Cô gái từng mắc Covid-19: Sức khỏe sa sút, mong đừng chủ quan với dịch bệnh
Dù đã may mắn chiến thắng Covid-19 nhưng di chứng mà căn bệnh để lại vẫn khiến sức khỏe của K.O không còn được như trước.
Nỗi lo khi biết bản thân mắc Covid-19
Bạn K.O (sinh năm 1997) là một trong những bệnh nhân mắc Covid-19 vào khoảng tháng 5 vừa rồi. Khoảng thời gian đó K.O đã trực tiếp chăm sóc bà nằm viện điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Đến ngày 5/5, bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 đã phải phong tỏa vì phát hiện có ca nhiễm Covid-19 trong bệnh viện.
Tất cả bệnh nhân cùng người nhà trong viện đều được cách ly tại chỗ và bắt đầu lấy mẫu xét nghiệm. Đến ngày 8/5 sau 3 lần xét nghiệm K.O đã nhận được kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Đến giờ khi kể về quãng thời gian chống chọi với dịch bệnh, K.O vẫn nhớ chính xác ngày nhận trên tay kết quả dương tính và cảm xúc lúc bấy giờ.
Ảnh K.O ghi lại trong những ngày điều trị Covid-19 (Ảnh: NVCC).
“Lúc đầu khi nhận kết quả dương tính với SARS-CoV-2, mình không quá sốc và sợ hãi, vì trước đó có một cô cùng phòng mình đã nhận kết quả dương tính nên mình cũng xác định sẵn tinh thần có thể mình đã bị lây bệnh. Bản thân mình cũng cảm nhận được một số triệu chứng nhẹ trước đó.
Lúc biết mình mắc Covid-19 mình thấy lo lắng cho mọi người ở nhà, vì vào dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 mình có về nhà đi chơi và thăm hỏi mọi người, khi đó dịch bệnh vẫn đang được kiểm soát tốt”, K.O kể lại.
Cô gái trẻ vẫn cố gắng giữ tinh thần lạc quan để chiến thắng dịch bệnh (Ảnh: NVCC).
Cũng bởi sự chủ quan ấy, K.O đã vô tình khiến cuộc sống của nhiều người bỗng chốc gặp khó khăn khi cô đã tiếp xúc với nhiều người trước khi biết bản thân mắc bệnh. Điều này cũng khiến K.O vô cùng áy náy, lo lắng và khủng hoảng.
Những suất ăn hàng ngày được K.O chụp lại khi đang điều trị (Ảnh: NVCC).
“Khi biết mình mắc Covid-19, ngoài những cuộc gọi hỏi thăm của bố mẹ và cán bộ y tế thì cũng có nhiều cuộc điện thoại của người lạ như khủng bố tinh thần của mình vậy. Họ trách tại sao lại nêu tên họ trong quá trình khai báo lịch trình di chuyển. Nhưng thực tế lúc đó khai báo thành khẩn là điều tốt nhất mình có thể làm để sớm ngăn chặn được dịch bệnh lây lan”, K.O nói.
Những di chứng sau khi khỏi bệnh
Dù đã khỏi bệnh 2 tháng nay nhưng những di chứng mà Covid-19 để lại K.O vẫn cảm nhận rất rõ. K.O cảm thấy khá nhiều người vẫn đang thờ ơ và coi thường dịch bệnh, cô nói: “Dạo gần đây ngày nào Bluezone cũng thông báo những con số không hề nhỏ về số người mắc Covid-19, vậy mà hôm vừa rồi mình đi qua hồ thấy mọi người vẫn tập trung đạp xe, tập thể dục nhiều quá.
Vậy nên mình cũng xin có một vài những chia sẻ nghiêm túc và cảnh báo tới mọi người về di chứng sau khi mắc Covid-19 từ một nhân chứng sống là mình đây”.
Những viên thuốc mỗi ngày K.O được uống để điều trị Covid-19 (Ảnh: NVCC).
K.O cho biết bản thân cô chỉ sốt nhẹ 2 ngày đầu và mất vị giác, khứu giác, có đờm và đi ngoài, ngoài ra không gặp triệu chứng gì đáng lo như sốt cao, đau mỏi cơ,… Mẹ và bà nội của K.O cũng đều mắc Covid-19, lại có cả bệnh nền nhưng cả hai âm tính chỉ sau 14 ngày, nhưng K.O lại hồi phục chậm hơn cả mẹ và bà nội.
“Hồi đó ngày nào mình cũng uống ít nhất 1 lít nước pha oresol và vitamin mà bệnh viện phát. Ngủ đủ giấc, ăn uống đúng bữa, uống thêm sữa và ăn bánh kẹo. Theo như bác sĩ nói với mình, thì kháng thể được sản sinh ra sau khi bạn âm tính chỉ có thể tồn tại khoảng 3-6 tháng.
K.O được về nhà tiếp tục cách ly sau khi có kết quả âm tính (Ảnh: NVCC).
Vậy nên ko thể nói mình miễn nhiễm được với SARS-CoV-2, có rất nhiều trường hợp vẫn dương tính lại đó. Vì vậy sau 21 ngày ở viện thì mình tiếp tục về nhà cách ly thêm 21 ngày và xét nghiệm âm tính 3 lần trong thời gian đó”, K.O chia sẻ.
Cô gái 9x cũng tự nhận bản thân là một người có sức khỏe tốt, ăn tốt, ngủ tốt. Vậy mà đã khỏi bệnh gần 2 tháng nay nhưng K.O vẫn mất khứu giác, đặc biệt là hay đau mũi và khó chịu khi ngửi phải mấy mùi nồng (xà phòng, hành tây, nước tẩy rửa).
Ngoài ra K.O cũng nhận thấy sức khỏe về sau suy giảm đi rõ rệt. Khả năng sử dụng từ ngữ và ghi nhớ của K.O cũng kém đi do di chứng của Covid-19 để lại. Tính đến nay đã 2 tháng ra viện nhưng ngày nào K.O cũng phải uống rất nhiều thuốc bổ.
Những chia sẻ từ cô gái từng là F0 với hi vọng mọi người đừng chủ quan và coi thường dịch bệnh (Ảnh: NVCC).
“Cũng có những F0 sau khi hết bệnh đã trở lại bình thường, hoặc thậm chí không có triệu chứng gì, điều đó thật may mắn. Nhưng không phải ai cũng may mắn được như vậy. Hiện tại thì mình thực sự thấy di chứng mà Covid-19 để lại khủng khiếp như thế nào. Bản thân mình đang tính đăng kí tiêm vắc xin để an toàn hơn.
Vậy nên mọi người ơi hãy thật sự nghiêm túc thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế và chỉ thị của Nhà nước ạ. Sức khỏe của bản thân và cộng đồng phụ thuộc phần lớn ở chúng ta. Ngoài ra hãy chăm tập thể dục, ăn uống ngủ nghỉ điều độ, giữ thái độ lạc quan để tiếp sức cho những người đang ở đầu chiến tuyến nhưng tuyệt đối đừng chủ quan và coi thường dịch bệnh”, K.O nghẹn ngào nói.
Người bán vé số mong mỏi gói hỗ trợ khi bị giảm 70% thu nhập vì Covid-19
Dịch bệnh, giãn cách khiến nhiều người bán vé số ở TPHCM bị giảm thu nhập từ 50-70%. Họ kỳ vọng vào gói hỗ trợ tới đây để vượt qua khó khăn, giúp ổn định cuộc sống.
Người bán vé số kỳ vọng vào gói hỗ trợ khi bị giảm 70% thu nhập vì dịch
Dịch bùng phát khiến thu nhạp của ông Ân Tạc Hiền giảm hơn 50%.
Không đủ tiền mua thuốc
Hơn 3 tháng nay, cuộc sống của ông Ân Tạc Hiền (sinh năm 1952, ngụ tại quận 5, TPHCM), làm nghề bán vé số ở khu vực chợ Bình Tây (quận 6, TPHCM) đảo lộn vì dịch Covid-19.
Chân bị tật, sức khỏe yếu nên ông không thể lựa chọn việc nào khác lúc này. Cứ vậy, người đàn ông gần 70 tuổi cố bám trụ từng ngày để mong có cơm ăn 3 bữa.
Khoảng 10 năm trước, ông nhận quyết định nghỉ hưu ở công ty thực phẩm. Vì muốn kiếm thêm thu nhập, ông xin làm bảo vệ ở nhiều nơi nhưng do tuổi già, chân phải bị tật nên không đâu nhận. Từ đó, ông bắt đầu nhận vé số từ đại lý về bán để mưu sinh tuổi già.
Ông Ân Tạc Hiền bị tạt ở chân từ hồi nhỏ nên mỗi tháng tốn 3-4 triẹu đồng tiền khám bẹnh.
"Công việc bán vé số trước đây giúp tôi có thêm tiền lo cho gia đình, trang trải chi phí sinh hoạt, tiền thuốc. Tôi không có tiền tích góp nên già cũng phải cố gắng để không là gánh nặng cho ai", ông Ân Tạc Hiền chia sẻ.
Một năm trước đây, mỗi ngày ông còn bán 250-300 tờ vé số. Chịu khó ngược xuôi, ông thu nhập cũng trên 7 triệu đồng/tháng đủ để lo mọi chi phí trong gia đình.
Nhưng khi dịch bùng phát trở lại, mỗi ngày ông bán nhiều nhất 100 tờ. Do nhiều khu vực bị phong tỏa, khách mua ủng hộ chủ yếu là người vãng lai, không còn mối quen như trước kia.
"Tôi có tiền sử bị tật ở chân từ ngày nhỏ, cộng với tuổi già nên phải vào viện liên tục. Mấy tháng này bán vé ế ẩm, tiền đi chợ không đủ nói chi đến việc mua thuốc, tôi cố gắng duy trì dùng toa cũ, tự ra nhà thuốc mua về uống cầm chừng", ông chia sẻ.
Thấy hoàn cảnh ông Âu Tạc Hiền khó khăn nên một cán bộ UBND phường 1, quạn 5, TPHCM đã mua vé số để hỗ trợ.
Kỳ vọng vào gói hỗ trợ lần 2
Vợ chồng ông Âu Tạc Hiền rất vui khi qua báo, đài biết thông tin TPHCM sắp triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội lần 2. Đây là sự động viên, khích lệ, hỗ trợ cho gia đình những người lao động.
"Khi nghe thành phố có gói hỗ trợ mới, tôi rất mừng và vui sướng. Đây là điểm tựa cho dân nghèo như tôi vượt qua đại dịch này", ông Âu Tạc Hiền chia sẻ.
Ông mong muốn gói hỗ trợ mau chóng được triển và tới kịp tay những người lao động tự do.
Gia đình bà Nguyễn Thị Điệp (52 tuổi, ngụ TPHCM) cũng bị xáo trộn vì dịch Covid-19. Bà và gia đình đang ở trong một xóm trọ tại quận Bình Thạnh, giá thuê là 1,6 triệu đồng/tháng.
Trước đây, mỗi ngày người phụ nữ sinh năm 1969 bán khoảng 150 tờ vé xổ số, công việc giúp bà có thu nhập chừng 4,5 triệu đồng/tháng. Dịch bệnh ập đến, bà chỉ bán được ngày 80 vé, thấp điểm 40-50 tờ.
"Hay tin về gói hỗ trợ của thành phố, tôi thực sự rất vui mừng và hy vọng sẽ nằm trong diện được nhận", bà Nguyễn Thị Điệp bày tỏ.
Có thời điểm, bà Nguyễn Thị Điệp bị giảm tới 70% thu nhập.
Mấy tháng nay xem tivi, biết dịch bệnh lây ra cộng đồng khiến bà càng thêm lo lắng cho cái nghề nuôi sống bản thân vốn đã chậm, nay có thể bị gián đoạn. Như vậy, đời sống của gia đình bà gian nan lắm.
"Nếu TP cấm bán vé số như đợt đầu, tôi không biết làm gì để kiếm tiền đi chợ. Hay tin có gói hỗ trợ lần 2, mừng lắm vì được nhà nước quan tâm, giúp đỡ. Tôi mong nhận được nhận hỗ trợ để vượt qua khó khăn trước mắt", bà Nguyễn Thị Điệp nói.
Bà Nguyễn Thị Điẹp hi vọng bản thân có trong danh sách được hưởng gói an sinh xã hội lần 2 của TP.
TPHCM đề xuất chi hơn 1.000 tỷ đồng hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng Covid-19
Ngày 8/6, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM đã gửi văn bản trình UBND TPHCM về việc đề xuất gói an sinh xã hội để hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động bị tác động bởi dịch Covid-19.
Đây là gói an sinh xã hội thứ 2 mà UBND TPHCM dự định triển khai, sau khi gói thứ nhất thực hiện ở đợt dịch năm 2020.
Dự kiến gói an sinh xã hội thứ 2 có tổng kinh phí hơn 1.000 tỷ đồng, được trích từ nguồn ngân sách của thành phố.
Thủ tướng tặng bằng khen các tập thể, cá nhân chống dịch tốt tại Bắc Giang Tối 16-6, Thủ tướng Chính phủ đã tặng bằng khen cho 10 tập thể và 4 cá nhân đã góp phần ngăn chặn, kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Các cá nhân và tập thể nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ đã có thành tích xuất sắc, trực tiếp tham gia phòng, chống dịch COVID-19...