Cô gái với khối u khổng lồ, kỳ quái
Vết chàm ở lưng từ lúc lọt lòng sau 24 năm phát triển thành một khối u khổng lồ, kỳ quái.
Cô gái không may đó là Nguyễn Thị T. ở Vĩnh Phúc. Được biết, ngay từ lúc lọt lòng, T. đã có vết chàm ở giữa lưng. Mỗi ngày vết chàm lại phát triển to thêm một chút. Gia đình đã đưa T. đi khám ở rất nhiều nơi nhưng không nơi nào phẫu thuật. Lúc T. còn bé, bác sĩ khuyên gia đình đợi em lớn hãy phẫu thuật. Khi T.đến tuổi trưởng thành, khối u phát triển tương đối to bác sĩ lại bảo chung sống hòa bình, không nên phẫu thuật.
Tuy nhiên, 1-2 năm trở lại đây, khối u bỗng phát triển nhanh bất thường. Nó lan ra gần như chiếm toàn bộ phần lưng. Khối u khổng lồ, kỳ quái khiến T. như vác “mai rùa” trên lưng, đi lại vô cùng khó khăn. T.không dám ra ngoài, tiếp xúc với ai vì luôn sợ mọi người chê cười ngoại hình dị dạng của mình. Đến lúc này, gia đình quyết định đưa em xuống khám tại BV Việt Đức (Hà Nội).
Khối u sau khi cắt bỏ nặng tới 7kg.
Tại đây, ngay khi thăm khám các bác sĩ của BV Việt Đức đã chỉ định cho bệnh nhân chụp cộng hưởng từ, CT, xét nghiệm, siêu âm để có thể tiến hành mổ lấy khối u càng sớm càng tốt.
Video đang HOT
TS Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình – Hàm mặt, BV Việt Đức nhận định, BV đã từng mổ nhiều ca có khối u khổng lồ (chân voi, tay gấu, gáy bờm ngựa…), nhưng trường hợp của T. là một ca khó, nguy hiểm. Bởi khối u cô gái này mang trên lưng là một dạng u xơ thần kinh, nó phối hợp với dị dạng mạch máu, các mạch máu tăng sinh rất nhiều. Nhiệt độ ở khối u lúc nào cũng cao hơn nhiệt độ cơ thể 2-3 độ. Vì thế, nguy cơ chảy máu ồ ạt khi mổ rất có thể xảy ra.
Ngoài ra, toàn bộ đốt sống phần ngực và lưng bệnh nhân bị dị tật bẩm sinh, không có cung xương sau. Vì thế, khối u có phần thông trực tiếp với tủy sống, các bác sĩ sẽ không thể phẫu tích quá lớn dẫn đến dò vào tủy sống, gây hậu quả nặng nề cho bệnh nhân, ảnh hưởng đến chức năng vận động đại tiểu tiện.
T. với khối u khổng lồ, kỳ quái trên lưng (Ảnh bác sỹ cung cấp).
“Mục đích phẫu thuật là cắt 70-80% khối u, giảm bớt gánh nặng cho bệnh nhân, giảm biến chứng loét, vỡ, chảy máu sau này. Sau này nếu cần thiết có thể tiến hành cắt thu bớt khối u, tao hình lại cung sau…”, TSHà nói.
Theo TS Hà, để giảm tối đa nguy cơ chảy máu cho bệnh nhân, trước khi mổ bác sĩ đã tiến hành nút mạch. Thông thường 1 ca nút mạch kéo 1-2h, trong khi với bệnh nhân này phải mất đến 7 tiếng vì tính chất khối u lớn, lan tỏa. Đồng thời, trong quá trình phẫu thuật các bác sĩ dùng cả dao siêu âm để cầm máu, mổ đến đâu hàn mạch luôn đến đấy. Thường loại dao đặt biệt này chỉ dùng trong cắt gan vì chảy máu rất nhiều.
“Cũng nhờ vậy, bệnh nhân chỉ phải truyền một lít máu. Ca mổ kéo kéo dài 6-7 tiếng, cắt bỏ khối u nặng khoảng 7kg. Khối u quá lớn nên phải cắt đôi mới lấy ra được”, TS Hà.
Sau mổ bệnh nhân cũng gặp một số bất lợi. Phương pháp nút mạch giúp giảm bớt lượng máu đến vùng mổ nhưng lại ảnh hưởng đến sự cấp máu, sự liền vết thương, chỗ không mổ bị hoại tử. Vì thế, thời gian liền sẹo lâu hơn bình thường.
Hiện các bác sĩ tiến hành thay băng để tổ chức da trên miếng da hoại tử bong ra, tổ chức liền sẹo tự nhiên. Bệnh nhân đã liền sẹo được khoảng 70-80%, sức khỏe dần ổn định. Dự kiến bệnh nhân sẽ được xuất viện trong thời gian tới.
Theo 24h
Cậu bé có thể chết vì... mùa đông
Cuộc sống của cậu bị đảo lộn từ khi mắc phải căn bệnh.
Một cậu bé chỉ mới 6 tuổi từ phía Tây Yorkshire, Anh đã gặp phải một căn bệnh cực kỳ hiếm, khiến cậu không thể ra khỏi nhà vào mùa đông như bao bạn bè khác.
Cậu bé Uzair Akhtar đang mắc phải hội chứng mà chỉ có 50 người trên thế giới gặp phải.
Cậu bé Uzair Akhtar được chẩn đoán mắc hội chứng Hyperimmunoglobin E (HIES) từ 2 năm trước và nếu không tiến hành phẫu thuật ghép tủy sống, cậu sẽ không thể sống tới tuổi trưởng thành. Căn bệnh mang tính di truyền này chỉ xuất hiện trên 50 người toàn thế giới.
Trong những tháng mùa đông này, cha mẹ phải "gói" Uzair lại trước khi đưa cậu tới trường. Việc chơi đùa bên ngoài cũng không được phép. Mẹ cậu, bà Sufia Rashid cho biết: "Dạo này có rất nhiều tuyết rơi. Điều đó khiến chúng tôi lo lắng vì Uzair không thể sinh hoạt được như bình thường. Để đưa con trai tới trường, chúng tôi phải mặc cho Uzair rất nhiều quần áo, quần tất, đi tới vài đôi tất và đội mũ lông. Kín tới mức chỉ để lộ cặp mắt. Uzair muốn ra ngoài để đắp người tuyết, nhưng chỉ cần ở bên ngoài quá 10 phút là mạng sống của con trai tôi bị đe dọa".
Chúng ta đều biết rằng khi nhiệt độ thấp thì con người dễ bị cảm lạnh hơn. Tuy nhiên, nhiệt độ giảm còn khiến mũi bị khô hơn, tạo điều kiện cho các loại virus sẽ dễ dàng xâm nhập qua đường thở. Thật đáng thương khi ở trong điều kiện thời tiết như vậy, các loại virus sẽ xâm nhập vào cơ thể Uzair, khiến cơ thể bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng và một trong số đó có thể phá hủy xương. Các bác sỹ phát hiện số lượng bạch cầu trong máu của Uzair vào khoảng 50 tới 60, trong khi trẻ bình thường ở độ tuổi cậu chỉ là 0,04. Cậu bé tội nghiệp này thiếu tới 20kg và cột sống còn bị cong về phía sau.
Mỗi ngày, Uzair phải sử dụng một tá kháng sinh chống virus và globulin miễn dịch tới 4 lần, trực tiếp vào dạ dày. Tuy nhiên đó chỉ là biện pháp tạm thời, trong thời gian tới, Uzair phải được cấy ghép tủy sống với hy vọng có thể loại trừ căn bệnh quái ác này.
Theo Kenh14
Những người có tim nổi ra ngoài lồng ngực Đây quả là những câu chuyện kỳ diệu trong y học. Có những trường hợp không ai tin người xấu số vẫn có thể sống bình thường. 1. Bé gái có trái tim ngoài lồng ngực Vào tháng 9 năm ngoái, bé gái Audrina Cardenasđã chào đời tại Bệnh viện Nhi Texas, Houston, Mỹ với tình trạng hiếm gặp: em có trái tim...