôi heo bằng trà xanh thật hay không, bắt bạn mua thịt đó ăn thử xem thịt có thật sự ngon hơn không. Đến khi chính bạn xác nhận thì Thương mới có đủ niềm tin để thực hiện dự án của mình. Thời gian từ lúc hình thành ý tưởng cho đến lúc nghiên cứu xong và nộp hồ sơ tại trường chỉ vỏn vẹn trong vòng một tháng.
Dự án nuôi heo bằng trà xanh nếu thành công sẽ mở ra hướng mới trong chăn nuôi (ảnh minh hoạ IT)
Theo dự án của Thương, heo sẽ được nuôi bằng chuồng trại bình thường, tuy nhiên toàn bộ quy trình nuôi đều sử dụng lá trà xanh để nấu nước hoặc dùng làm thức ăn. Toàn bộ nước uống được chuyển từ nước lạnh sang nước trà xanh, theo công thức 2 kg lá trà/1.000 ml nước để nước không quá đặc hoặc quá loãng. Trong khẩu phần ăn của heo ngoài cám có trộn thêm lá trà xanh. Nước tắm cũng là nước trà xanh… Phương pháp này sẽ giảm chi phí nuôi đáng kể, bởi nguồn cung lá trà xanh thường miễn phí hoặc rất rẻ do đây là những lá già bị loại thải hoặc người trồng trà không sử dụng đến. Ngoài ra, heo sẽ được cho nghe nhạc và lắp quạt thông gió để thoáng mát vào ngày hè.
Video đang HOT
Theo Hoài Thương, các nghiên cứu của Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc đã khẳng định, heo được tắm trà xanh có da dẻ đỏ au, không bệnh tật do trà có tính sát khuẩn. Phần nước trà cho uống sẽ đốt hết mỡ trong con heo, khiến phần mỡ săn lại, thơm ngon, ăn không bị béo ngậy, thịt ngọt và mềm hơn các loại thịt lợn nuôi theo phương pháp thông thường. Đây có thể xem là thực phẩm sạch nên rất được người tiêu dùng ở các nước này ưa chuộng.
Tiếng nhạc làm cho heo kích thích và ăn nhiều hơn, do đó giúp heo tăng trọng nhanh hơn so với cách nuôi thông thường. Ngoài ra, nước thải thu được từ chuồng trại cũng có thể tận dụng để bón phân cho vườn trà, cà phê…
Nuôi heo bằng trà xanh sẽ giúp cho heo mau lớn và có thịt thơm ngon (ảnh minh hoạ IT)
Tại vòng chung khảo khu vực miền Trung diễn ra tại Đà Nẵng vào tháng 1 vừa rồi, dự án Nuôi heo bằng trà xanh tea-ton của Hoài Thương được ban giám khảo đánh giá cao về phần truyền thông. Theo đó, em dựavào các kênh thông tin và mạng xã hội để quảng cáo về sản phẩm heo trà xanh; cung cấp cho khách hàng hình ảnh quá trình nuôi, trang trại, cơ sở vật chất để tạo lòng tin cho khách hàng về chất lượng của thịt.
Thông tin dự án Nuôi heo bằng trà xanh Tea-ton của Hoài Thương lọt vào vòng chung kết toàn quốc khiến nhiều người bất ngờ, nhưng không bất ngờ bằng quyết định từ chối cơ hội việc làm tại TP Hồ Chí Minh để trở về Bảo Lộc, hiện thực hóa dự án của em. Thương giải thích điều này một cách nhẹ nhàng: “Tại sao mình không làm điều đấy? Người ta không làm mà! Tại sao mình không phải là người bắt đầu?”.
Với những suy nghĩ, đam mê và sự cố gắng không ngừng, Lê Nguyễn Hoài Thương là 1 trong 3 sinh viên của tỉnh Lâm Đồng vừa được nhận danh hiệu “SV 5 tốt” vào năm học 2015-2016 vừa qua.
Theo Việt Quỳnh (báo Lâm Đồng)
Nuôi lợn sạch, lãi hàng trăm triệu đồng/năm
Nhận thấy nhu cầu thị trường tiêu thụ mạnh nguồn lợn thịt sạch, gia đình chị Lê Thị Hằng xóm 15B, xã Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc, Nghệ An đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi lợn thịt theo quy trình đảm bảo ATVSTP; mỗi năm cung ứng 18 tấn lợn hơi, thu lãi 300 triệu đồng/năm.
Năm 2013, vợ chồng chị Lê Thị Hằng ( xóm 15B, xã Nghi Kiều) đã mạnh dạn nhận 1 ha đất cao cưỡng ở trước vườn nhà, đầu tư 100 triệu đồng xây dựng chuồng trại. Lứa đầu tiên, chị chọn 70 con lợn giống về nuôi.
Tuy nhiên, do thiếu kiến thức kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh nên lứa lợn đầu tiên, gia đình chị đã bị thua lỗ, do lợn bị dịch bệnh. Trăn trở tìm hướng khắc phục, chị Hằng đã chủ động tìm kiếm tài liệu trên mạng internet, sách báo, tham quan các mô hình trang trại; đồng thời tham gia tập huấn để học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi.
Chị Hằng luôn vệ sinh sạch sẽ hệ thống máng ăn, máng uống, chuồng trại trước khi cho lợn ăn.
Sau khi nắm vững được kiến thức và kỹ thuật chăn nuôi, chị tiết kiệm chi phí đầu tư giống bằng cách chọn mua con giống của các hộ chăn nuôi trong xóm. Cách làm này không chỉ giảm chi phí đầu tư ban đầu mà còn chọn được những con giống tốt.Thức ăn cho đàn lợn chủ yếu phối trộn từ phụ phẩm nông nghiệp như: Ngô, trộn lẫn cám gạo, rau chuối, rau muống để tăng chất xơ.
Thức ăn cho đàn lợn chủ yếu được phối trộn từ phụ phẩm nông nghiệp như ngô, cám, cây chuối, các loại rau, do đó chất lượng thịt chắc, đảm bảo an toàn.
Do được nuôi bằng phụ phẩm nông nghiệp nên chất lượng thịt chắc, thịt thơm nên thị trường rất ưa chuộng. Các lứa lợn của trang trại gia đình chị Hằng đến kỳ xuất bán đều được các thương lái đặt hàng trước.
Nhờ nuôi bằng quy trình đảm bảo ATTP nên được thị trường ưa chuộng, mỗi năm gia đình chị Hằng xuất chuồng 3 lứa, với gần 18 tạ lợn hơi.
Trung bình 4 tháng xuất chuồng/lứa, mỗi lứa 100 con (tương đương 6 tấn lợn hơi). Giá bán lợn hơi tại chuồng từ 52 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mỗi lứa lợn chị thu lãi xấp xỉ 100 triệu đồng. Tính chung cả năm, trang trại lợn của gia đình chị Hằng xuất chuồng 18 tấn lợn hơi, thu lãi 300 triệu đồng.
Gia đình chị Hằng dự định, sẽ đầu tư xây thêm một trang trại nữa, nâng quy mô tổng đàn lên 300 con; để cung cấp nguồn thịt lợn sạch cho bà con nông dân trong và ngoài xã.
Trao đổi về mô hình nuôi lợn "sạch" duy nhất tại địa phương, ông Nguyễn Kế Sỹ - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Nghi Kiều - Nghi Lộc cho biết: "Với phương pháp chăn nuôi lợn đảm bảo ATVSTP, vừa tận dụng được nguồn thức ăn từ nông nghiệp, tiết kiệm chi phí đầu tư của gia đình chị Hằng mang lại hiệu quả cao, là hướng phát triển kinh tế mới. Thời gian tới, chúng tôi khuyến khích các hộ dân học tập kinh nghiệm từ mô hình nuôi lợn của Chị Hằng, để nhân rộng trên địa bàn xã; nhằm phát huy khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương".
Theo Thu Hiền (Báo Nghệ An)
Gặt hái thành công nhờ nuôi lợn VietGap Nhờ việc áp dụng chăn nuôi lợn thịt theo quy trình VietGAP và liên kết cùng các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, ông Vũ Việt Nhật ở thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lôi, huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) đã gặt hái thành công khi đưa sản phẩm thịt lợn tới tận tay người tiêu dùng đảm bảo vệ sinh an toàn thực...