Cô gái vượt gần 10.000 km để cắt khóa tình yêu
Kassie Yeung bay từ Mỹ về Hàn Quốc để cắt bỏ ổ khóa tình yêu với người yêu cũ ở tháp Namsan.
Kassie Yeung (23 tuổi, người Hàn Quốc đang sống tại Mỹ) di chuyển gần 10.000 km từ thành phố Los Angeles, bang California về Seoul để cắt bỏ ổ khóa tình yêu mà cô và người yêu cũ cùng nhau khóa. Yeung đăng video về hành trình mùa xuân của mình trên TikTok cá nhân ngày 12/5 và nhận được hơn 4,5 triệu lượt xem.
Cô gái đã tới tòa tháp N Seoul (còn gọi là tháp Namsan), nơi có những hàng rào móc đầy ắp các ổ khóa sắc màu. Tương tự như cầu Pont des Arts ở Paris, Pháp, tháp Namsan là địa danh nổi tiếng có hàng nghìn ổ khóa do du khách khắp nơi tới tham quan và cùng nhau móc lên như một biểu tượng tình yêu.
Kassie Yeung cắt ổ khóa thành công. Ảnh: TikTok
Trả lời Insider , Yeung cho biết cô và người yêu cũ từng móc một chiếc khóa trên hàng rào của tháp Namsan vào mùa hè 2019 và bây giờ cô quay lại để gỡ nó ra.
Video đang HOT
Video bắt đầu với cảnh Yeung lên máy bay rồi hạ cánh, rời sân bay và tiến thẳng đi tìm một cửa hàng để mua kéo cắt. Cô gái sau đó đi xe buýt tới tháp Namsan, mua vé và lên cáp treo tìm tới chỗ những ổ khóa nơi cô từng tới 2 năm trước. Yeung tốn gần 30 phút tìm đúng chiếc khóa của mình giữa hàng nghìn ổ khóa ở tháp Namsan.
Cô kể mình vượt qua chặng đường dài đó tới Hàn Quốc không chỉ để cắt chiếc khóa tình yêu mà mục đích chính là tham quan, du lịch Seoul, tìm hiểu môi trường để theo đuổi nghề vũ công. Trong lúc lên kế hoạch chuyến đi, Yeung nhớ ra sự việc về chiếc khóa ở tháp Namsan nên quyết định đi tìm khóa để cắt đồng thời làm video đăng TikTok.
Nhiều người xem video bày tỏ đồng cảm và cổ vũ cô gái, họ còn chia sẻ rằng sẽ làm tương tự nếu quay lại cầu tình yêu ở Paris.
Tháp Namsan là tòa tháp làm điểm du lịch đầu tiên ở Hàn Quốc, cao 236 m, mở cửa từ 10h đến 23h hàng ngày. Du khách đến tháp có thể mua sắm, ăn uống, ngắm cảnh Seoul từ trên cao, khóa tình yêu… Ảnh: AP
Twitter cảnh báo video Trump chia sẻ về 'gian lận phiếu bầu'
Trump chia sẻ video cáo buộc nhân viên thu thập phiếu bầu ở Los Angeles gian lận, trước khi bị Twitter dán nhãn cảnh báo.
Video được Tổng thống Donald Trump chia sẻ trên Twitter hôm 11/11 với chú thích "Các bạn hãy nhìn vào những lá phiếu? Đó là những gì đã xảy ra ở đất nước chúng ta?".
Hình ảnh cho thấy các nhân viên bầu cử ở hạt Los Angeles, bang California, đang thu thập phiếu bầu qua thư tại một hòm phiếu bên đường hôm 4/11, một ngày sau ngày bầu cử chính thức. Người quay video bày tỏ nghi ngờ tại sao kết quả bầu cử ở bang California được công bố vào đêm 3/11 nghiêng về ứng viên Dân chủ Joe Biden, trước khi các phiếu bầu này được thu thập.
Video được Trump chia sẻ cho thấy nhân viên bầu cử ở hạt Los Angeles, bang California, đang thu thập phiếu bầu qua thư hôm 4/11. Video: Twitter/Donald Trump.
Trước đó, video này cũng đã lan truyền trên TikTok và thu hút hàng nghìn lượt xem với chú thích rằng đây là bằng chứng cho thấy có sự gian lận phiếu bầu ở California.
Giới chức hạt Los Angeles hôm 5/11 đã xác nhận số phiếu bầu này được thu thập vào ngày 4/11, nhưng là từ một hòm phiếu đã khóa lúc 20h ngày 3/11 và sau đó được xử lý, kiểm đếm. AP và các hãng truyền thông đã xướng tên Biden là người chiến thắng ở California ngay sau khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa dựa trên phân tích thống kê phiếu bầu sớm.
California có truyền thống bầu cho các ứng viên đảng Dân chủ, nhưng bang vẫn tiếp tục kiểm đếm tất cả những phiếu hợp lệ. Bang này chấp nhận phiếu bầu qua thư tới 17 ngày sau ngày bầu cử, miễn là thư có dấu bưu điện chậm nhất là ngày 3/11.
Đến ngày 11/11, tổng số phiếu Biden nhận được ở California là 10,27 triệu, còn Trump là 5,36 triệu, theo Tổng thư ký bang.
"Sẽ rất tuyệt nếu có một tổng thống không phải là người lan truyền trên Internet những thuyết âm mưu đã bị bác bỏ", phát ngôn viên Tổng thư ký bang California viết trên Twitter về video của Trump.
Một giờ sau khi video này được Trump chia sẻ, Twitter đã dán nhãn cảnh báo hình dấu chấm than, cùng liên kết cho biết phiếu bầu qua thư được đảm bảo như thế nào. Tuy nhiên, mạng xã hội này không ẩn hoặc xóa video, bất chấp chính sách kiểm soát thông tin sai lệch.
Twitter đã dán nhãn hơn 40 tweet và bài chia sẻ lại trên trang của Trump trong những ngày sau khi bầu cử diễn ra. Khi một tweet bị dán nhãn, người dùng không thể chia sẻ nó nhằm hạn chế việc lan truyền tin giả.
Tuy nhiên, video trên trang của Trump đã được chia sẻ lại tới hơn 70.000 lần và nhận được hơn 183.000 lượt thích trước khi Twitter can thiệp. Sự chậm trễ của Twitter gây phẫn nộ và dẫn tới những lời kêu gọi đình chỉ hoặc cấm vĩnh viễn tài khoản của Tổng thống. Twitter cho biết Trump sẽ không còn được hưởng chính sách ưu đãi từ nền tảng này dành cho các cá nhân "có giá trị cao về thông tin" một khi ông mãn nhiệm.
'Bang Vàng của nước Mỹ' vực dậy ngành điện ảnh Với tham vọng có thêm nhiều tác phẩm điện ảnh nổi tiếng gắn với bang California, qua đó quảng bá thêm cho hình ảnh của bang được mệnh danh là "bang Vàng của nước Mỹ" này, Thống đốc bang Gavin Newsom đã công bố chương trình ưu đãi thuế trị giá 30 triệu USD cho các nhà làm phim và truyền hình tại...