Cô gái vàng trong làng vẽ đồ thị: Dùng lược kẻ parabol còn đẹp hơn cả dùng thước chuyên nghiệp
Nhìn đường kẻ hoàn hảo của cô bạn này, nhiều người không thể tin được rằng nó được thực hiện với một chiếc lược chải tóc thay vì thước kẻ parabol thông thường.
Ngoài ‘môn học tử thần’ là hóa học ra thì toán cũng là một trong những môn bị liệt kê vào danh sách có nhiều học sinh ghét nhất. Đây cũng không phải điều khó hiểu bởi học toán đòi hỏi phải có tư duy nhạy bén, khả năng suy luận, phân tích tốt… Có vô vàn những thể loại cần phải học trong môn toán như đại số, tích phân, rồi còn hình học không gian, hình học phẳng, đồ thị…
Bởi vậy, học toán không chỉ là phải tiếp xúc với những con số, nhiều dạng phải tập trong môn toán còn phải cần đến các dụng cụ chuyên dụng như thước đo góc, compa, ê ke, thước parapol… Nếu gặp một trong những dạng bài tập liên quan đến vẽ hình mà không có những dụng cụ đó thì có thông minh cỡ mấy cũng phải bật khóc vì không có cách nào làm được.
Thế nhưng, không phải lúc nào ta cũng nhớ mang theo đầy đủ một tá các thể loại thước như vậy trong cặp. Những lúc như thế đòi hỏi người học sinh phải có độ nhanh nhạy và sáng tạo nhất định. Giống như cô bạn này, không có thước nhưng vẫn xoay sở để vẽ được đồ thị parabol khiến cộng đồng mạng trầm trồ.
Bức ảnh đang ‘gây sốt’ trên các diễn đàn học đường
Theo lời kể của chủ nhân bức ảnh này, cô bạn vừa phải làm một bài thi thử môn toán, trong đó có bài vẽ đồ thị parabol. Xui xẻo thế nào mà hôm đó lại không mang theo thước cong, đã vậy phải hoàn thành xong bài tập này mới được vào lớp học. Trong tình cảnh ‘éo le’ đó, cô nàng đã nghĩ ra một cách là dùng phần đuôi của chiếc lược chải đầu để vẽ đồ thị vì nó cũng có hình dáng cong tương tự.
‘ Rối não quá thế nên là em đi quanh phòng và đập vào mắt em cái lược. Tiện tay thấy nó dùng để vẽ được thế là em dùng luôn’, cô bạn kể.
Điều đáng nói là dù vẽ bằng một vật dụng vô tình ‘vớ’ lấy được nhưng nét vẽ của cô nàng lại rất chỉn cho và gần như hoàn hảo như vẽ bằng thước parabol. Không ít dân mạng khi nhìn thấy bức ảnh này đã bày tỏ sự nể phục với cô bạn vì sự sáng tạo và khéo tay. Nhiều tài khoản bình luận, dù có thước parabol nhưng chứ chắc đã kẻ đẹp được như cô bạn này.
Video đang HOT
‘ Lúc ôn thi thấy bài tâp về Parabol dễ nên chẳng thèm làm, vào phòng thi cũng là lần đầu cầm tới cây thước parabol nhưng không biết vẽ như thế nào. Phục bạn quá’, cư dân mạng tên M.C bình luận.
Bạn K.T lại thắc mắc: ‘Làm cách nào mà bạn ấy vẽ liền mạch mà lại có độ cong chuẩn thế kia nhỉ. Mình đây có thước trong tay nhưng lần nào vẽ đồ thị cũng lỗi. Xấu hổ quá’.
Trinh Trinh
Theo baodatviet
Môn Toán trong chương trình GDPT mới: Học sinh phải hiểu "Học Toán để làm gì?" chứ không phải để đi thi
Thầy, cô giáo dạy học môn Toán phải giúp học sinh hiểu được bản chất, giải quyết được vấn đề thực tiễn cuộc sống, có thể kiếm tiền được từ kiến thức và trả lời được câu hỏi "Học Toán để làm gì?" chứ không phải học để đi thi.
Đó là những tiêu chí của GS.TS Đỗ Đức Thái, Chủ biên chương trình môn Toán trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, nhằm giải quyết vấn đề về đổi mới giảng dạy môn Toán trong các trường phổ thông tới đây.
Hình thành năng lực tư duy toán học
Theo GS.TS Đỗ Đức Thái, khẳng định, môn Toán mới sẽ không thay đổi nhiều về mặt kiến thức nhưng số lượng lý thuyết giảm đi đáng kể ở một số phần. Chú trọng nhất vào khả năng hiểu và tiếp cận toán học, hay còn gọi là hình thành năng lực tư duy toán học cho học sinh thay vì ghi nhớ, lắt léo và chỉ phục vụ thi cử.
Đánh giá về chương trình sách giáo khoa hiện hành, GS Thái cho rằng, hầu như các giáo viên vẫn đang giảng dạy theo hướng tiếp cận nội dung, tập trung trả lời câu hỏi : Chúng ta muốn học sinh biết cái gì?Như vậy đã vô tình chạy theo khối lượng kiến thức, ít chú ý đến dạy cách học, nhu cầu, hứng thú của người học và phần nào còn coi nhẹ thực hành vận dụng lý thuyết trong đời sống thực tiễn.
GS.TS Đỗ Đức Thái, Chủ biên chương trình môn Toán trong Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Đồng thời, do sự hạn chế về mặt khung chương trình nên hiện nay kế hoạch và tiến trình dạy học môn Toán trên cả nước đang bị giống nhau, các em học sinh dân tộc miền núi, hải đảo cũng học như các em ở thành thị... phân bổ vậy là bất hợp lý và khiến khoảng cách trong giáo dục càng lớn.
Cùng với đó, giáo viên phổ thông đang dạy học sinh của mình những kiến thức lý thuyết quá khó nhớ, theo các dạng ghi nhớ công thức về cách tính số thập phân, đạo hàm, tích phân, hình học không gian .... nhưng học sinh không hiểu bản chất của phép tính.
Vấn đề này đã kéo dài gần 30 năm qua, việc học mới chỉ dừng lại ở phục vụ mục đích của các kỳ thi, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tính trạng dạy thêm, học thêm tràn lan khiến học sinh vất vả vô cùng nhưng lại không biết vận dụng để làm gì ngoài việc bài tập trong các kì thi.
GS Đỗ Đức Thái cho rằng, trong đổi mới nội dung môn Toán chương trình giáo dục phổ thông mới tới đây, tập trung kế thừa một số lý thuyết cũ, những điểm đã được chứng minh phù hợp từ đó xây dựng sách giáo khoa môn Toán mới theo tiêu chí " Tinh giản - thiết thực- hiện đại- khơi nguồn sáng tạo". Nội dung phải tinh giản, phản ánh đúng giá trị cốt lõi của môn học, chú trọng hiểu bản chất và dứt khoát phải giải quyết được vấn đề vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Ví dụ như số tiết học ở các cấp đã được giảm đi đáng kể: bậc Tiểu học thay đổi giảm còn 840 tiết (so 900 tiết như chương trình cũ); bậc Trung học cơ sở hiện còn 530 tiết (so với 630 tiết như chương trình cũ) và bậc Trung học phổ thông giảm mạnh mẽ nhất chỉ còn 3 tiết/tuần (so với 5 tiết/tuần như hiện nay).
Số tiết giảm, chương trình học chú trọng thực hành, thực nghiệm, điều này sẽ giúp xây dựng môn Toán gần gũi và hiệu quả hơn đối với học sinh.
Hai điểm đổi mới trong dạy học môn Toán
GS Đỗ Đức Thái cho biết, hai điểm đổi mới chính trong việc dạy học môn Toán mà các thầy cô giáo cần lưu ý.
Thứ nhất, chuyển từ dạy theo hướng truyền tải nội dung sang dạy học giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực Toán học, trả lời câu hỏi "học Toán để làm gì?".
Cụ thể, tập trung xây dựng năng lực Toán học (NLTH) cho học sinh ở đây là các thầy cô giáo phải biết cách biến bài học lý thuyết thành một chuỗi hoạt động trong các tiết học giúp học sinh hiểu bản chất một cách đơn giản nhất nhờ vào các ví dụ thực tiễn đời sống và học tập thực chất không đơn giản chỉ là ghi - chép và ghi - nhớ.
5 năng lực các giáo viên cần xây dựng cho học sinh là: năng lực tư duy, lập luận Toán học; năng lực mô hình hóa Toán học; năng lực giải quyết vấn đề Toán học; năng lực giao tiếp Toán học; năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện Toán học.
GS Thái cho biết, 4 trong năm năng lực này đang mâu thuẫn với việc phương thức kiểm tra bài vở hiện hành ở các cấp, hi vọng các năng lực này sẽ giúp các em giảm tải bớt được áp lực thi cử và có nhiều hơn cơ hội thực sự áp dụng Toán học vào đời sống mỗi em.
Thứ hai, các thầy cô giáo cần dạy học theo hướng "ứng dụng toán học vào thực tiễn". Đây là điểm mà sách giáo khoa hiện hành và giáo viên ít nghĩ tới.
Ví dụ ở bậc THPT mỗi lớp sẽ có 35 tiết chuyên đề tự chọn/năm nhằm giới thiệu cho học sinh về đồ họa, kỹ thuật, bản vẽ cơ bản, tài chính, lãi suất, tín dụng... giúp hiểu biết được thêm nhiều kiến thức, mở rộng tư duy và kích thích vận dụng toán học, từ đó tôi tin chắc học sinh sẽ thích thú với môn Toán vì thấy gần gũi vì phục vụ được chính cuộc sống của các em
Cách dạy học mới này thực chất chỉ là mô hình hóa các nội dung bài học, nhưng để làm được điều này, đòi hỏi năng lực của người giáo viên phải giúp cho các em hiểu được bản chất của các định lý, định luật; sau đó sử dụng để giải quyết vấn đề thực tiễn rồi lại đem kết quả thu được để quay lại chứng minh lý thuyết là đúng, GS Đỗ Đức Thái cho hay.
Hà Cường
Theo Dân trí
Chiếc bảng khiến học sinh chóng mặt đau đầu tự hỏi: "Đây là tiếng nước gì và tôi đã làm thế nào để tốt nghiệp vậy?" Cũng biết rằng đây là dạng bài tập quen thuộc trong quá trình học toán, cấp 3 ai cũng từng phải trải nghiệm tuy nhiên dù đã học qua rồi nhiều người vẫn thấy khiếp sợ, thậm chí không hiểu mình đã vượt qua cửa ải này kiểu gì. Toán học được biết đến như một môn học của tư duy, logic. Tuy...