Cô gái Việt về không được, ở không xong tại Nhật
Không thể hồi hương do Covid-19, cũng không kiếm được việc do thiếu giấy phép, cô gái Việt 22 tuổi bị cảnh sát Nhật bắt vì dùng giấy tờ giả.
Tòa án quận Nagoya hồi tháng 1 kết án một năm 6 tháng tù với nữ công dân Việt Nam sử dụng thẻ cư trú giả, nhưng hoãn thi hành án ba năm. Vụ án cho thấy những khó khăn mà một số công dân nước ngoài tại Nhật Bản phải đối mặt, khi mất việc làm giữa đại dịch nhưng không thể hồi hương.
“Tôi rất lo lắng. Tôi cảm thấy cô đơn vô cùng, chỉ muốn sớm quay lại Việt Nam”, tờ Japan Times ngày 16/8 dẫn lời cô gái nói bằng thứ tiếng Nhật đứt quãng trong cuộc phỏng vấn trước khi tòa ra phán quyết.
Khu chung cư ở thành phố Inuyama, tỉnh Aichi, từng là nơi sinh sống của người phụ nữ Việt Nam bị kết án sử dụng thẻ cư trú giả. Ảnh: Chunichi Shimbun
Theo cáo trạng của công tố viên và lời khai của bị cáo trong phiên tòa, cô tới Nhật Bản hồi tháng 6/2017 với tư cách là sinh viên, cùng thị thực lưu trú tương ứng. Sau khi tốt nghiệp trường Nhật ngữ ở thành phố Inyama, tỉnh Aichi, cô tiếp tục theo học một trường dạy nghề tại thành phố Gifu.
Nữ công dân Việt kiếm sống bằng cách làm việc bán thời gian cho một nhà máy cơm bento. Để sang Nhật đi học, cô đã phải vay mượn gần 10.900 USD ở Việt Nam và còn hơn một nửa chưa trả xong. Tháng 3/2020, khi Covid-19 bắt đầu lan khắp toàn cầu, cô bỏ học, quyết định quay về Việt Nam nhưng lại không tìm được chuyến bay.
Cô xin được thị thực du lịch ngắn hạn để tránh cư trú tại Nhật trái phép, nhưng người có thị thực loại này không được phép đi làm, nên cô mất nguồn thu nhập và phải ở nhờ nhà bạn.
Video đang HOT
Tháng 7 năm ngoái, khi Covid-19 không có dấu hiệu lắng xuống, cô nghe theo lời người quen và mua qua môi giới trên Facebook với giá 45 USD một thẻ cư trú cùng căn cước giả, cho thấy cô đang là sinh viên trường dạy nghề.
Cô dùng căn cước giả này tới phỏng vấn xin việc tại một công ty vận tải biển lớn ở thành phố Seki, tỉnh Gifu. Khoảng ba tháng sau, 20 công dân nước ngoài làm việc tại công ty, bao gồm nữ công dân Việt, bị phát hiện sử dụng thẻ cư trú có cùng một mã định danh. Cô bị Sở cảnh sát tỉnh Aichi bắt vì vi phạm luật nhập cư và sử dụng giấy tờ tùy thân giả.
“Tôi rất hối hận. Tôi sẽ không bao giờ làm điều sai trái nữa”, cô nói bằng tiếng Việt trong phiên điều trần ở tòa án, thừa nhận cáo buộc.
Vấn đề vẫn chưa được giải quyết triệt để sau khi tòa ra phán quyết ngày 19/1. Sau phiên xử, cô được giao cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và được tại ngoại. Tuy nhiên, cô không có cách nào để quay về nước, trong khi theo luật, những người được tại ngoại không được phép đi làm.
Ba tháng sau khi bị bắt, người phụ nữ Việt một lần nữa mắc kẹt trong tình huống không thể hồi hương cũng không thể kiếm sống ở Nhật Bản. Một đồng hương cho biết cô đang ở nhờ nhà bạn tại Nagoya. Luật sư của cô đã chỉ trích các điều tra viên tại phiên tòa hồi tháng 1.
“Việc giam một công dân nước ngoài không thể hồi hương do Covid-19 là cách đối xử đáng xấu hổ từ góc độ nhân đạo”, luật sư nói.
Chính phủ Nhật Bản gần đây tăng cường tiếp nhận những người tới từ các quốc gia châu Á với tư cách là sinh viên và thực tập sinh kỹ thuật nhằm đối phó tình trạng thiếu lao động. Chính phủ nước này đã thực hiện một số biện pháp hỗ trợ công dân nước ngoài không thể hồi hương do đại dịch, nhưng nhiều biện pháp không phù hợp.
Cục Nhập cư ban đầu cấp thị thực du lịch tạm thời cho sinh viên nước ngoài đã tốt nghiệp tại Nhật Bản nhưng không thể về nước do Covid-19, nhưng lại không cho phép họ làm việc tại Nhật. Tháng 5 năm ngoái, Cục Nhập cư cấp lại thị thực mới, cho phép những người này làm một số công việc nhất định.
Tuy nhiên, những người đã bỏ học giống cô gái người Việt trên không được cấp thị thực như vậy cho tới ngày 19/10 năm ngoái. Theo luật sư, cô đã cố nộp đơn xin thị thực này nhưng bị bắt trước khi đơn được duyệt. Trong khi đó, do các lệnh cấm đi lại và nhiều chuyến bay bị hủy vì Covid-19, việc trục xuất người cư trú trái phép khó khăn hơn.
Để tránh cho các trung tâm giam giữ bị quá tải, Cục Nhập cư đã chủ động đưa những người này vào diện được tự do tạm thời, nhưng lại không cho họ làm việc.
“Nếu có biện pháp cải thiện tình hình, tôi tin rằng số vụ người nước ngoài lâm vào bước đường cùng phải thực hiện các hành vi trái phép sẽ giảm xuống”, luật sư của cô gái Việt nói.
VĐV Olympic Belarus dùng Google Dịch cầu cứu cảnh sát Nhật
Tsimanouskaya dùng Google Dịch cầu cứu với cảnh sát Tokyo trên đường ra sân bay trở về Belarus, do lo ngại an toàn của bản thân ở quê nhà.
Krystsina Tsimanouskaya hôm 5/8 kể lại câu chuyện khiến cô quyết định tới Ba Lan thay vì về Belarus sau khi dự nội dung chạy nước rút tại Olympic Tokyo. Tsimanouskaya cho biết sau khi công khai chỉ trích các huấn luyện viên trên mạng xã hội về cách họ quản lý đội, cô được yêu cầu nhanh chóng dọn hành lý để về nước.
Trên đường ra sân bay, Tsimanouskaya nói chuyện qua với bà và được biết mình đang đối mặt làn sóng chỉ trích dữ dội trên truyền thông ở quê nhà, trong đó nhiều người nói cô bị bệnh tâm thần. Tsimanouskaya được bà khuyên không nên về Belarus, trong khi bố mẹ nói cô có thể đến Ba Lan.
Vận động viên Krystsina Tsimanouskaya nói chuyện với các phóng viên ở Warsaw, Ba Lan, hôm 5/8. Ảnh: AP.
Vận động viên Belarus lập tức tìm kiếm sự trợ giúp từ cảnh sát ở sân bay Tokyo, bằng cách sử dụng ứng dụng Google Dịch trên điện thoại để truyền đạt thông điệp xin giúp đỡ của mình.
Ban đầu, cảnh sát không hiểu thông điệp của cô và một quan chức trong đoàn Belarus tiến lại hỏi điều gì đang xảy ra. Tsimanouskaya nói dối mình quên đồ ở làng Olympic và cần quay lại lấy. Sau đó, cô được cảnh sát Nhật hỗ trợ tách khỏi các quan chức Belarus.
Khi câu chuyện của Tsimanouskaya lan truyền rộng rãi, các nước châu Âu đã đề nghị giúp đỡ cô và cô quyết định chọn tới đại sứ quán Ba Lan, nơi cô được cấp thị thực nhân đạo. Tsimanouskaya sau đó lên đường tới Ba Lan hôm 4/8.
Josep Borrell, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), cho biết ông cảm thấy "yên tâm khi vận động viên Tsimanouskaya đã tới Ba Lan".
Nữ vận động viên 24 tuổi này cho hay cô chưa từng nghĩ về việc xin tị nạn chính trị và hy vọng sẽ được trở về nhà trong tương lai. Cô cũng muốn tìm cách sớm quay lại với sự nghiệp thể thao của mình.
"Tôi chỉ muốn được thi đấu ở Olympic, đó là ước mơ của tôi", Tsimanouskaya nói. "Tôi vẫn hy vọng rằng đó không phải là kỳ Olympic cuối cùng của mình".
Những vận động viên Olympic Tokyo chói sáng trên mạng xã hội Người Trung Quốc tức giận vì nữ VĐV bị nói nam tính 24 Xạ thủ Olympic bắn nhầm bia đối thủ 16
Đôi nam nữ Việt tử vong trong nhà tại Nhật Thi thể một nam và một nữ người Việt nằm trên giường, chảy nhiều máu, có vết thương sâu trên ngực, trong ngôi nhà ở thành phố Buzen. Rạng sáng ngày 31/7, cảnh sát thành phố Buzen, tỉnh Fukuoka nhận được tin báo một đôi nam nữ chảy máu, nằm bất động trên giường trong căn phòng ở tầng một ngôi nhà hai...