Cô gái trẻ quyết tâm “cai” mua sắm và chỉ sau 1 năm cô đã đổi đời
Mua sắm được xem là cách giải tỏa stress hữu hiệu, thế nhưng nó cũng ngốn của các cô gái phần lớn số lương kiếm được. Cả đống quần áo và dăm thứ phù phiếm ấy thực sự chỉ là cái hào nhoáng bên ngoài để che giấu con nợ bên trong.
Bạn cảm thấy buồn chán vì không mua được món đồ yêu thích? Mức chi tiêu luôn vượt quá khoản thu nhập hàng tháng? Nếu câu trả lời là có, đã đến lúc bạn cần thay đổi cách mua sắm. Mua sắm mang lại cảm giác thoải mái, vui vẻ, giúp giảm căng thẳng. Tuy nhiên, ranh giới giữa việc yêu thích và nghiện mua sắm khá mong manh.
Hannah Louise Poston, người Mỹ là một cô gái trẻ mặc bệnh nghiện mua sắm. Cô thường tiêu từ 3000 – 4000 đô la một tháng vào việc mua sắm, trong đó có những thứ Hannah chẳng bao giờ dùng đến. Cũng chính vì tiêu pha không nghĩ ngợi, Hannah nợ thẻ tín dụng rất nhiều.Theo Hannah chia sẻ, cách đây vài năm, cô bị trầm cảm. Cuộc sống với rất nhiều áp lực chồng chéo khiến cô lựa chọn cách mua sắm, tiêu tiền như một sự giải tỏa. Hannah cho rằng đó là một cách tự thưởng cho bản thân sau khi đã nỗ lực làm việc chăm chỉ.
Vì bị trầm cảm nên Hannah thường xuyên mua sắm cho tinh thần thoải mái hơn. Ảnh cắt từ video
Khi nợ nần chồng chất, Hannah phát hoảng và quyết định sẽ thực hiện thử thách không mua sắm trong suốt một năm. Kết quả thực sự đáng kinh ngạc, khiến Hannah tỉnh ngộ và quyết định chia sẻ câu chuyện của mình với mọi người.
Kiên trì qua từng ngày, trong suốt 2018, ngoài việc mua các nhu yếu phẩm như thức ăn, dầu gội, sữa tắm… Hannah không còn vung tiền mua các sản phẩm chăm sóc da, đồ nội thất, quần áo, phụ kiện mới. Đồng thời, cô cũng xóa bỏ thông tin thẻ tín dụng của mình trên các trang web mua sắm trực tuyến.
(Ảnh: Unsplash)
“Thời kỳ đầu tôi cực kỳ khổ sở, cảm giác khó chịu, đau đớn khi không được mua thứ mình thích”. Sau đó, dần dầncô gái trẻ quen với việc ngừng tiêu tiền và ngày càng cảm thấy có động lực. Cô còn phát hiện không mua sắm giúp mình tiết kiệm được thời gian và tiền bạc. Cô cũng thành lập một kênh Youtube riêng về thời trang có đến gần 50.000 lượt theo dõi và cô còn thành lập cả một công ty về thời trang. Thử thách ngừng mua sắm một năm giúp cuộc đời của Hannah bước sang một trang hoàn toàn mới. Cô trả hết nợ và có một cuộc sống viên mãn, tự chủ tài chính.
Theo giáo sư Ruth Engs trường Đại học Indiana cho biết, một số người nghiện mua sắm (Compulsive Buying Disorder – CBD) vì họ cảm thấy “ám ảnh” cảm giác thỏa mãn khi mua món đồ yêu thích. Khi đó, não sẽ giải phóng endorphins và dopamine. Theo thời gian, cảm xúc trên có thể trở thành nguyên nhân gây nghiện. Điều đáng nói là có đến 10-15% dân số trên thế giới có thể gặp tình trạng này.
Video đang HOT
Người mắc chứng CBD không chỉ là những người thường xuyên mua sắm vượt quá khả năng tài chính mà còn bao gồm những ai dành nhiều thời gian tìm kiếm trên mạng hay thậm chí là tơ tưởng đến việc mua sắm dù không thực sự làm điều đó.
(Ảnh: Unsplash)
Một số biểu hiện thường thấy ở người mắc CBD:
- Chi tiêu nhiều hơn số tiền mình có, mua nhiều hơn những gì bản thân thực sự cần
- Mua sắm để loại bỏ cảm giác tức giận, trầm cảm hoặc cô đơn
- Thường xuyên tranh luận với người khác về thói quen mua sắm
- Mở tài khoản tín dụng mới để mua sắm nhiều hơn
- Cảm thấy tội lỗi và xấu hổ khi nhìn lại số tiền đã chi tiêu
- Dành nhiều thời gian tính toán tiền bạc và hóa đơn để có thêm tiền mua sắm
- Cảm thấy khó chịu khi không đi mua sắm
Trước vấn đề này, có khá nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra:
- “Mình không thấy việc mua hàng đống đồ đạc giống nhau rồi để đấy có gì tốt. Thay vì phung phí tiền nong như vậy thì có thể đầu tư vào sự nghiệp, việc học hoặc đi du lịch sẽ có ý nghĩa hơn”.
- “Mình cũng từng có thời gian nghiện mua sắm mỗi khi gặp chuyện buồn, nhưng may mắn là mình đã bỏ được và hiện tại, mình cảm thấy rõ bản thân đã từng ngu ngốc như thế nào vào lúc ấy”…
- “Nếu bạn thực sự muốn “dứt” chứng nghiện mua sắm của mình, khi nào chán nản hoặc cần mua sắm đừng nên tìm tới những người bạn thân có cùng sở thích. Như mình đây, hai đứa mà đi với nhau nhiều là tiêu luôn cả tháng lương như chơi. Ngoài ra, cần kiên quyết với bản thân, định mua gì thì chỉ mang dư ra một ít thôi, đừng mang nhiều quá”.
Thật đúng với ý kiến “Muốn giàu, người trẻ không nên có quá 4 đôi giày, 3 chiếc quần jeans và hạn chế cà phê sang chảnh”. Thực sự t iết kiệm là một trong số những việc khó làm nhất, đặc biệt đối với những người trẻ hiện nay. Họ có rất nhiều khoản phải chi tiêu nhưng hầu hết đó chỉ là những khoản phục vụ cho diện mạo, vui chơi, tụ tập – và những cái đó cũng chẳng tồn tại được lâu, sẽ bốc hơi trong thoáng chốc. Và rồi họ lại xoay vần với vòng tuần hoàn làm việc – kiếm tiền – tiêu xài – nợ nần – cày cuốc để trả… Thế nên, các cô gái à, giảm bớt một cốc trà sữa, một buổi nhậu nhẹt, khi mua sắm, hãy ưu tiên lựa chọn những gì mình cần trước những cái mình muốn, sau 1 năm, bạn sẽ ngạc nhiên trước khoản tiền mình tiết kiệm được đấy, thử liền đi!
Theo bestie.vn
Nỗi đau của những người lớn tuổi bị gia đình bỏ rơi ngày Tết
Giống như ở Việt Nam, các gia đình Malaysia cũng đang quây quần, tụ họp, ăn mừng Tết nguyên đán. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn có cơ hội được ở bên những người thân yêu của mình trong ngày đầu năm mới.
Theo Asiaone, TC Lam, cụ ông 91 tuổi, sống trong viện dưỡng lão ở ngoại ô Kuala Lumpur, phải đón Tết cùng với những người bạn già khác khi gia đình không ai liên lạc.
"Tôi muốn về nhà. Khi tôi ở với con trai và vợ, họ chỉ biết mắng mỏ, phàn nàn về tôi. Tôi đã già yếu và quên nhiều thứ nên khiến họ khó chịu. Có một ngày họ bỏ tôi ở nhà và biến mất trong vòng 3 ngày. Sau đó tôi mới biết họ đi du lịch. Không ai nói cho tôi biết và không ai trò chuyện với tôi", ông Lam buồn bã nói.
Ông đồng ý vào đây nhưng không mong gia đình cắt đứt liên lạc với mình. Vậy nhưng 8 tháng nay, ông không có tin tức gì về họ. Những ngày đầu năm mới, ông cũng không nhận được bất cứ cuộc gọi nào.
Nhiều người già buồn bã khi bị chính những người thân "bỏ rơi". Ảnh: Asiaone.
Câu chuyện của ông Lam không phải là trường hợp cá biệt ở Malaysia. Các chuyên gia cho biết hiện tượng lạm dụng và bỏ bê người cao tuổi dần trở nên phổ biến tại quốc gia này.
Dù không có số liệu chính thức, các nghiên cứu về chương trình Ngăn chặn bạo hành và lạm dụng người cao tuổi Malaysia cho biết cứ 20 người lại có một người bị lạm dụng ở khu vực nông thôn, tỷ lệ này ở đô thị xấp xỉ 1/10. Lạm dụng tài chính phổ biến nhất ở khu vực nông thôn, trong khi ở thành thị lạm dụng tâm lý phổ biến hơn cả.
Richard See, một người đàn ông làm bất động sản, cho biết nhiều người trẻ hiện nay phải lo công việc vì chi phí sinh hoạt quá cao nên họ không có thời gian chăm sóc cho cha mẹ già.
"Chi phí sinh hoạt quá cao, một người làm việc không đủ để trả nợ xe hơi, tiền mua nhà và tiền học cho con cái. Vì vậy, mọi người trong gia đình đều phải làm việc. Nếu bạn giữ cha mẹ lớn tuổi ở nhà, ai có thể chăm sóc họ? Thế nên nhiều đứa con không còn cách nào khác là đưa cha mẹ mình tới những nhà dưỡng lão tốt", Richard See nói.
Tuy nhiên, See cho biết, có không ít những đứa con cố tình đưa các đấng sinh thành đau ốm, già yếu vào các trung tâm dành cho người già, vì không muốn gánh vác trách nhiệm. "Những trường hợp như thế này chính là dạng bỏ bê, ngược đãi cha mẹ. Đó là một trong những điều đau lòng nhất", See nói.
Nhiều người già buồn bã khi bị chính những người thân "bỏ rơi". Ảnh: Asiaone.
Nhu cầu về các cơ sở dưỡng lão ngày càng tăng cao ở Malaysia khi dân số ngày càng già và mọi người ngày càng làm việc nhiều hơn. Dù các cơ sở đã được cải thiện và mở rộng, tổ chức các hoạt động cho người cao tuổi để không bị trầm cảm, các chuyên gia cho biết điều quan trọng nhất vẫn là gia đình cần giữ mối liên hệ với cha mẹ của mình.
"Nhiều người đã bỏ rơi cha mẹ, họ thậm chí còn không đến thăm. Một số người có trình độ học vấn cao, lương cao nhưng họ còn không thèm gọi điện kiểm tra tình hình sức khỏe của cha mẹ. Một cụ bà 98 tuổi mà chúng tôi chăm sóc đều khóc mỗi ngày khi một năm nay không ai trong gia đình gọi cho cụ. Tôi không hiểu tại sao mọi người lại có thể làm như vậy", một nhân viên trong viện dưỡng lão cho hay.
Theo giadinh.net.vn
Giật mình vì suốt 3 năm vợ chồng ngủ chay không làm chuyện chăn gối Tuy nhiên đôi lúc tôi giật mình nghĩ lại và hoang mang, liệu chúng tôi có đang đi đúng hướng? Tôi sợ một lúc nào đó chồng đi lệch đường ray, bị những cám dỗ ngoài kia thức tỉnh "bản năng gốc" và sa đà vào ngoại tình để tìm kiếm thú vui trong chuyện gối chăn Thời điểm đầu hôn nhân, tôi...