Cô gái trẻ hôn mê, phù não sau hút thuốc lá điện tử
Kết quả xét nghiệm phát hiện loại thuốc lá điện tử cô gái này được mời hút có chất cần sa tổng hợp.
Ngày 27/7, Tiến sĩ-bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc ( Bệnh viện Bạch Mai) cho biết tại đây vừa tiếp nhận nữ bệnh nhân P.M. (20 tuổi, ở Hà Nội) ngộ độc ma túy tổng hợp sau khi hút thuốc lá điện tử.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu. Các xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị phù não, suy đa tạng như suy tim, suy thận… phổi bị tổn thương.
Nữ bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai – Ảnh: Trang Nhung
Người nhà cho biết tối 25-7, M. đi chơi với bạn nhưng sau đó, gia đình lại nhận được tin con đã ở bệnh viện. Theo người nhà bệnh nhân, trong đêm được bạn rủ đi chơi, M. đã sử dụng thuốc lá điện tử. Sau khi hút, cô gái bất tỉnh, được đưa đến y tế cơ sở trong tình trạng hôn mê, tụt huyết áp, sau đó phải chuyển đến Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.
Theo bác sĩ Nguyên, qua kiểm tra đánh giá, bác sĩ xác định bệnh nhân có tổn thương đa cơ quan nặng nề, suy tim, não có tổn thương lan tỏa, xung huyết não. Ngoài ra, người bệnh còn ghi nhận có tổn thương ở cơ quan khác như gan, thận.
Video đang HOT
Bệnh nhân M. là 1 trong 3 bệnh nhân ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử đang điều trị tại trung tâm. 3 bệnh nhân này sau khi đi chơi về đều hôn mê từ 6-10 tiếng, sau đó được phát hiện và đưa đến bệnh viện. Các bệnh nhân đều bị tổn thương não, suy đa tạng, trong đó bệnh nhân M. nặng nhất.
“Sau hơn 1 ngày điều trị tích cực, hiện các cơ quan như tim, phổi, thận… đều đã ổn định, tuy nhiên não vẫn còn bị tổn thương, bệnh nhân vẫn còn hôn mê. Hiện vẫn khó tiên lượng về bệnh nhân. Chúng tôi đang tiếp tục điều trị, hy vọng não sẽ phục hồi”- bác sĩ Nguyên chia sẻ.
Theo bác sĩ Nguyên, mẫu thuốc lá điện tử bệnh nhân sử dụng đã được gửi đi xét nghiệm ở Viện Pháp y Quốc gia. Các chuyên gia tìm thấy một chất cần sa tổng hợp (ADB- BUTINACA) là loại ma túy thế hệ mới.
Não bệnh nhân bị tổn thương sau khi hút thuốc lá điện tử chứa ma tuý
“Điều này cho thấy bệnh nhân ngộ độc cần sa tổng hợp. Đây không phải trường hợp duy nhất. Bệnh viện Bạch Mai từng tiếp nhận nhiều ca ngộ độc thuốc lá điện tử, đa phần là người trẻ. Nhiều trường hợp bị tổn thương não, kích thích hoang tưởng, ảo giác, tụt huyết áp, nguy cơ về tim mạch…”- bác sĩ Nguyên nói.
Ông cho biết vài năm trở lại đây, hầu như tuần nào Trung tâm Chống độc cũng tiếp nhận một vài ca ngộ độc ma túy tổng hợp sau khi hút thuốc lá điện tử. Các ca ngộ độc này đều khiến bệnh nhân bị rối loạn tâm tâm thần, ảo giác, suy đa tạng… Đối tượng sử dụng hầu hết là người trẻ, độ tuổi 20 và thi thoảng có những trường hợp là học sinh trung học phổ thông.
“Một số trường hợp chúng tôi đã tìm thấy ma túy tổng hợp từ thuốc lá tổng hợp do các bệnh nhân hút. Tuy nhiên, đáng nói là ma túy tổng hợp được làm mới liên tục, thay đổi theo sở thích của người dùng, nên việc xét nghiệm tìm ra chất ma túy mới là điều vô cùng khó khăn”- ông Nguyên nói.
Mẫu tinh dầu bệnh nhân hút có tìm thấy ma túy
Bác sĩ Nguyên cho biết các bệnh nhân ngộ độc ma túy tổng hợp sau khi hút thuốc lá điện tử sau khi được điều trị đều đã tương đối khỏe mạnh và được xuất viện. Tuy nhiên, ảnh hưởng lâu dài của nó đến sức khỏe, nhất là sức khỏe tâm thần, còn cần phải được tiếp tục theo dõi và đánh giá. Bởi các chất ma túy tổng hợp này thay đổi liên tục nên các tổn thương mà chúng gây ra cho sức khỏe chưa thể đánh giá hết được.
Theo giới chuyên môn, dù một số thuốc lá điện tử quảng cáo là không có nicotin thì hầu như chúng đều có nicotin để gây nghiện. Ngoài ra, thuốc lá điện tử còn cho vào rất nhiều các chất tạo vị, tạo mùi khó lường. Những chất này khi bị đốt cháy đều có nguy cơ gây ngộ độc, tổn thương cho các cơ quan nội tạng, làm tăng nguy cơ ung thư cho người hút.
Ngoài ra, thuốc lá điện tử còn được trộn nhiều loại ma túy tổng hợp để tăng phê, tăng độ kích thích cho người dùng. Hơn nữa, liều lượng ma túy này cũng không theo công thức nào mà tùy chỉnh theo sở thích. Điều này là nguyên nhân của hàng loạt vụ ngộ độc thuốc lá điện tử vừa qua. Về lâu dài, người sử dụng có nguy cơ ảnh hưởng nặng nề về rối loạn tâm thần, não…
Các chuyên gia y tế cho rằng Nhà nước cần phải có những biện pháp mạnh mẽ để từng bước hạn chế việc thuốc lá điện tử được bán tràn lan trên mạng như hiện nay.
43% ca tử vong do bệnh không lây nhiễm là tử vong sớm
Ngày nay, bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân gây tử vong và gánh nặng bệnh tật hàng đầu ở VN.
Năm 2018, các ca tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 77% tổng số ca tử vong. Số liệu Tổ chức Y tế thế giới tại VN cho thấy 43% số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm là tử vong sớm (trước 70 tuổi).
4 yếu tố nguy cơ chính và phổ biến nhất hiện nay dẫn đến bệnh không lây nhiễm bao gồm: sử dụng thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn, chế độ ăn uống không lành mạnh, và thiếu hoạt động thể lực. Trong khi tỷ lệ hút thuốc lá giảm dần trong cộng đồng thì các yếu tố nguy cơ khác như sử dụng thức ăn nhanh và thừa cân béo phì lại có xu hướng tăng cao ở VN.
Theo Báo cáo khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu (GSHS) tại VN được công bố gần đây: Tỷ lệ hiện đang hút thuốc (thuốc lá điếu hoặc thuốc lào) ở lứa tuổi 13 - 17 giảm đáng kể từ 5,36% năm 2013 xuống còn 2,78% năm 2019. 66,16% học sinh cho biết đã có người hút thuốc khi có mặt các em trong vòng 7 ngày trước khảo sát. Tỷ lệ học sinh sử dụng shisha và thuốc lá điện tử lần lượt là 1,38% và 2,57%. Việc sử dụng shisha và thuốc lá điện tử phổ biến hơn ở nhóm học sinh khu vực thành thị, học sinh nữ và học sinh THCS.
Cũng theo GSHS 2019 ở VN, khoảng một phần tư số học sinh (24,1%) có hoạt động thể chất ít nhất 60 phút/ngày từ 5 ngày trở lên trong một tuần.
Thuốc lá điện tử làm tăng nguy cơ đột quỵ ở tuổi trung niên Nghiên cứu mới đây cho thấy những người sử dụng thuốc lá điện tử có nguy cơ bị đột quỵ ở tuổi trung niên cao hơn so với những người hút thuốc lá truyền thống. Trước sự kiện Anh chuẩn bị trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới kê đơn thuốc lá điện tử để giúp mọi người bỏ hút thuốc...