Cô gái ung thư máu: ‘Chỉ có một con đường là chiến đấu’
Ung thư ập đến quá nhanh. Chỉ trong vòng ba ngày Trinh ra máu chân răng không thể cầm, đi khám, nhập viện cấp cứu, nguy cơ tử vong do xuất huyết não.
Ba ngày mà xoay vòng cả một số phận. Khi ấy là tháng 9/2019, chị Đinh Thị Tuyết Trinh, 28 tuổi, biết mình bị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho B – ung thư máu cấp.
Bác sĩ tư vấn bệnh của Trinh nếu không chữa, tiên lượng sống chỉ 4 tháng. Nếu chọn điều trị, chi phí ít nhất vài tỷ đồng. Tuy nhiên, bệnh nhân có đáp ứng thuốc và kéo dài được sự sống hay không, bác sĩ không dám hứa.
Trinh sốc, ôm chồng khóc mấy tiếng đồng hồ ở hành lang bệnh viện. Công việc đang trên đà thăng tiến, hai vợ chồng đã sẵn sàng có em bé, Trinh không chấp nhận để cuộc sống trôi tuột qua lãng xẹt như thế.
“Tôi không muốn chết. Tôi còn quá trẻ, tôi còn người chồng tuyệt vời muốn chung sống suốt đời, còn cha mẹ, hai em gái. Tôi không thể buông xuôi”, Trinh nói.
Khát khao sống mãnh liệt đã vực Trinh dậy. Chị xin nghỉ việc marketing lương cao, ổn định, để tập trung chiến đấu với ung thư. Trước khi vào Bệnh viện Huyết học và Truyền máu TP HCM hóa trị, Trinh luôn tin mình sẽ khỏi. Chị động viên bố mẹ: “Bệnh của con chữa được, đừng lo”.
Trinh bảo chị tin tưởng hoàn toàn vào phác đồ điều trị của bác sĩ. Tình yêu thương, động viên của gia đình cũng giúp chị mạnh mẽ hơn.
Bức ảnh này Trinh tự chụp ngay sau khi bị sốc thuốc, để tự động viên mình vừa bước qua cửa tử. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Trinh chủ động tìm đọc các tài liệu y khoa và hỏi thông tin từ những người bạn bác sĩ về bệnh tình. Chị biết các giai đoạn hóa trị tác động như thế nào đến cơ thể, từ đó chuẩn bị tinh thần để không hoang mang nếu sốc thuốc, hay suy kiệt.
Chị hiểu bệnh mình nan y, không khỏi hoàn toàn và phải chung sống suốt đời. Thậm chí, chị sẽ phải đối mặt với cái chết bất cứ lúc nào.
“Nhưng tôi chỉ có một con đường là chiến đấu. Vì thế tôi sẵn sàng đón nhận mọi kết quả”, người phụ nữ chia sẻ.
Phác đồ của Trinh trong 9 tháng gồm 5 đợt hóa trị, mỗi đợt dài 45 ngày. Vòng đau đớn từ ngấm hóa chất, suy nhược, sốt, ói, truyền kháng sinh, hồi phục… lập đi lập lại khiến chị bận đến mức chẳng còn thời gian nghĩ đến chuyện tiêu cực. Thay vì than thở, Trinh cười nhiều, pha trò, rủ cả phòng bệnh cùng hát karaoke, xem phim, cổ vũ bóng đá. Không khí bệnh tật vì thế đôi khi cũng biến mất đi.
Trinh (mũ đỏ) cùng các bệnh nhân chung phòng chụp ảnh kỷ niệm ăn Tết trong bệnh viện. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Bên cạnh đó, Trinh thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, luôn ngủ trước 22h để cơ thể phục hồi, dậy sớm để thiền, tập vẩy tay. Vì hệ miễn dịch yếu ớt như một em bé sinh non, Trinh tuyệt đối ăn chín, uống nước sôi để nguội. Thói quen ăn hàng quán hay la cà khắp nơi cũng từ bỏ.
Video đang HOT
Ở Khoa Ghép tế bào Viện Huyết học và Truyền máu TP HCM, Trinh là một trong những bệnh nhân nặng, nhưng là người lạc quan nhất “nhà”. Lê Minh Thiện, người bạn thân đồng bệnh với Trinh, đang điều trị tại khoa vẫn nhắc mãi về cô gái.
Ngày đầu vào viện, Thiện hay buồn rồi khóc, các bệnh nhân khác chỉ nhìn anh với ánh mắt thông cảm. Trinh thì khác. “Chị ấy xách luôn cây truyền nước biển trên tay, xăm xăm đến giường em rồi hỏi han đủ chuyện. Nếu không có cái đầu trọc đặc trưng, em nghĩ chị ấy là hoạt náo viên cơ”, Thiện kể.
Thiện cho biết, nhìn Trinh, “em nghĩ, biết đâu mình cũng sẽ sống, sẽ được ra viện với kết quả đẹp giống chị. Ủ dột cũng bệnh, chi bằng mình lạc quan”.
Thế là hai chị em thành một “cạ”. Cứ đỡ đau, hai chị em lại ngồi tâm sự. Ngày nào bạch cầu tăng, thì cùng nhau đặt đồ ăn về phòng tự thưởng cho mình đã chiến đấu kiên cường. Dần dần, Thiện quen và chấp nhận căn bệnh.
Hiện tại tế bào ung thư máu ác tính trong cơ thể Trinh đã âm tính. Để phòng ngừa sự xâm lấn của tế bào ung thư lên não, tuần tới Trinh sẽ xạ trị ngoại trú 9 ngày. Bác sĩ thông báo “cuộc chiến này Trinh đã chiến thắng”. Giai đoạn tới cô chỉ cần duy trì, tái khám.
Nhìn lại quãng đường đã qua, Trinh tự hào vì đã chiến đấu hết mình. Chị biết ơn các y bác sĩ đã tận tình chăm sóc cứu chữa, và cảm ơn chồng, gia đình đã sát cánh suốt những ngày cận tử.
Vượt qua được cái chết, Trinh lập quỹ “Win team” hỗ trợ một phần tài chính cho bệnh nhân ung thư có hoàn cảnh khó khăn. Chị mong quỹ ngày càng phát triển để có thể giúp đỡ được nhiều bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhi cơ hội được chữa trị đầy đủ theo đúng liệu trình.
“Bị ung thư là điều không ai muốn nhưng đã vào tình thế không thể thay đổi, hãy chọn lạc quan để giúp cơ thể vận hành cơ chế “tự chữa lành”. Hãy mạnh mẽ chiến đấu, hãy nhìn nhận đúng đắn về cái chết, một khi không sợ chết nữa, bạn sẽ chẳng sợ gì cả”, Trinh nhắn nhủ.
Căn bệnh ung thư mà MC Diệu Linh mắc, có nguyên nhân, triệu chứng sớm nhất ra sao?
MC Diệu Linh bị ung thư máu giai đoạn 4 và đang điều trị. Bệnh ung thư máu hiện nay có xu hướng gia tăng, đâu là nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sớm?
MC Diệu Linh bị ung thư máu giai đoạn 4
MC Diệu Linh được khán giả biết tới khi dẫn dắt chương trình Bóng đá TV của VTV Cab16. Cô từng gây xôn xao cho khán giả khi là 1 trong số hiếm hoi MC diện trang phục gợi cảm để lên sóng. Tính đến thời điểm hiện tại, Diệu Linh đã gắn bó với nghề MC được hơn 10 năm.
Nhìn nữ MC xuất hiện trên sóng truyền hình với diện mạo tươi tắn, xinh đẹp nhất có thể, ít ai biết đó là những ngày tháng cô tự mình đối diện với bệnh tật, tự mình động viên sau những lần chọc tủy đau buốt để xét nghiệm.
Sau 2 năm, bệnh trở nặng. Từ tháng 2/2020, Diệu Linh nghỉ làm và nhập viện để bắt đầu phác đồ điều trị mới.
Bệnh ung thư máu của Diệu Linh đã ở giai đoạn 4. Nữ MC và các bác sĩ đang tính đến phương án ghép tủy. Tuy vậy, nữ MC vẫn giữ tinh thần lạc quan. Cô thường xuyên chia sẻ trên trang cá nhân những hình ảnh đẹp, những câu chuyện vui dù bản thân đang nằm viện.
Hiện nay, không chỉ trẻ em, người trẻ khỏe cũng bị mắc ung thư máu với tỉ lệ tăng dần. Đâu là nguyên nhân gây bệnh và cách nhận biết dấu hiệu bệnh sớm? Chúng ta cùng tìm hiểu sau đây.
Nguyên nhân của bệnh ung thư máu là gì?
Bệnh ung thư máu còn được gọi là bệnh bạch huyết, máu trắng hay bạch cầu, dường như là một căn bệnh nan y trong mắt công chúng, nhưng trên thực tế, cùng với sự phát triển của y học và công nghệ sinh học, tỷ lệ chữa khỏi bệnh bạch cầu có thể đạt hơn 80%.
Tuy nhiên, mặc dù tỷ lệ chữa khỏi cao, quá trình điều trị rất đau đớn, đặc biệt là trẻ em là nhóm có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cao. Trẻ em yếu phải chịu đựng tất cả các phương pháp điều trị không thể chịu đựng được đối với người lớn, khiến mọi người rất lo lắng và đau lòng.
Bệnh bạch cầu là do sự tăng sinh quá mức của hệ thống tế bào máu trong các mô tạo máu, xâm nhập vào các mô và cơ quan khác nhau, do đó gây ra một loạt các biểu hiện lâm sàng của các bệnh về huyết học ác tính. Vậy, điều gì gây ra bệnh bạch cầu?
Nguyên nhân chính xác của bệnh bạch cầu vẫn chưa được biết, và nhiều yếu tố bao gồm virus, di truyền, phóng xạ và hóa chất được coi là có liên quan đến sự khởi phát của bệnh bạch cầu.
1. Virus
Có rất nhiều loại virus có thể gây ra bệnh bạch cầu. Trong số đó, virus khối u RNA loại C được xác định là một trong những nguyên nhân gây bệnh bạch cầu ở người. Tuy nhiên, vì có nhiều loại bệnh bạch cầu, chỉ có bệnh bạch cầu tế bào T trưởng thành mới có thể được gây ra bởi virus này.
2. Yếu tố di truyền
Các yếu tố di truyền có liên quan đến sự khởi đầu của một số bệnh bạch cầu. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự xuất hiện của bệnh bạch cầu có mối liên hệ nhất định với các yếu tố di truyền.
Bởi vì một khi các nhiễm sắc thể trong cơ thể có các bệnh di truyền bất thường hoặc bị phá vỡ, nó rất có khả năng được truyền lại cho thế hệ tiếp theo, do đó làm tăng khả năng thế hệ tiếp theo mắc bệnh bạch cầu.
Dữ liệu chứng minh rằng 8.1% bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu có tiền sử gia đình mắc bệnh bạch cầu.
3. Các yếu tố bức xạ
Bức xạ ion hóa có thể gây ra bệnh bạch cầu, và ảnh hưởng của nó liên quan đến liều bức xạ và vị trí của bức xạ.
Khi phạm vi bức xạ của cơ thể lớn, đặc biệt là khi tủy xương bị chiếu xạ, nó có thể gây biến dạng tủy xương.
Sự phá vỡ và tái tổ hợp nhiễm sắc thể vẫn có thể được quan sát trong vài tháng sau khi chiếu xạ, và bức xạ có thể gây ra sự phá vỡ DNA sợi đôi.
Các virus oncovirus có thể được sao chép và bài tiết, do đó gây ra bệnh bạch cầu cấp tính, lymphocytic mãn tính và bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính.
4. Yếu tố hóa học
Benzen đã được chỉ ra rõ ràng rằng nó có thể gây ra bệnh bạch cầu, và benzen có thể gây ra bệnh bạch cầu cấp tính, chủ yếu là bệnh bạch cầu tủy cấp tính và bệnh hồng cầu.
Có nhiều tài liệu nói rằng chất này có nhiều trong các vật liệu xây dựng nhà cửa, nội thất. Vì vậy đừng vội vàng chuyển về nhà mới xây dựng để ở trong vòng 6 tháng sau khi cải tạo, xây dựng, đặc biệt là nếu có trẻ em và phụ nữ mang thai thì cũng nên tránh ở nhà vừa mới xây xong (chưa có thời gian khô ráo, thông gió).
Triệu chứng sớm của bệnh ung thư máu
Bệnh ung thư máu chủ yếu phá hủy chức năng tạo máu trong tủy xương, sẽ làm giảm các megakaryocytes tạo ra tiểu cầu, dẫn đến thiếu tiểu cầu, do đó bề mặt da dễ bị bầm tím và ra máu, gây ra thiếu máu, làm giảm số lượng tế bào hồng cầu.
Phát sốt kéo dài là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh bạch cầu.
Vì hầu hết các tế bào bạch cầu trong cơ thể là tế bào ung thư máu sau khi mắc bệnh bạch cầu, không có chức năng diệt khuẩn bình thường, dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
Một khi một số lượng lớn các tế bào bạch cầu xâm nhập vào mô và xâm nhập vào tủy xương, hệ thần kinh trung ương,... chúng sẽ thường sinh sôi ở một khu vực nhất định, gây ra triệu chứng sưng hạch bạch huyết, đau xương hoặc đau khớp, sưng nướu, viêm gan và sưng lá lách, đau đầu, nôn, da xuất hiện các cục u, khó thở và mất nước...
Khi có những bất thường trong cơ thể, bạn nên sớm đi kiểm tra. Đặc biệt là những dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư máu như trên.
9 dấu hiệu ung thư máu dễ bị bỏ qua Ung thư máu là một thuật ngữ chẩn đoán rất rộng, nhưng khi nói đến ung thư máu, chúng ta thường nghĩ về bệnh bạch cầu, u lympho và đa u tủy, và các bệnh này có những thứ týp khác nhau. U lympho xảy ra khi các tế bào ung thư được tìm thấy trong hệ thống bạch huyết. Bệnh bạch cầu...