Cô gái Trung Quốc 19 tuổi tử vong khi nâng mũi
Do phản ứng với thuốc gây mê khi làm thủ thuật nâng mũi, Xia sốt cao, nhịp tim tăng mạnh, co thắt cơ nghiêm trọng và tử vong sau đó.
Theo N ews.Sina, ngày 3/1 Xia Lisha đến Bệnh viện Phẫu thuật thẩm mỹ Limeikang, ở Quý Châu, để nâng mũi. Bác sĩ đã thực hiện một số kiểm tra trước phẫu thuật cho cô, kết quả hoàn toàn bình thường. Năm 2017, Xia cũng chỉnh sửa mũi lần đầu tiên.
“Chi phí phẫu thuật nâng mũi khoảng 20.000 nhân dân tệ. Để đảm bảo an toàn, gia đình đã trả hơn 5.000 nhân dân tệ và giám đốc bệnh viện là Zhang Ziyi trực tiếp phẫu thuật”, mẹ Xia cho biết.
Bệnh viện phẫu thuật thẩm mỹ Limeikang, Quý Châu, Trung Quốc. Ảnh: News.Sina
Trong quá trình phẫu thuật, cô gái bị sốt cao, nhịp tim tăng mạnh và co thắt cơ nghiêm trọng. Ca phẫu thuật bắt đầu từ 13h nhưng đến 18h khi kết thúc Xia vẫn chưa tỉnh. Cơ thể của cô lạnh và Xia không thở được. Các nhân viên thông báo cô gái bị phản ứng với thuốc mê.
Xia được chuyển đến Bệnh viện Y khoa Quý Châu cấp cứu. Bác sĩ nhanh chóng thực hiện hồi sức tim phổi CPR để cấp cứu nhưng sau nửa giờ cô vẫn không có phản ứng.
Xia được bác sĩ xác nhận đã qua đời.
Video đang HOT
Di ảnh của Xia. Ảnh: News.Sina
Theo các bác sĩ, nguyên nhân dẫn đến cái chết của Xia là do tăng thân nhiệt ác tính, tình trạng cơ thể phản ứng nghiêm trọng với một số loại thuốc gây mê trong phẫu thuật. Bệnh nhân được chuyển đến viện quá muộn nên không thể cứu chữa.
Tăng thân nhiệt ác tính xảy ra với tỷ lệ một trong 5.000-50.000 trường hợp sử dụng các loại khí gây mê. Hầu hết trường hợp do di truyền.
Các dấu hiệu phản ứng tăng thân nhiệt ác tính bao gồm: nhiệt độ cơ thể cao một cách nguy hiểm, co thắt cơ nghiêm trọng và nhịp tim nhanh.
“Tăng thân nhiệt ác tính có thể không kích hoạt phản ứng trong lần phẫu thuật đầu tiên. Tuy nhiên, nguy cơ bị phản ứng cho các lần phẫu thuật sau có thể xảy ra”, bác sĩ cho biết.
Các bác sĩ khuyến cáo nếu gia đình có tiền sử bị tăng thân nhiệt ác tính hoặc một thành viên gặp vấn đề khi gây mê, cần báo với bác sĩ trước khi phẫu thuật. Thông tin này giúp bác sĩ chuẩn bị và đáp ứng nhanh chóng với các phản ứng có thể xảy ra trong quá trình mổ.
Hiện nay, thuốc Dantrolene (Dantrium) được sử dụng để điều trị các phản ứng. Chườm nước đá, chăn làm mát và quạt cũng có thể được sử dụng để giảm nhiệt độ cơ thể.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Bé 5 tuổi tử vong khi cắt Amidan: Tim cháu bé ngừng đập ngay khi tiêm thuốc gây mê
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Văn Tuyến - Giám đốc Sở Y tế Yên Bái cho biết, hiện đã xác định được nguyên nhân ban đầu dẫn tới việc cháu H.T.A. (5 tuổi, trú tại xã Mậu Đông, huyện Văn Yên), tử vong sau khi cắt Amidan tại Bệnh viện Đa khoa của tỉnh này.
Sự việc cháu H.T.A , 5 tuổi ở xã Mậu Đông, huyện Văn Yên (Yên Bái) tử vong sau khi được đưa vào phòng mổ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái để cắt amidan đã khiến cho nhiều người nhà bức xúc và hoài nghi về nguyên nhân dẫn đến cái chết của cháu bé.
Cháu H.A.T
Để làm rõ hơn về sự việc này, sáng ngày 24/11, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Văn Tuyến - Giám đốc Sở Y tế Yên Bái, cho biết, ngay sau khi xảy ra vụ việc, Sở Y tế tỉnh Yên Bái đã lập đoàn kiểm tra niêm phong các loại thuốc và hồ sơ bệnh án có liên quan. Sở cũng lập hội đồng chuyên môn đánh giá quá trình khám chữa bệnh cho cháu T.A. Kết luận ban đầu, các chỉ định phẫu thuật gây mê, mổ đều đảm bảo đúng quy trình.
"Đây là một trường hợp sốc tức thì, phản ứng rất mạnh với thuốc gây mê dù đã được khẳng định đủ sức khỏe để phẫu thuật. Tim cháu đã ngừng đập ngay sau khi tiêm thuốc, mặc dù được một bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai hỗ trợ cấp cứu nhưng cũng không hiệu quả", ông Tuyến nói.
Ông Tuyến cho rằng, theo quy định trường hợp của cháu H.T.A không phải thử thuốc gây mê trước khi sử dụng. Lý do là trước đó cháu không có tiền sử bệnh án và trong y tế vẫn có những phần trăm rất nhỏ sốc với thuốc mà không đoán trước được.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về trách nhiệm của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái tới sự việc này, ông Nguyễn Văn Tuyến cho biết: Đầu tuần tới các đơn vị liên quan gồm Sở Y tế tỉnh Yên Bái, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái và gia đình bệnh nhân sẽ họp bàn để thống nhất phương án giải quyết vụ việc.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái, nơi xảy ra sự việc (Ảnh: UBND tỉnh Yên Bái)
"Trước mắt chúng tôi sẽ yêu cầu bệnh viện cho rà soát lại quy trình trong việc đảm bảo an toàn gây mê, sau đó sẽ họp hội đồng chuyên môn rồi xác định nguyên nhân tử vong. Sau khi có kết quả, chúng tôi sẽ căn cứ vào đó để xử lý, nếu có sai sót thì sẽ cho kiểm điểm và xử lý còn nếu đúng rồi thì sẽ cho rút kinh nghiệm với các trường hợp sau. Chúng tôi cũng đã cử cán bộ về địa phương để thăm viếng và chia buồn với gia đình của cháu T.A, một phần nào đó để giúp gia đình bớt bức xúc và vơi đi nỗi đau mất người thân, tránh hiểu lầm về sự việc", ông Tuyến cho biết thêm.
Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, ngày 21/11, cháu Tuấn Anh 5 tuổi ở xã Mậu Đông, huyện Văn Yên (Yên Bái) được bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái thông báo đủ điều kiện sức khỏe để mổ cắt amidan. Bé đã nằm viện 2 ngày. 9h ông nội bé là Hoàng Văn Hải đưa cháu vào phòng phẫu thuật, 15 phút sau bác sĩ thông báo bé bị sốc khi gây mê và đang được cấp cứu tích cực. Hai tiếng đồng hồ sau, bệnh viện xác nhận bệnh nhi tử vong.
Ông nội bé cho biết, trước đó cháu vẫn chạy nhảy bình thường. Khoảng một tháng nay cháu bị viêm amidan, gia đình mua thuốc ở một phòng khám để điều trị.
Người đại diện gia đình yêu cầu bệnh viện làm rõ nguyên nhân cái chết của bé, nghi vấn về quy trình khám chữa bệnh của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái. "Tại sao trước khi vào khám cháu tôi khỏe mạnh mà lại xảy ra cơ sự như vậy? Đây là lỗi của bác sĩ, lỗi gây mê và lỗi không kiểm tra lại sức khỏe cháu", ông Hải bức xúc nói.
Trần Thanh
Theo Dân trí
5 khuyến cáo có thể giúp bạn tránh ung thư tử cung Sinh quá nhiều con, lười vận động, uống thuốc tránh thai quá lâu... là yếu tố nguy cơ khiến bạn bị ung thư cổ tử cung. Ảnh minh họa Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có khoảng 500.000 ca mắc mới ung thư tử cung và khoảng 250.000 người tử vong. Ở Việt Nam, cứ 100.000 phụ nữ...