‘Cô gái vàng’ điền kinh Việt Nam nhận đặc cách
Gần 1 tháng sau khi lập cú “hat-trick vàng” và “hat-trick kỷ lục SEA Games”, đoạt chuẩn Olympic 400m rào nữ, 400m nữ và 4×400m tiếp sức nữ tại Singapore, thêm nhiều tin vui đã đến với vận động viên (VĐV) điền kinh Nguyễn Thị Huyền.
Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân chúc mừng VĐV Nguyễn Thị Huyền. Ảnh: Hoàng Long.
Tại SEA Games 28, Nguyễn Thị Huyền – cô gái trưởng thành trong gia đình làm nông ở Yên Minh (Ý Yên, Nam Định) đã đạt những thành tích tuyệt vời. Kể từ đây, giới truyền thông đã quan tâm tới cô nhiều hơn và bắt đầu lên tiếng về việc cô chưa được vào biên chế sau 8 năm cống hiến cho thể thao Nam Định.
Hơn nữa, gia cảnh của Huyền rất khó khăn khi cha mất sớm, mẹ già năm nay 60 tuổi đau ốm liên miên, chị gái của Huyền lại bị bệnh thần kinh. Ghi nhận ý chí vượt khó của Huyền, chiều 6.7, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã đến thăm gia đình và trao tặng sổ tiết kiệm trị giá 400 triệu đồng.
Video đang HOT
Tin vui nối tiếp tin vui khi ông Đỗ Thanh Xuân – Giám đốc Sở VHTTDL Nam Định cho biết: Cơ quan chức năng của Nam Định đã tiến hành các thủ tục để xét đặc cách 2 VĐV điền kinh xuất sắc của địa phương là Nguyễn Thị Huyền và Dương Văn Thái vào biên chế chính thức của Sở VHTTDL Nam Định.
Theo DanViet
Vì sao Nguyễn Thị Huyền từ vô danh vụt sáng thành sao châu Á
Một khối lượng tập luyện rất cao, gắn với khát khao và chút buồn tủi, cay cú giúp Huyền vượt ngưỡng.
Chỉ trong đúng 6 tháng, từ một chân chạy gần như vô danh ngay ở tầm Đông Nam Á, Nguyễn Thị Huyền vụt sáng thành ngôi sao của châu lục, một hiện tượng đặc biệt mà hàng thập kỷ điền kinh và thể thao Việt Nam mới có được.
Nguyễn Thị Huyền là hiện tượng kỳ lạ của điền kinh Việt Nam. Ảnh: Kỳ Lân.
Có nhiều điều kỳ lạ phía sau kỳ tích ba HC vàng, hai chuẩn Olympic, một kỷ lục của tuyển thủ 20 tuổi người Nam Định tại SEA Games 28 và ngay sau đó là hai HC vàng ở Grand Prix châu Á. Bởi suốt giai đoạn chuẩn bị trực tiếp trước SEA Games, Huyền chỉ tập huấn trong nước, dưới sự dẫn dắt của một ông thầy nội không mấy tên tuổi. Bởi suốt một thời gian dài Huyền luôn phải đứng sau bóng, cùng cả áp lực lớn từ đồng đội xuất sắc Quách Thị Lan, người đoạt HC bạc Asiad 2014. Trong khi đó, cả bề dày thành tích, kinh nghiệm của Huyền cũng chưa là gì, so với hàng loạt cái tên ở đội tuyển điền kinh.
Thế nhưng, cô gái quê Nam Định đã thành công ngoạn mục, thành công một chắc vững chắc và thuyết phục, mang tính đẳng cấp rõ ràng, chứ không hề có bất cứ dấu ấn của sự may mắn hay xuất thần. Như đánh giá của giới chuyên môn, thông số 56 giây 15 ở nội dung 400m rào (phá kỷ lục SEA Games, vượt chuẩn Olympic) hay 52 giây trên đường chạy 400m (đạt chuẩn Olympic) của Huyền trên đất Singapore, hoàn toàn phản ánh đúng thực lực.
Với kỳ tích của Huyền, theo cách nhìn thông thường, đương nhiên, cô phải có một tố chất và sự khổ luyện đặc biệt mà như chính cô tiết lộ thì bí quyết là "mải miết tập, tập và tập, không sợ khó sợ khổ". Song chỉ như thế sẽ không thể đưa ra sự lý giải thuyết phục cho kỳ tích khó tin, phần đó có chứa đựng nhiều nghịch lý trong cuộc bùng nổ của Huyền.
Vấn đề quan trọng bậc nhất về chuyên môn với VĐV Nam Định là thời điểm cô bước vào độ chín của mình, sau 7 năm ăn tập kể từ khi được phát hiện tại cuộc đấu Hội khỏe Phù đồng. Hay nói cách khác, tài năng cùng quá trình tích lũy, rèn giũa liên tục, với quyết tâm, nỗ lực cao độ và sự bài bản của Huyền đã đạt tới đỉnh. Không có sự đốt cháy giai đoạn hay đột biến, nhất là khi thực sự về năng khiếu hay yếu tố khác lạ, Huyền cũng chỉ thuộc diện bình thường, chứ chưa có gì so với Vũ Thị Hương, hay kể cả Quách Thị Lan.
Tuy nhiên, thú vị và đáng nể ở việc Huyền đã tạo ra cuộc vượt ngưỡng để mang đến một vị thế, đẳng cấp mới cho mình ở thời gian khoảng một năm rèn chân ở trong nước, với thầy nội và sau hồi phục chấn thương. Các chuyên gia điền kinh nhận xét "cuộc vượt ngưỡng" của nhà vô địch SEA Games đến nhờ ý chí và nội lực phi thường. Dựa trên một nền tảng, quá trình chắc chắn và đầy đủ, cô đã vượt lên một tầm mới bằng một khối lượng tập luyện cao, gắn với khát khao và kể cả một chút buồn tủi, cay cú chính đáng. Hồi đầu năm, theo kế hoạch Huyền sẽ cùng Quách Thị Lan sang Mỹ tập huấn nhưng rốt cuộc chỉ có Lan đi còn Huyền ở nhà.
Nguyễn Thị Huyền và Quách Thị Lan có cuộc ganh đua thú vị giúp điền kinh Việt Nam hưởng trái ngọt. Ảnh:Kỳ Lân.
HLV đội tuyển điền kinh Nguyễn Trọng Hổ nhận xét trong số 4 nữ tuyển thủ có đợt sang Mỹ tập huấn trước Asiad 2014, Huyền chính là người có sự thích nghi sớm và thay đổi rõ nét nhất từ giáo án của chuyên gia, từ những chuyện tưởng như nhỏ nhất như cách khởi động, xuất phát hay tập thể lực, nhóm cơ. Thực tế, ngay tại Đại hội TDTT toàn quốc 2014, Huyền đã hai lần đánh bại Quách Thị Lan ở cả hai cự ly 400m và 400m rào, với thông số ngang ngửa HC vàng SEA Games 27.
Theo VNE
Tình yêu lãng mạn của hoa khôi điền kinh và hot boy xứ Mường Nguyễn Thị Huyền và Quách Công Lịch đang cùng nhau tỏa sáng trên đường chạy. Kể từ SEA Games 28, trong làng thể thao Việt, mọi người dành sự quan tâm đặc biệt tới hai tuyển thủ điền kinh Nguyễn Thị Huyền (Nam Định) và Quách Công Lịch (Thanh Hóa). Ngoài lý do họ là hai ngôi sao đang lên, đây là cặp...