Cô gái ung thư máu có mối tình 15 năm, từ lúc mạnh khỏe đến bệnh tật
Nhiều khi Trinh ước mình mắc một loại ung thư khác, thay vì ung thư máu để ít ra vẫn có thể đi lại, vui chơi, ăn uống. 7 tháng điều trị, cô đôi khi chỉ thèm được thấy ánh mặt trời.
Từ nhỏ, Đinh Thị Tuyết Trinh (sinh năm 1991, Đồng Nai) luôn nghĩ mình may mắn. Gia đình không giàu có nhưng chưa bao giờ thiếu đi tình yêu thương và tiếng cười.
12 năm đi học, Trinh luôn đạt học sinh giỏi. Tốt nghiệp đại học với nhiều học bổng, cô làm việc đúng chuyên ngành và thuận lợi thăng chức tới trưởng phòng. Cô có kinh doanh riêng và tích cóp đủ để giúp cha mẹ sửa sang nhà cửa.
Sau 4 năm kết hôn, Trinh dự định có em bé, mua nhà ở Sài Gòn, tậu xe, đưa gia đình đi du lịch, đón út nhỏ dưới quê lên thành phố nuôi học. Cuộc sống cứ thế êm đềm cho tới khi cô phát hiện mắc ung thư máu.
Mọi kế hoạch phải tạm gói ghém lại, cất đi đợi khi nào khỏe lại, còn trước mắt thì chỉ cần được sống tiếp, Trinh nói với Zing.
Đinh Thị Tuyết Trinh phát hiện mắc ung thư máu cấp tính từ tháng 9 năm ngoái, khi bước sang tuổi 28.
“Con bị ung thư máu rồi”
Một ngày tháng 9/2019, trong lúc cùng chồng lê la ra phố kiếm đồ ăn ngon để thưởng thức như thường lệ, Trinh bị chảy máu chân răng liên tục.
Tới Bệnh viện Gò Vấp kiểm tra, bác sĩ chỉ định Trinh uống thuốc cầm máu và hẹn mai quay lại. Tới trưa hôm sau, Trinh tiếp tục chảy máu và nhập viện. Cho rằng Trinh viêm nướu, bác sĩ chỉ định cô cạo vôi răng, nhưng được một nửa thì máu không thể đông.
Sau khi xét nghiệm máu, Trinh được chuyển thẳng qua Bệnh viện Truyền Máu – Huyết Học TP.HCM. Tại đây, cô phải chọc tủy lấy mẫu xét nghiệm.
Ngày 24/9/2019, bác sĩ thông báo với Trinh: “Em bị ung thư máu cấp tính”.
Với cô gái 28 tuổi, tự mô tả mình khỏe mạnh bình thường, không thiếu máu từ trước, sáng đánh cầu lông khỏe khoắn, hàng tuần vẫn đi phượt khắp nơi, 2 vợ chồng tính có em bé, đã xét nghiệm đầy đủ, đây là cú sốc quá lớn.
Hai vợ chồng Trinh cứ thế ôm nhau khóc liền 2 tiếng.
Bác sĩ nói bệnh đã ở giai đoạn cấp tính, cô phải nhanh chóng nhập viện truyền hóa chất điều trị.
Trinh xin về nhà 2 ngày để thoải mái tinh thần và sắp xếp mọi chuyện. Nhưng vì nhiễm trùng, cô phải trở lại bệnh viện sớm hơn dự định.
Phát hiện ung thư máu khi trước đó khỏe mạnh bình thường là cú sốc lớn đối với Trinh.
Gia đình ở quê đang rất hạnh phúc, nhà mới xây nên cha mẹ và 2 em còn đang mừng ríu rít, Trinh không biết phải mở lời nói với mọi người thế nào.
Cha Trinh, từ nhỏ tới lớn không nói quá nhiều lời với con gái, mà khi hay tin cũng nghẹn ngào: “Con gái ơi, bằng mọi giá ba mẹ sẽ cứu con”.
Cứ thế, cả gia đình động viên nhau gạt đi nước mắt, sẵn sàng cùng Trinh bước vào cuộc chiến chống căn bệnh.
Video đang HOT
Vợ chồng Trinh cũng gác lại mọi dự định, bỏ luôn công việc văn phòng cho thu nhập ổn định vì xác định hành trình chữa bệnh sẽ kéo dài không biết tới khi nào.
Nhiều khi chỉ thèm được thấy ánh nắng mặt trời
Từ khi biết bệnh, Trinh chỉ cho phép mình sốc và khóc vài tiếng, rồi lập tức lấy lại tinh thần để chiến đấu với nó.
Trước lần hóa trị đầu tiên, 9X phải cắt đi mái tóc đen dài, để đầu trọc. Sau đó là những lần chọc tủy, rạch vai đặt sonde, khâu sống, lấy máu lúc 5h sáng mỗi ngày đến bầm tím tay, sốt, nôn ói, táo bón.
Nhưng bấy nhiêu đau đớn đó cũng không khó khăn bằng việc một người vốn thích bay nhảy như Trinh phải ở trong 4 bức tường trắng trong bệnh viện suốt nhiều tháng qua. Đôi khi, cô chỉ thèm được thấy ánh nắng mặt trời.
Trinh đùa rằng từ khi dịch Covid-19 bùng phát, mọi người ở nhà giãn cách xã hội hơn một tháng, còn cô suốt 7 tháng nay gần như đều ở bệnh viện.
Trinh lý giải căn bệnh mình mắc phải không thể về nhà vì hệ miễn dịch còn thua một em bé sinh non trong lồng kính. Nhiều khi không làm gì, cơ thể cô cũng phát sốt và nhiễm trùng máu, tiêu hóa.
Bởi vậy, Trinh phải đeo khẩu trang 24/7, không dám đi đâu hay gặp gỡ ai. Người thân muốn thăm nom cũng phải đeo khẩu trang, sát trùng tay rất kỹ vì sợ cô bị nhiễm trùng. Nhiều món ăn khoái khẩu ngày trước như ốc, đồ nướng cũng bị loại bỏ, thay vào đó là những món ăn chín, uống sôi.
Nhiều khi Trinh cứ ước mình mắc một loại ung thư khác, thay vì ung thư máu để ít ra vẫn có thể đi lại, vui chơi, ăn uống thoải mái hơn.
7 tháng nằm điều trị nội trú vì sợ nhiễm trùng, nhiều khi Trinh chỉ thèm được thấy ánh nắng mặt trời.
Hơn 7 tháng điều trị nội trú, Trinh đã trải qua 4 đợt hóa trị và đang tiến hành đợt cuối cùng. Sau mỗi đợt hóa trị kéo dài khoảng 45 ngày, Trinh được về nhà 5-7 hôm để thư giãn rồi lại vào chiến đấu tiếp. Sau khi hóa trị 5 đợt, Trinh tiếp tục chuyển sang xạ trị 9 mũi.
Thời gian đầu nằm viện, Trinh được mẹ, bác, chồng thay phiên nhau chăm sóc, nấu ăn cho. Từ ngày 1/4, cô phải cách ly không người thân, chỉ có điều dưỡng chăm sóc.
Trinh nói vui rằng nhiều khi cô cảm thấy mình như “siêu nhân” vì ở một mình trong viện rất lâu, không được gặp người nhà.
Đến nay, chi phí điều trị cho căn bệnh ngót nghét đã lên tới hơn 1 tỷ đồng, với riêng tiền giường đã 1,4 triệu đồng/ngày. Nhưng Trinh luôn thấy mình còn may mắn khi vẫn có thể xoay xở chi phí điều trị.
Tài chính đã là một gánh nặng, Trinh có lần phải đối diện với cái chết.
Đó là ngày 13/12 năm ngoái, khi đang truyền thuốc, cô bất ngờ nôn ói, huyết áp tụt, tiêu chảy không kiểm soát. Sau khi được bác sĩ truyền thuốc kéo huyết áp lên, cho thở oxy, Trinh dần hồi phục.
Sắp kết thúc đợt hóa trị cuối cùng, Trinh nói bệnh của mình đã lui, chọc tủy 2 lần cho kết quả âm tính nhờ đáp ứng thuốc tốt. Đến giờ, cô không khóc, không sợ kim, không sợ lấy tủy, khi nào đau quá chỉ rơi nước mắt một chút.
Về ngoại hình, Trinh vẫn giữ được cân, da không bị sạm. “Chắc do mình vui vẻ nên ngoại hình vẫn tươi tắn, bình thường”, cô nói.
Năng lượng tích cực của Trinh nhiều đến mức khi truyền hóa chất, cô vẫn hát karaoke, livestream bình thường. Đây là điều được bác sĩ cho phép để bệnh nhân bớt căng thẳng.
Tại trang cá nhân, Trinh tạo album “Tôi ung thư tuổi 28″ để chia sẻ về hành trình chống lại căn bệnh ung thư của chính mình. Mỗi câu chuyện, mỗi hình ảnh được đưa vào đó đều chứa đựng nụ cười, sự lạc quan của cô gái sinh năm 1991.
“Cảm ơn anh bạn đời, vì tất cả”
Bị ung thư ở độ tuổi còn trẻ chắc chắn là điều không may mắn, nhưng với Trinh, cuộc đời vẫn còn hạnh phúc khi có chồng ở bên.
Chồng cô là Nguyễn Quang Vinh, anh bạn học chung lớp hồi cấp 2, chơi chung nhóm bạn.
Cấp 3 dù không chung lớp, Trinh và Vinh vẫn đều đặn đưa nhau cuốn vở, ở giữa kẹp bức thư, sau mỗi buổi học. Rồi thư từ dần chuyển sang sổ bí mật có mã số, đến máy ghi âm.
Lên đại học, Trinh ở quận 7, Vinh ở quận Bình Thạnh nhưng vẫn đều đặn đạp xe qua chở nhau đi dạo. “Vệ tinh” vây quanh Trinh khá nhiều do tính cách vui vẻ, hoạt bát. Nhưng Vinh vẫn âm thầm ở bên, chăm sóc cho cô.
4 năm sau hôn nhân, Trinh và Vinh cùng nhau xây dựng sự nghiệp, hợp nhau từ ăn uống, đi dạo mỗi tối, đồ nướng 1-2 lần/tuần, ốc ăn thay cơm, cuối tuần đi phượt đó đây.
Khi sự nghiệp tạm ổn, hai người quyết định có em bé. Đúng lúc này, Trinh phát hiện bệnh. Ngày đó, Trinh không khóc nhiều, nhưng chồng thì như trời đất sụp đổ, cứ ôm vợ và nói: “Bé phải sống với anh tới 99 tuổi, nhất định vậy”.
Với Trinh, chồng là chàng trai bên cô từ năm 14 tuổi, hy sinh vì vợ từ lúc khỏe mạnh tới ốm đau.
Từ khi Trinh nằm viện, Vinh đều đặn vừa làm việc ngày đêm, vừa thay phiên chăm vợ trong bệnh viện. Có khi anh thức 24/24, lo nghĩ nhiều đến mức stress, trầm cảm nhưng không nói cho ai.
Dù là con út trong gia đình, từ nhỏ không phải làm gì, từ khi lấy vợ, Vinh chu đáo chăm Trinh từ tắm rửa, lau người, massage chân tay, làm móng tay chân.
Cũng từ lúc Trinh bệnh, Vinh thành “bác sĩ” của vợ.
“4 năm qua, mình chưa hề làm dâu, chưa nấu cho cha mẹ chồng được bữa ăn nào vì đã có chồng cáng đáng tất cả”.
Ai cũng nói Trinh quá may mắn đủ mọi mặt, qua biến cố này cô lại càng thấy mình may mắn hơn. Trinh thầm cảm ơn “anh bạn đời” vì luôn có mặt trong cuộc sống của cô, dù lúc khỏe mạnh hay ốm đau.
Ngày 8/5 tới là kỷ niệm 15 năm yêu và 18 năm biết nhau của Vinh và Trinh. Không một lời tỏ tình, cũng chẳng có lời cầu hôn nào được nói ra, thậm chí ngày kỷ niệm cũng chỉ chọn ngẫu nhiên. Thế nhưng với hai người, chỉ cần ở bên nhau đã là hạnh phúc, mọi thứ khác đều không quan trọng.
Trinh tự đặt cho mình biệt danh là “win”, nghĩa là chiến thắng. Cô cũng luôn tin vào ngày mình khỏi bệnh, sống đến 100 tuổi, đi khám phá đó đây.
Điều đầu tiên Trinh muốn làm khi khỏi bệnh là cùng đại gia đình đi du lịch một chuyến. Sau đó, cô muốn sống ý nghĩa hơn, thiên về làm thiện nguyện, truyền động lực cho bệnh nhân ung thư khác.
Trinh cũng mong quỹ “Win Team” của mình – được cô cùng một số bệnh nhân và bạn bè lập ra để giúp đỡ các em nhỏ mắc bệnh ung thư máu không có tiền chữa trị – ngày càng phát triển. Vì chi phí điều trị căn bệnh quá tốn kém, không có điểm dừng vì hầu hết thuốc nằm ngoài danh mục bảo hiểm.
Với Trinh, ung thư không phải là dấu chấm hết, cũng không phải là cái chết. Cô luôn nghĩ đến những điều có thể thực hiện sau khi đẩy lùi bệnh thành công, mọi nỗi đau đều biến thành niềm hào hứng, lạc quan.
Mắc ung thư nhưng 8X vẫn ngày ngày vào bếp nấu nhiều món ngon
Những mâm cơm của chị Hường (Hà Nội) chia sẻ trên mạng xã hội trong thời gian điều trị ung thư và sau khi khỏi bệnh khiến ai cũng phải trầm trồ khen ngợi tài đảm đang và sự lạc quan, cố gắng của chị.
Là phụ nữ nên phần lớn chị em đều rất thích việc bếp núc, làm những món ngon cho gia đình thưởng thức. Còn gì vui hơn khi cuối ngày, được vào bếp, chế biến một mâm cơm tươm tất rồi nhìn cả nhà quây quần bên nhau, vừa nhâm nhi vừa tâm sự những câu chuyện trong cuộc sống.
Có lẽ vì yêu bếp đến vậy mà chị Hường (33 tuổi, Hà Nội) dù mắc ung thư nhưng vẫn luôn cố gắng tranh thủ nấu ăn những lúc có thể. Chị cho biết, mình bị bệnh đã 3 năm, trong giai đoạn này chị điều trị liên tục. Bình thường mỗi lần chị đi viện điều trị từ 7 đến 10 ngày. Những lúc như vậy chị không làm được việc nhà nên sẽ có người thân chăm sóc.
Chị Hường rất yêu thích việc nấu nướng
Sau 10 ngày này sức khỏe chị ổn định hơn, không bị những cơn đau do hóa chất dày vò nên có thể tự nấu ăn được. "Phác đồ điều trị của mình là truyền hoá chất 8 lần mỗi lần cách nhau 21 ngày. Nên mình có 10 ngày đau và 11 ngày bình thường. Những ngày này mình sẽ nấu các bữa ăn cho hai vợ chồng thưởng thức", chị tâm sự. Chính việc bếp núc cũng làm chị cảm thấy yêu đời hơn, còn làm được việc là còn có sức khỏe. Thật may mắn, thể trạng của chị giờ đang trong quá trình hồi phục rất tốt, tóc cũng bắt đầu mọc trở lại, chị chỉ còn phải đi khám định kỳ.
Hiện tại, hai vợ chồng ở riêng nên công việc nấu ăn chị vẫn luôn đảm nhiệm, dù mệt vẫn nấu. Nhưng những lúc mệt chị sẽ nấu ít món hơn thôi. Mỗi lần vào bếp, vợ đảm 8X này sẽ nấu khoảng 3 món ăn, thường là 1 mặn, 1 món canh và 1 món xào. Các món xào và canh nếu là rau thì chị thường nấu sau món chính để giữ được màu xanh tươi ngon, độ giòn cho món ăn.
Có lẽ nấu ăn nhiều nên thao tác của chị rất nhanh. Trung bình một bữa chỉ mất 40 phút là xong. Khi nào nấu các món cầu kỳ mới mất khoảng 2 tiếng. Chị cũng không quy định mỗi bữa ăn phải mất bao nhiêu tiền. Có bữa chỉ khoảng 40-50 nghìn đồng/người nhưng có bữa cải thiện sẽ mất tới 100 nghìn đồng. 8X nấu ăn luôn theo tiêu chí, ăn bữa nào nấu bữa đó và ăn đồ mới cho tươi ngon, nóng hổi; không nấu quá nhiều để tránh lãng phí thực phẩm.
Trong thời gian ở nhà tránh dịch COVID-19 này, cô vợ 33 tuổi tập trung vào việc nấu bữa ăn đủ chất để tăng sức đề kháng cho hai vợ chồng. Bên cạnh đó uống thêm nhiều nước lọc và nước ép hoa quả. Chị còn ngâm sẵn một hũ gừng xay nhuyễn với mật ong, mỗi ngày dùng 1/2 thìa nhỏ pha với 200ml nước ấm uống rất tốt cho sức khỏe.
Ngoài các bữa cơm, 8X đảm đang thỉnh thoảng còn nấu các món nước để đổi vị như lẩu, các loại bánh canh gà, măng miến ngan, miến lươn, hủ tiêu chay, há cảo cho đến cháo gà, gà tiềm thuốc bắc... hay bánh pizza. Nhờ tài đảm đang mà chồng và bạn bè thưởng thức món chị nấu đều khen ngợi hết lời. Thỉnh thoảng chị còn chia sẻ công thức lên mạng xã hội để mọi người tham khảo.
"Đối với mình bữa cơm gia đình rất quan trọng, nó gắn kết các thành viên gia đình lại với nhau. Vì thế album nấu ăn của mình mới có tên là Vào bếp mỗi ngày với Ệu (tên gọi ở nhà của chị)", chị Hường vui vẻ tâm sự.
Mâm cơm nào chị Hường nấu cũng ngon và hấp dẫn
Ngọc Lan
Nắm tay nhau giữa phố, cặp đồng tính nam bị nhổ nước bọt, hành hung Cặp đồng tính nam ở Hà Lan bị một nhóm thiếu niên sỉ nhục, tấn công khi đang trên đường đến siêu thị. Ngày 12/4, Daniel Schepers và Fabio Viana bị một nhóm thiếu niên chặn đường, tấn công khi đang nắm tay nhau đi trên đường phố Amsterdam (Hà Lan). Nhóm thiếu niên ban đầu dùng những từ ngữ nặng nề để...