Cô gái trẻ qua đời sau 5 ngày phát hiện ung thư, lời cảnh báo của chuyên gia
Khi được chẩn đoán bị ung thư phổi tình trạng của bệnh nhân đã vô cùng nặng, không còn thời gian để phẫu thuật và hóa trị. Chỉ trong 5 ngày, hơi thở của cô gái trẻ dần yếu đi và qua đời.
Ho, khó thở, sốt là những chứng bệnh nhỏ bình thường trong cuộc sống, nhưng đôi khi, ho kéo dài lại là một tín hiệu cầu cứu của phổi.
Tiểu Mơ, 21 tuổi, đến từ Trung Quốc đã bị khó thở, sốt và ho kéo dài được một thời gian. Nhưng do bận bịu công việc gia đình và học hành, mãi đến gần đây cô mới đến bệnh viện địa phương để khám. Tại đây, Tiểu Mơ được chẩn đoán viêm phổi. Tuy nhiên, sau gần hai tuần điều trị, tình trạng của cô không được cải thiện.
Sau đó, Tiểu Mơ được gửi đến khoa Hô hấp của một bệnh viện lớn. Sau khi xem kết quả xét nghiệm, bác sĩ cho biết cô gái trẻ tuổi này đang ở giai đoạn cuối của ung thư phổi biểu mô tuyến. Ông lập tức làm thủ tục nội soi phế quản và đã đưa ra khẳng định cho kết luận của mình.
Chỉ mới 21 tuổi nhưng do chủ quan không đi khám, bệnh của Tiểu Mơ đã tiến triển thành ung thư giai đoạn cuối.
Tiểu Mơ và gia đình sau khi nghe tin đã khóc rất nhiều. Tại sao cô gái mới 21 tuổi mà đã bị ung thư giai đoạn cuối, thậm chí còn không phát hiện ra? Bác sĩ nói rằng một số bệnh ung thư phổi, có thể được phân biệt ngay lập tức, nhưng một số bệnh ung thư phổi rất khó nhận biết và có các triệu chứng như bệnh viêm phổi bình thường. Thêm vào đó, Tiểu Mơ để cơn ho của mình kéo dài nửa năm, tạo cơ hội cho tế bào ung thư âm thầm phát triển.
Từ hình ảnh X-quang, bác sĩ nói phổi của cô có màu trắng lớn, đó là viêm bạch huyết ung thư, có nghĩa là ung thư phổi di căn. Thật đáng tiếc khi không còn thời gian để phẫu thuật và hóa trị. Chỉ trong 5 ngày, hơi thở của Tiểu Mơ ngày càng yếu đi và qua đời
Ung thư phổi biểu mô tuyến
Là hình thức ung thư phổi phổ biến với phụ nữ, đặc biệt được phát hiện ở những người không hút thuốc, dưới 45 tuổi và hầu hết là người châu Á. Kiểu khác của loại ung thư phổi này là ung thư phổi phế nang được tìm thấy ở những phụ nữ trẻ không hút thuốc. Hiện nay ung thư phổi biểu mô tuyến vẫn ngày một tăng khi ung thư phổi biểu mô tế bào có dấu hiệu giảm.
Nguyên nhân các bệnh ung thư phổi nói chung một phần đều do hút thuốc. Cũng có rất nhiều trường hợp không hút thuốc là do tiếp xúc radon bên trong nhà. Ung thư phổi biểu mô tuyến là sự kết hợp nhiều yếu tố khác nhau.
Cách nhận biết ung thư phổi biểu mô tuyến
Video đang HOT
Thông thường, ung thư phổi biểu mô tuyến thường bắt đầu từ các mô nằm bên ngoài phổi. Khi mới hình thành, chúng ít bị phát hiện do không gây ra các triệu chứng đặc biệt. Những dấu hiệu mắc bệnh sớm như mệt mỏi, khó thở, đau lưng, vai…rất dễ bị bỏ qua.
Chỉ đến khi bệnh đã trở nên trầm trọng thì các dấu hiệu đặc trưng của ung thư phổi như ho lâu ngày, ho ra máu mới bắt đầu xuất hiện. Vì vậy, để phát hiện bệnh sớm, hãy chú ý những triệu chứng sau:
- Thở khó khăn, nặng nhọc: Bởi đây không phải một triệu chứng nghiêm trọng cho nên khiến nhiều người chủ quan. Tình trạng này xuất hiện do khối u ở phổi gây ra, cản trở quá trình hô hấp.
- Ho nhiều: Dấu hiệu này giống với các bệnh cảm thông thường vì vậy nhiều bệnh nhân không đi kiểm tra. Trên thực tế, ho dai dẳng kéo dài dẫn đến khàn tiếng, mất tiếng có thể do phổi gây ra do viêm phổi hoặc nhiễm trùng phổi.
- Đau tức ngực: Đây là dấu hiệu điển hình nhất của bệnh ung thư phổi. Cơn đau thường xuất hiện mỗi khi người bệnh hoạt động mạnh, ho hay cười nói.
- Sút cân một cách bất thường: Việc giảm sút cân nặng không phải do chế độ ăn uống, tập luyện gây ra đều rất có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó, trong đó có ung thư phổi. Nguyên nhân có thể do xuất hiện khối u ở phổi khiến gia tăng đột ngột sự trao đổi chất gây ra tình trạng trên.
- Đờm có lẫn máu: Ngay cả khi lượng máu lẫn trong đờm nhỏ thì bạn cũng nên đến bệnh viện để kiểm tra lại sức khỏe của mình.
- Dấu hiệu khác thường ở các mô vú: Đây là dấu hiệu thường gặp ở nam giới khi vùng ngực to lên bất thường do tế bào ung thư kích thích ảnh hưởng đến nội tiết tố.
- Đau vai: Hiện tượng này xảy ra khi có một khối u phát triển và chèn lên phần trên của phổi tạo áp lực dẫn đến đau nhức ở vai, cánh tay, bàn tay.
An An – Dịch theo QQ
Theo vietnamnet
Ba cha con cùng bị ung thư, bác sĩ chỉ ra 9 nguyên tắc ngừa ung thư
Sau khi kiểm tra bác sĩ đã nói với anh Trương: "Anh hãy đề nghị cha mẹ, anh chị em của mình đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe tổng quát và sàng lọc ung thư..."
Trong một lần trả lời phỏng vấn với Sohu, một bác sĩ có tiếng trong khoa tiêu hóa tại bệnh viện Thâm Quyến, Trung Quốc cho biết, trước đó ông đã tiếp nhận một bệnh nhân - anh Trương 30 tuổi, đang là giám đốc quản lý một xí nghiệp nhỏ. Trong một lần bị ốm với các triệu chứng như đau bụng, nôn ói, toàn thân khó chịu, anh Trương đã tự mua thuốc uống tại nhà một tuần, nhưng tình trạng vẫn không cải thiện.
Sau đó anh Trương đã đến bệnh viện để kiểm tra, kết quả hàng loạt các xét nghiệm, bác sĩ phát hiện anh bị mắc bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu, và phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u dạ dày gấp.
Anh Trương bị chẩn đoán mắc ung thư dạ dày giai đoạn đầu
Bác sĩ điều trị khuyên anh Trương và gia đình: "Hãy đề nghị cha mẹ, anh chị em của mình đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe tổng quát và sàng lọc ung thư, bởi các loại bệnh ung thư đường tiêu hóa rất dễ di truyền". Sau hơn 1 năm, cha và anh trai của anh Trương cũng đến bệnh viện xét nghiệm và đồng thời được phát hiện bị ung thư dạ dày và ung thư ruột.
Qua đây bác sĩ cũng cho biết, khối u ác tính ở đường tiêu hóa chiếm hơn 50% tỷ lệ mắc ung thư ở người trưởng thành và xu hướng trẻ hóa ngày càng rõ rệt, sớm phát hiện bệnh và điều trị sớm, tỉ lệ khỏi bệnh khá cao. Trường hợp cả 3 cha con đều bị mắc ung thư, là lời cảnh báo nhắc nhở mọi người, nếu trong gia đình có một người mắc ung thư, những người còn lại nên đến bệnh viện kiểm tra. Ngoài ra, chúng ta có thể phòng ngừa ung thư qua chế độ ăn uống.
Khối u đường tiêu hóa rất dễ bị di truyền
Bác sĩ chỉ ra 9 nguyên tắc ngừa ung thư dễ áp dụng trong cuộc sống hằng ngày:
1. Ăn rau xanh, trái cây mỗi ngày. Bác sĩ kiến nghị mỗi người trưởng thành, mỗi ngày nên ăn 0,5kg rau xanh với 0,3kg hoa quả. Các chất hóa học thực vật khác nhau có chứa trong các loại rau quả, có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.
2. Sử dụng phương pháp nấu ăn ở nhiệt độ thấp. Không để khói dầu khi nấu ăn, cố gắng tránh ăn đồ chiên, xào, hun khói, các thực phẩm chế biến sẵn, và các món nướng trực tiếp trên bếp than.
Ăn nhiều rau xanh và trái cây cũng giúp ngừa tế bào ung thư phát triển
3. Ăn nhiều thực phẩm tươi, thực phẩm sau khi mua về để trong tủ lạnh không quá 5 ngày, để ở nhiệt độ phòng không quá 3 ngày, không ăn các món ăn qua đêm.
4. Kiêng ăn các đồ ăn vặt, ăn ít đồ ngâm, muối. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn càng nhiều các thực phẩm ngâm, muối thì tỷ lệ mắc ung thư dạ dày càng cao.
5. Kiểm soát khối lượng thịt đỏ. Ăn quá nhiều thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Thịt đỏ có thể làm tăng tỷ lệ mắc nhiều loại khối u, trong khi đó thịt trắng giúp ngăn ngừa khối u. Việc giảm ăn lượng thịt đỏ là một biện pháp chống ung thư thường được đề cập trong những năm gần đây.
6. Duy trì cân nặng bình thường, tránh béo phì. Bởi béo phì có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các khối u ác tính.
7. Nấu ăn nên sử dụng thực phẩm hoặc gia vị có tác dụng chống viêm, ví dụ như gừng, tỏi, hành tây, nghệ, quế, hạt tiêu đen, rau mùi, húng tây.
Uống trà xanh thực sự đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe
8. Thường xuyên uống trà xanh. Trà xanh có tác dụng phòng ngừa ung thư ruột kết và ung thư vú.
9. Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất, chất xơ, có thể cải thiện khả năng chống oxy hóa và giải độc của cơ thể.
Ngoài ra cần chú ý bạn cũng nên chú ý tránh ăn quá nhanh và ăn thức ăn quá nóng, tránh hút thuốc và hạn chế uống rượu, tập thể dục thường xuyên, không nên sử dụng hộp nhựa để đựng thức ăn hoặc quay trong lò vi sóng,... Chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya, điều chỉnh tâm trạng tốt.
Hà Vũ (Dịch theo Sohu)
Theo vietnamnet
21 tuổi, bị ung thư máu, 3 năm tái phát 3 lần nhưng cô gái không gục ngã, hàng ngày vẫn làm một việc để động viên người cùng hoàn cảnh Trong quá trình điều trị kháng ung thư từ năm 2015 đến 2018, Tôn Doanh đã 3 lần tái phát bệnh. Tôn Doanh (21 tuổi) đã cắt bỏ mái tóc dài trong quá trình điều trị căn bệnh u lympho Hodgkin (bệnh ung thư máu bắt đầu trong hệ bạch huyết). 3 năm điều trị, bệnh ung thư tái phát 3 lần nhưng...