Cô gái Việt trèo đèo lội tuyết lên ‘Lưỡi quỷ’ ở Na Uy
Trolltunga là một trong những vách đá ấn tượng nhất Na Uy, vươn ra ở độ cao 700m trên hồ Ringedalsvatnet.
Nơi đây thu hút người yêu thích leo núi từ khắp nơi trên thế giới đến chinh phục.
Anh Chiêu (TP.HCM) đã hoàn thành chuyến đi lên tảng Trolltunga (hay còn gọi là Lưỡi quỷ) dài 28km ở Na Uy hồi tháng 5. Cô cho biết, cung đường này không quá khó với cô vì đã có kinh nghiệm 3 ngày 2 đêm đi 30km trong rừng quốc gia Phong Nha, Quảng Bình khám phá Hang Tiên.
Nhưng với lần trải nghiệm này, Anh Chiêu cần hoàn thành trong tối đa 12 tiếng, không có người dẫn đường. Đây cũng là lần đầu cô đi trên núi tuyết.
Từ cuối tháng 5, ở Odda (hạt Hordaland, Na Uy) tuyết đã tan dần và mặt trời lặn lúc 22h, nên du khách có thể tự do leo lên Trolltunga mà không cần thuê người dẫn đường. Anh Chiêu bắt đầu leo từ 7h và dự định muộn nhất là xuống núi lúc 19h.
Lưỡi quỷ Trolltunga – mỏm đá “sống ảo” lừng danh ở Na Uy – Ảnh: ANH CHIÊU.
Bốn cây số đầu tiên là đường núi trải nhựa để xe jeep chạy, không có chướng ngại nào đáng kể, nhưng đường núi cao, quanh co khiến cho người leo có cảm giác mỗi bước đi đều rất nặng nề và mệt mỏi.
Hai cây số tiếp theo, du khách bắt đầu đi vào chân núi của Trolltunga, đi trên đường sỏi, đá, băng qua những con suối nhỏ… Đây là đoạn đường khởi động nhẹ nhàng.
Những cây số đầu tiên, đường núi quanh co uốn lượn – Ảnh: ANH CHIÊU
Anh Chiêu chia sẻ người Na Uy rất yêu thích các hoạt động leo núi, rèn luyện sức khỏe và khuyến khích mọi người leo núi, nên cung đường chuẩn bị nhiều ký hiệu dẫn đường. Khi hoàn thành mỗi cây số, một tấm bảng sẽ báo hiệu cho bạn biết còn bao nhiêu cây số nữa phải đi.
Ở km số 7, người leo núi sẽ thấy tấm bảng cảnh báo nên quay trở lại nếu đã quá 13h, trong khoảng đầu tháng 8 đến đầu tháng 6 (thời điểm mặt trời xuống núi sớm, trời tối nhanh rất nguy hiểm nếu cố gắng leo lên).
Đoạn đường đá với các tấm biển báo hiệu quãng đường còn lại – Ảnh: ANH CHIÊU
Vài ngôi nhà nhỏ được xây ở những điểm nguy hiểm nhất định, không có người túc trực nhưng có đầy đủ đồ dùng thiết yếu dành cho những trường hợp khẩn cấp, tai nạn…
Video đang HOT
Hành trình trên tuyết để lên đỉnh mỏm đá – Ảnh: ANH CHIÊU
8 cây số tiếp theo của hành trình là đoạn thử thách nhất. Bạn hãy thử tưởng tượng mình phải leo lên một ngọn núi đá cao ngất ngưởng, phải cẩn trọng từng bước chân, sau đó đến một ngọn núi tuyết ngập lún giày, mỗi bước đi đều phải dùng rất nhiều sức, gió thổi lạnh buốt cóng hết tay chân.
Dường như bạn phải dùng hết sức lực để leo, cảm giác thời gian đã trôi qua lâu lắm rồi và đã gần đến rồi nhưng khi thấy biển báo thì mới biết mình chỉ vừa leo được 1km mà thôi, còn 7km như thế nữa. Thật sự thử thách sự kiên nhẫn, sức bền và phải điều chỉnh tâm trí thật tĩnh lặng để vượt qua cung đường còn rất dài phía trước.
Chinh phục “Lưỡi quỷ” Trolltunga dường như nằm trong “wish list” (danh sách điều mơ ước) của nhiều thanh niên khắp thế giới nên đoạn đường đi luôn nhộn nhịp theo một cách riêng. Không đông như trẩy hội nhưng cứ đi 1km bạn sẽ nhận được 4-5 lời chào dễ thương từ những người đồng hành xa lạ đến từ Pháp, Ý, Anh, Canada…
Khung cảnh núi tuyết mênh mông Ảnh: ANH CHIÊU
Leo núi tự do nên mọi người leo đúng sức của mình, không ai chờ ai và hẹn nhau ở những điểm nhất định. Vậy nên có những đoạn bạn sẽ thấy chỉ có mình với con đường, bao quanh khi là tuyết phủ trắng xoá không nhìn thấy ký hiệu nào ngoài dấu chân, khi ở lưng chừng thung lũng, bao quanh là những ngọn núi trắng xoá…
Khi chỉ có mình bạn với con đường bạn đi, bạn sẽ cảm nhận được rất rõ ý nghĩa khi tự mình chinh phục hành trình, dù là khó khăn đến mấy.
Anh Chiêu
“Chặng cuối càng lúc càng khó, tuyết dày hơn và núi cao hơn. Chân mỏi nhừ và mặt trời chiếu thẳng vào mặt, cảm giác vừa nóng vừa lạnh khiến tôi cảm thấy những km cuối cùng dài như thế kỷ”, Anh Chiêu kể.
Khung cảnh hùng vĩ nhìn từ mỏm Lưỡi quỷ, nơi mọi người xếp hàng ra để chụp một tấm ảnh để đời – Ảnh: ANH CHIÊU
Và cuối cùng cũng đến nơi. Trên đỉnh núi gió thổi lồng lộng, bao quanh là dãy núi tuyết chạm đến mây trời, phía dưới là mặt hồ nước xanh biếc đẹp như chốn thần tiên, mọi người ngồi ăn trưa, ngắm nhìn mỏm đá vươn ra giữa khoảng không mà người ta gọi là “Lưỡi Quỷ” Trolltunga.
Mọi người xếp hàng trật tự xuống tạo dáng và canh góc cho nhau để có những tấm ảnh ấn tượng nhất, bõ công trèo đèo lội tuyết. Đây là khoảnh khắc bình yên, ngọt ngào trước khi bắt đầu nghĩ đến 14km đường về.
Đi lên khó như thế nào thì đi xuống khó y như vậy. Núi tuyết lúc xuống nguy hiểm hơn lúc leo lên, vì băng trơn trượt.
Anh Chiêu cho biết cô leo lên mất 5 tiếng 40 phút, nghỉ trưa 35 phút, leo xuống mất 5 tiếng. Cô đã hoàn thành hành trình trong 11 tiếng 15 phút so với chỉ tiêu 12 tiếng đặt ra ban đầu, dừng lại nhiều điểm chụp ảnh, trong khi bạn cô chỉ mất chưa đến 10 tiếng để hoàn thành chặng này.
Bạn nên tranh thủ khởi hành sớm để xuống núi sớm – Ảnh: ANH CHIÊU
Mặc đồ có màu sắc rực rỡ giúp bạn vừa đẹp khi chụp ảnh, vừa giúp người khác dễ nhận biết trong trường hợp khẩn cấp – Ảnh: ANH CHIÊU
Khung cảnh đẹp như tranh vẽ trên đỉnh Trolltunga rất xứng đáng với nỗ lực của bạn – Ảnh: ANH CHIÊU
Ngày hè ngắm thác chảy, mây vờn trên đỉnh Bạch Mã
Mùa hè, mặt trời mọc sớm, nên chứng kiến khoảnh khắc mặt trời nhô lên từ phía biển, trải ánh nắng xuống đầm phá Tam Giang rồi chạy dần dần qua từng dốc núi thật kỳ diệu.
Hoàng hôn trên đỉnh núi - Ảnh: TRẦN LƯU ANH TUẤN
Mùa hè, với cái nắng khủng khiếp của miền Trung, việc lựa chọn một điểm đến mát mẻ rất được cân nhắc. Với một người thích phiêu lưu tìm kiếm những điều mới lạ và thú vị, tôi chọn rừng quốc gia Bạch Mã tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nhiều người bảo rằng "Bạch Mã là một Đà Lạt của Huế", với khí hậu tương tự với bốn mùa trong một ngày. Mùa hè là thời điểm tuyệt vời nhất để khám phá rừng quốc gia này, bởi thời tiết khô ráo, những con suối trong xanh mát lành và cạn hơn rất nhiều, những cung đường sẽ bớt trơn trượt rêu phủ hơn.
Du khách tắm suối
Tôi đã có một cuộc hành trình 1 ngày 1 đêm để được chứng kiến hoàng hôn, bình minh trên đỉnh Bạch Mã. Với độ cao 1.400m so với mực nước biển, buổi chiều thường có một cơn mưa do hơi nước tích tụ ở sườn núi tạo nên những đám mây nặng trĩu, những cơn mưa thường không kéo dài quá lâu. Sau đó, hoàng hôn trong veo xuất hiện vô cùng lộng lẫy.
Muốn ngắm bình minh trên đỉnh Bạch Mã, tôi nghỉ lại qua đêm ở những ngôi biệt thự trong rừng. Còn vài ngôi biệt thự còn khai thác để phục vụ du khách, phần lớn bị bỏ hoang do những đơn vị kinh doanh không còn mặn mà với việc chỉ khai thác được trong những tháng mùa khô, còn mùa mưa nơi đây dường như rất ít người đến, rất khó để xoay xở đủ kinh phí duy trì.
Thác tại rừng Bạch Mã - Ảnh: TRẦN LƯU ANH TUẤN
Chúng tôi vào rừng từ 3h sáng, leo lên đỉnh núi và đợi bình minh lên. Mùa hè, mặt trời mọc khá sớm nên chứng kiến được khoảnh khắc mặt trời nhô lên từ phía biển, trải ánh nắng xuống đầm phá Tam Giang rồi chạy dần dần qua từng dốc núi thật là kỳ diệu.
Trên đỉnh Bạch Mã có bia đá, một cái chuông và Vọng Hải Đài. Tất cả đều được xây dựng từ thời Pháp thuộc.
Thời gian đẹp nhất trong ngày đối với Ngũ Hồ và thác Đỗ Quyên rơi vào khoảng tầm 9h, khi ánh nắng đủ để xuyên qua những tán cây và soi xuống những con suối, hồ nước. Không có ngôn ngữ nào để diễn tả vẻ đẹp đó, cũng không hề có một bức ảnh nào có thể ghi lại khoảnh khắc đó huyền diệu như thế nào, chỉ chúng ta phải trải nghiệm, phải chứng kiến bằng chính mắt mới thấy được sự kỳ diệu của tạo hóa.
Đường lên đỉnh Bạch Mã - Ảnh: TRẦN LƯU ANH TUẤN
Chuông đặt trên đỉnh núi - Ảnh: TRẦN LƯU ANH TUẤN
Du khách chụp ảnh trong rừng - Ảnh: TRẦN LƯU ANH TUẤN
Du khách trên đường lên đỉnh Bạch Mã - Ảnh: TRẦN LƯU ANH TUẤN
Hai con ngựa trắng trên đỉnh Bạch Mã
Du khách Việt ngắm Mặt trời lúc nửa đêm ở cực Bắc Na Uy Giữa đêm, Mặt trời đỏ rực từ từ đi xuống gần đường chân trời và đi lên ngay sau đó, ánh sáng dường như không tắt. Đây là hiện tượng vô cùng kỳ thú thu hút rất đông du khách diễn ra tại Mũi Bắc, Na Uy vào thời điểm này trong năm. North Cape thuộc vùng Finnmark, phía bắc Na Uy, nằm...