Cô gái xin gấp cách trang điểm làm căn cước công dân, dân mạng bày “7749 cách”
Mới đây, một cô gái lên mạng xin bí kíp của các cao thủ có tài năng thiên bẩm make up đi chụp ảnh thẻ và nhận được nhiều lời khuyên hữu ích.
Theo Thông tư số 06/2021 của bộ Công an,quy định ảnh chụp chân dung để làm căn cước công dân gắn chíp phải rõ khuôn mặt, rõ hai tai và không đeo kính.
Khi chụp, công dân để đầu trần, ngồi nghiêm túc, mặc trang phục lịch sự và đặc biệt, không sử dụng trang phục chuyên ngành (quân đội, công an, y bác sĩ…).
Công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được phép mặc lễ phục tôn giáo, dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên khi chụp ảnh làm căn cước công dân gắn chip nhưng phải đảm bảo rõ khuôn mặt. Những tiêu chuẩn trên được áp dụng thống nhất trên toàn quốc.
Đáng nói, không có quy định cấm người dân trang điểm hay làm đẹp về thời trang khi chụp ảnh để làm căn cước công dân.
Do vậy, để tránh tình trạng “chụp một lần – ám ảnh một đời”, mới đây, một cô gái đã lên mạng “thăm hỏi” những cao thủ có tài năng thiên bẩm make up đi chụp ảnh thẻ. Cô nàng không muốn lặp lại sai lầm năm 15 tuổi khi đi làm chứng minh nhân dân nữa…
Topic của cô nàng đang thu hút đông đảo sự chú ý dân mạng.
Video đang HOT
Câu hỏi của cô nàng thu hút sự đông đảo sự chú ý và lời khuyên của dân mạng:
- “Nói chung là riêng hội con gái, cứ che khuyết điểm – kẻ chân mày cũng được”.
- “Makeup nền lì, đừng ham highlight nhiều chóa đèn không đẹp đâu”.
- “Mấy anh con trai được khuyến khích vuốt keo lên, con gái thì phải cột tóc gọn gàng để lộ mặt, trán và lỗ tai”.
Không có quy định cấm người dân trang điểm hay làm đẹp về thời trang khi chụp ảnh để làm căn cước công dân.
- “Đánh tí khối cho sắc nét và gọn gàng vì thợ chụp sẽ bắt vén hết tóc lên chụp”.
- “Gì cũng có thể thiếu, tuyệt đối không được thiếu chân mày với son nha mấy chị”.
- “Nên make nhẹ nhàng, đừng để nhan sắc khác biệt quá, không sau không ai nhận ra”.
Đủ kiểu làm đẹp 'nổi da gà' của phụ nữ xưa
Phụ nữ Ai Cập cổ đại nhuộm môi với hỗn hợp i ốt, bromine mannite mà không biết rằng chúng rất độc còn tục nhuộm răng bằng mạt sắt của phụ nữ Nhật cũng bị chính phủ cấm.
Để có đôi môi đỏ mọng, quyến rũ, phụ nữ Ai Cập cổ đại thường nghiền nát một số loại côn trùng như kiến đỏ, bọ cánh cứng trộn cùng nước ép hoa quả để tạo được dung dịch nhuộm màu môi. Thậm chí phụ nữ cổ xưa còn dùng hỗn hợp rong biển, i ốt, bromine mannite để tạo màu môi mà không biết rằng sự kết hợp của những chất này rất nguy hiểm, có thể gây tử vong. Ngày nay, một số loại côn trùng sống trong xương rồng mọc ở Mexico hay Peru cũng vẫn được ứng dụng vào ngành mỹ phẩm, thậm chí là thực phẩm.
Tục nhuộm răng của phụ nữ Nhật Bản được cho là thịnh hành từ thời Kofun (khoảng năm 250 đến 538 trước Công nguyên). Tục lệ này có tên ohaguro, như một cách đánh dấu phụ nữ đã đến tuổi trưởng thành hoặc đã kết hôn hoặc tượng trưng cho sự chung thủy... Nó cũng được cho là một cách để ngừa sâu răng. Mực nhuộm răng là hỗn hợp gồm giấm, bột sắt, nước trà, rượu gạo. Khi bị oxy hóa mạt sắt sẽ chuyển sang đen. Dù tập tục này ở Nhật Bản đã bị cấm song một số vùng của châu Á, Ấn Độ... vẫn tồn tại.
Vào thế kỷ 17, phụ nữ Nhật Bản còn áp dụng một phương pháp làm đẹp có tên uguisu để làm sạch da. Uguisu gồm cám gạo và phân chim sơn ca đã giúp các geisha hay diễn viên kịch tẩy bỏ lớp trang điểm dày cộm, trắng xóa. Theo lý luận khoa học, phân chim chứa ure (chất này cũng có trong nước tiểu, mồ hôi của con người) có tác dụng làm sạch, giữ ẩm. Việc ứng dụng uguisu vào ngành công nghiệp mỹ phẩm đến nay vẫn tồn tại nhưng phân chim đã được khử trùng bằng phương pháp hiện đại.
Vào thế kỷ 18, khi chưa có các sản phẩm tạo kiểu tóc chuyên dụng, phụ nữ Pháp đã sử dụng mỡ động vật để gắn tóc giả vào với tóc thật. Điều này giúp diện mạo của họ thêm thu hút nam giới đồng thời cũng là "mồi ngon" cho chuột bọ.
Màu xanh Scheele hay xanh Paris từng là khái niệm rất phổ biến ở châu Âu và thế kỷ 19. Gam màu này xuất hiện trên mọi món đồ thời trang như váy áo, ruy băng, hoa giả, mũ... Tuy nhiên, để tạo ra màu xanh này, người xưa đã sử dụng thạch tín - một chất cực độc. Đây cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến cái chết của Napoleon - người đã sống trong căn phòng được sơn toàn màu xanh lá. Arsen cũng được tìm thấy bên trong tóc của Napoleon khi ông qua đời.
"Da trắng sứ" ngày nay được dùng để khen ngợi những cô gái có làn da trắng sáng không tỳ vết nhưng vào thế kỷ 19 - 20, cụm từ này được hiểu với nghĩa đen. Công chúa Alexandra của Đan Mạch nổi tiếng với kiểu làm đẹp da bằng kỹ thuật tráng men. Theo đó, sẽ bôi một lớp hồ màu trắng làm từ kẽm hoặc chì lên da, sau đó sơn tiếp lớp hồ cứng để có làn da láng mịn như sứ, che giấu mọi nếp nhăn. Kỹ thuật này cũng được dùng để trang điểm phần cổ, cánh tay...
Những năm cuối thế kỷ 19, thương gia người New York - E.J.Mack đã phát minh ra một công cụ giúp phụ nữ thời đó xóa bỏ nọng cằm, có gương mặt thon gọn hơn. Tuy nhiên, công cụ làm đẹp này khiến chủ nhân phải chịu không ít đau đớn và trông không khác dụng cụ tra tấn tù nhân là mấy.
Phát hoảng cách người xưa làm thăng hạng nhan sắc Cách đây hàng trăm, hàng ngàn năm, người xưa có những cách độc - lạ để thăng hạng nhan sắc. Thế nhưng, họ không hay biết, một số cách làm đẹp có thể tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, thậm chí chết trẻ... Cách đây hàng ngàn năm, người Ai Cập cổ đại rất thích trang điểm để có nhan sắc tuyệt mỹ...