Cô gái từ Singapore về âm tính Covid-19, nhiều người dự tiệc cưới chung thở phào
Một cô gái ở xã Lộc Vĩnh (H.Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế) từng tham dự hai tiệc cưới sau khi đi du lịch Singapore trở về vừa có kết quả âm tính với Covid-19.
Với kết quả xét nghiệm chị N.T.S âm tính với virus SARS-CoV-2, người dân làng Cảnh Dương và những người liên quan đã có thế yên tâm phần nào – Ảnh: ĐÌNH TOÀN
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên-Huế ngày 23.3 cho biết, kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm đối với nữ bệnh nhân N.T.S (30 tuổi, ở thôn Cảnh Dương, xã Lộc Vĩnh) là âm tính với Covid-19.
Kết quả âm tính cũng được thể hiện sau khi Bệnh viện T.Ư Huế xét nghiệm virus SARS-CoV-2 đối với chị Ph.Th.Nh (22 tuổi, ở cùng thôn Cảnh Dương với chị S). Cả hai cô gái này đang được cách ly theo dõi dịch bệnh Covid-19 tại Bệnh viện đa khoa Chân Mây (đóng ở xã Lộc Thủy, H.Phú Lộc).
Việt Nam công bố bệnh nhân thứ 123 nhiễm virus corona một cô gái ở Bến Tre
Trước đó chiều 15.3, chị S. đi du lịch ở Singapore trở về qua sân bay Đà Nẵng, được kiểm tra y tế và trở về quê ở thôn Cảnh Dương. Ngày 16.3 chị S. đi đám cưới, dùng tiệc cưới của nhà cô dâu ở cạnh nhà chị S.
Tiếp đó, ngày 17.3, chị S. tham gia đoàn đưa dâu từ Lộc Vĩnh vào nhà chú rể ở thị trấn Lăng Cô (H.Phú Lộc), sau đó dự tiệc cưới vào trưa 17.3 tại nhà hàng Triệu Vỹ, thị trấn Lăng Cô.
Ngày 21.3, chị S. thấy không khỏe nên nhờ chị Nh. chở đi khám ở Bệnh viện đa khoa Chân Mây với triệu chứng ho, tức ngực.
Từ lịch trình khai báo cùng với những biểu hiện sức khỏe, lực lượng y tế đã tiến hành cách ly chị S. và chị Nh. Trung tâm Y tế H.Phú Lộc đã tiến hành lấy mẫu đối với hai cô gái này gửi cơ quan chuyên trách xét nghiệm virus SARS-CoV-2.
Bệnh viện đa khoa Chân Mây – nơi có cơ sở vật chất, đội ngũ y tế đảm bảo được việc cách ly tập trung cho cả trăm người dân – Ảnh: ĐÌNH TOÀN
Đáng chú ý, sau khi chị S. được cách ly, lực lượng chức năng đã tiến hành điều tra dịch tể thì tổng số người liên quan mà chị S. tiếp xúc và tiếp xúc gần (phần lớn là 2 tiệc cưới) là hơn 300 người, chủ yếu ở Lộc Vĩnh, thị trấn Lăng Cô (thuộc khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, H.Phú Lộc) và cả một số người dân ở TX.Hương Thủy (đi cưới).
Sự việc này đã khiến nhiều người bị ảnh hưởng, được cơ quan chức năng đề nghị ở nhà tự cách ly, theo dõi chờ kết quả xét nghiệm của chị S.
Trao đổi với Thanh Niên ngày 23.3, bác sĩ chuyên khoa 2 Hoàng Văn Thám, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Chân Mây, cho biết hiện sức khỏe chị S. và chị Nh. đều bình thường. Dù cả hai có kết quả âm tính nhưng theo quy định, hai cô tiếp tục ở lại bệnh viện để theo dõi sức khỏe đủ 14 ngày theo quy trình cách ly tập trung.
Các nhà hàng chuyên tổ chức tiệc cưới, sự kiện đông người ở TP.Huế đã “đóng cửa” để phòng chống dịch Covid-19 theo đề nghị của UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế – Ảnh: ĐÌNH TOÀN
Cách kết hôn thời dịch Covid-19
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, lựa chọn có trách nhiệm nhất là hoãn các sự kiện lớn để giảm nguy cơ lây nhiễm, nhưng tiệc cưới là vấn đề phức tạp hơn.
Kristen Juliet Soh, tổng biên tập của ấn phẩm trực tuyến chuyên về đời sống Avenue One ở Singapore, đã chia sẻ về cách tổ chức đám cưới trong đại dịch Covid-19.
Một cặp đôi đeo khẩu trang tại lễ cưới ở Gapyeong, Hàn Quốc hôm 7/2. Ảnh: Reuters.
Quyết định hoãn hoặc không
Hầu hết các đám cưới đều đông với hàng trăm khách mời. Trong khi đó, nhiều nơi khuyến nghị dừng các sự kiện đông người để tránh lây lan virus. Bạn chắc chắn không muốn ngày đầu tiên của cuộc sống hôn nhân tạo ra một ổ dịch Covid-19 liên quan đến những người thân yêu.
Do vậy, các bạn có thể cân nhắc đăng kí kết hôn trước rồi sau này mới tổ chức tiệc cưới được không?
Nếu bạn đã suy nghĩ cẩn thận và vẫn quyết định tiến hành đám cưới theo kế hoạch, bạn nên thực hiện những điều dưới đây để tránh đám cưới trở thành ổ dịch.
Giảm số lượng khách
Hãy chỉ mời bạn bè thân thiết và các thành viên gia đình. Nếu tổ chức tại các nhà hàng khách sạn, bạn có thể đàm phán với họ giảm số bàn tới mức tối thiểu.
Ngoài ra, thử xem có thể chia khách ra thành nhiều đợt nhằm giảm mật độ người có mặt tại đám cưới ở mọi thời điểm hay không.
Thực hiện "cách biệt cộng đồng"
Điều chỉnh cách sắp xếp chỗ ngồi để đảm bảo có khoảng trống đủ lớn giữa các khách mời. Hãy bàn bạc với nhà cung cấp không gian về việc giảm số người ngồi trên mỗi bàn.
Bạn cũng có thể đề nghị phục vụ đồ ăn riêng cho từng khách thay vì ăn chung cả bàn. Điều quan trọng là tránh sự tiếp xúc giữa mọi người.
Rút ngắn thời gian tổ chức
Xem xét rút ngắn thời gian của tiệc cưới. Bạn nên giảm bớt những thủ tục không cần thiết như trình chiếu video giới thiệu, cắt bánh hay biểu diễn văn nghệ.
Đó là những khoảnh khắc vui vẻ thường có trong các lễ cưới. Tuy nhiên, giờ tình hình không bình thường. Chúng ta đang ở trong cuộc chiến chống virus.
Thực hành trách nhiệm xã hội và hy sinh cá nhân
Trước đám cưới, hãy lưu ý với khách rằng nếu họ không khỏe hoặc có nguy cơ nhiễm bệnh, họ không cần tham dự. Hãy cho họ biết bạn thông cảm với điều đó.
Trong đám cưới, nhắc nhở khách mời thực hành vệ sinh cá nhân tốt. Cung cấp cho họ chất khử trùng tay để họ có thể sử dụng chúng khi cần.
Đề nghị những người phục vụ đeo găng tay. Bỏ qua những cái ôm và bắt tay. Để dành những hành động đó cho đến khi hết dịch.
Đo thân nhiệt cho những người tham dự
Đề nghị nơi tổ chức thực hiện đo thân nhiệt. Bạn nên đảm bảo khách được đo nhiệt độ trước khi họ bước vào. Nếu có thể, hãy ghi lại vị trí ngồi của khách phòng trường hợp cần thông tin một khách nào đó ngồi gần những ai.
Hãy chấp nhận thực tế và bình tĩnh đối mặt
Đại dịch là một sự kiện không thể lường trước nên có thể gây căng thẳng cho cô dâu và chú rể. Nhưng trở ngại này chắc chắn không lớn hơn những thách thức mà một cặp vợ chồng phải đối mặt trong cuộc đời như nuôi dạy con cái, quản lý tiền bạc...
Hãy cùng nhau bình tĩnh đối mặt và nắm bắt cơ hội để thực hành giải quyết vấn đề như một cặp vợ chồng. Nhiều người đã làm như vậy.
Ví dụ, một cặp đôi người Singapore đi du lịch đến Trung Quốc ngay trước đám cưới đã chọn tự cách ly. Họ tham dự đám cưới của mình thông qua ứng dụng livestream trong khi khách mời ăn tại khách sạn.
Một cặp ở Hong Kong chọn từ bỏ tiệc cưới thông thường. Thay vào đó, họ đóng gói thực phẩm và đưa cho khách mang về.
"Cho dù bạn hoãn lại hay tiếp tục tổ chức tiệc cưới của mình, hãy nhớ rằng đám cưới của bạn chỉ diễn ra trong một ngày, cuộc hôn nhân của bạn mới kéo dài cả đời", Kristen Juliet Soh đưa ra lời khuyên.
Ánh Dương
Phó chủ tịch tỉnh không tổ chức tiệc cưới cho con trai để phòng dịch Covid-19 Dù ngày cưới đã cận kề, thiệp đã mời, nhưng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho gia đình và cộng đồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu quyết định không tổ chức tiệc cưới cho con trai. "Thông báo" của Phó chủ tịch UBND tỉnh được gia đình chia sẻ lên mạng xã hội không tổ chức tiệc cưới cho...