Cô gái trẻ bị mụn trứng cá mủ dai dẳng, nguyên nhân có liên quan đến nâng mũi bằng đặt sụn silicon
1 năm sau khi nâng mũi, cô gái trẻ bị mụn trứng cá mủ ở vùng sống mũi. Dù đã đi trích rạch mủ, uống kháng sinh, nhưng mụn cứ hết lại lên. Sau khi đến viện buộc bác sĩ phải tháo sụn nâng mũi.
Theo Ths.Bs Nguyễn Đình Minh, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình – Thẩm mỹ và Hàm mặt, Bệnh viện E cho biết, khoa vừa tiếp nhận khám cho bệnh nhân nữ bị lộ sụn ở vùng mũi. Các bác sĩ đã buộc phải tháo sụn nhân tạo ở mũi của bệnh nhân để tránh vi khuẩn khu trú tại chỗ, lấy bỏ tổ chức viêm, bơm rửa sạch bằng dung dịch khử khuẩn. Vết thương được để thoáng để tiếp tục thoát dịch, sau đó được khâu lại sau 3 ngày.
cô gái tháo sụn mũi do nhiễm trùng
Đó là trường hợp bệnh nhân là P.T.T, một nhân viên văn phòng. Theo chia sẻ của bệnh nhân thì da mặt cô thường xuyên bị mụn trứng cá bọc. Vì có nhu cầu làm đẹp, cô đã đến một cơ sở và được nâng mũi bằng phương pháp đặt sụn silicon. Nhưng, khoảng 1 năm sau khi nâng mũi, cô thường bị mụn trứng cá mủ ở vùng sống mũi.
Dù đã đi trích rạch mủ, uống kháng sinh, nhưng mụn cứ hết lại lên, chảy dịch nhiều lần tại chỗ, tái phát khoảng 1 tháng/lần. Khối sưng đỏ kích thước khoảng 0,5cm tại vùng gốc mũi, ngoài ra không có biểu hiện gì khác thường (không sốt, không đau). Bệnh nhân đã đi khám và điều trị mụn trứng cá tại phòng khám tư nhân ròng rã 3 tháng mà không đỡ.
Video đang HOT
Sau đó bệnh nhân đến khám tại khoa Phẫu thuật tạo hình – Thẩm mỹ và Hàm mặt, Bệnh viện E. Ths.Bs Nguyễn Đình Minh, cho biết, bệnh nhân bị nhiễm trùng khoang đặt mũi do hậu quả của mụn trứng cá mủ. Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhân bị mụn trứng cá mủ tái đi tái lại. Bình thường nếu nhiễm trùng không thoát được mủ sẽ có hiện tượng sưng đỏ ở gốc mũi hoặc đầu mũi, nặng hơn thì sẽ chảy dịch qua vết mổ. Trường hợp này do có lỗ thoát dịch nên sau khi nặn dịch mủ, dùng kháng sinh sẽ đỡ tạm thời.
Theo bác sĩ Minh, nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng mũi là do vi khuẩn đưa từ ngoài vào lúc phẫu thuật. Có thể là do dụng cụ phẫu thuật, môi trường phẫu thuật không đảm bảo. Hay do các ổ nhiễm khuẩn lân cận đưa vi khuẩn vào khoang đặt mũi. Bệnh nhân từ mụn trứng cá biến chứng viêm mủ sâu dẫn đến nhiễm trùng mũi.
Phẫu thuật nâng mũi là phẫu thuật không khó, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ biến chứng đặc biệt là nhiễm trùng. Quy trình vô trùng càng không đảm bảo, tỷ lệ nhiễm trùng càng tăng cao. Để tránh những biến chứng khi làm đẹp, chị em nên chọn các cơ sở có uy tín, phòng trường hợp xảy ra sự cố có thể được xử lý kịp thời. Các chất liệu sụn khi đặt vào cơ thể cũng cần được nhập khẩu chính hãng và có chứng nhận chất lượng của Bộ Y tế.
Bệnh nhân hưởng lợi nhờ đề án bệnh viện vệ tinh
Nhờ tham gia đề án bệnh viện vệ tinh, nhiều kỹ thuật cao vốn chỉ thực hiện ở tuyến trên nay đã được triển khai ở tuyến bệnh viện huyện.
Các bác sĩ Bệnh viện E về "cầm tay chỉ việc" thăm khám tại Bệnh viện ĐKKV Nghi Sơn, Thanh Hóa
Khi bác sĩ tuyến trên về "cầm tay, chỉ việc"
Chưa đến 7 giờ sáng, tại Khoa khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Khu vực (ĐKKV) Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa), bệnh nhân chờ khám bệnh rất đông, bởi, người dân ở đây đã nghe tin có các bác sĩ của Bệnh viện E về hỗ trợ khám các bệnh lý tim mạch, cơ xương khớp.
Cụ bà Nguyễn Thị Troát (100 tuổi, ở xã Hải Châu, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) đi lại khó khăn nhưng được con cháu đưa đến thăm khám từ rất sớm. ThS. BS. Nguyễn Trần Chung, Phó trưởng khoa Cơ xương khớp, BV E cho biết, cụ bà Troát bị loãng xương rất nặng, vì bệnh nhân tuổi cao, sức yếu nên đã tư vấn các chế độ dinh dưỡng bổ sung canxi và các vận động phù hợp với độ tuổi của bệnh nhân. Cùng ngồi thăm khám với BS. Chung còn có BS. Nguyễn Thị Phong Lan, Khoa Nội tổng hợp (chuyên ngành cơ xương khớp) của BV ĐKKV Nghi Sơn để học tập kiến thức từ các ca bệnh thực tế trên.
Ở một bàn khám khác, bệnh nhân Nguyễn Thị Xoan (73 tuổi, ở thị xã Nghi Sơn) được các bác sĩ siêu âm tim mạch với kết quả: Dày thành vách liên thất trái, van hai lá hở nhẹ, van động mạch chủ hở nhẹ. Bệnh nhân Xoan bị đái tháo đường mãn tính, thời gian gần đây thấy tức ngực, khó thở. Sau khi siêu âm, BS. Vũ Văn Bạ, Khoa Nội tim mạch người lớn, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã tư vấn và kê đơn thuốc điều trị cho bệnh nhân.
Còn bệnh nhân Nguyễn Văn Vũ (70 tuổi, ở thị xã Nghi Sơn) đã đặt stent cách đây hơn 1 năm ở BV tuyến tỉnh. Nhưng với tâm lý ngại đi khám xa, nên bệnh nhân không đi khám lại mà chỉ uống thuốc theo đơn được bác sĩ kê cách đây 1 năm. Nay nghe tin có bác sĩ tim mạch ở Bệnh viện E đến khám chữa bệnh cho người dân ở Tĩnh Gia, ông Vũ cùng rất nhiều người dân ở khu vực này đã đến khám và tư vấn điều trị...
Tại tất cả các bàn khám, ngoài bác sĩ Bệnh viện E còn có các bác sĩ của Bệnh viện ĐKKV Nghi Sơn. BSCKI Trần Văn Dương, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện ĐKKV Nghi Sơn chia sẻ: "Mỗi trường hợp bệnh nhân để các bác sĩ chẩn đoán ra bệnh, thì khâu thực hiện cận lâm sàng cần thiết cũng rất quan trọng. Trong đó, việc siêu âm tim mạch chính xác, kịp thời sẽ giúp các bác sĩ có những quyết định đúng trong quá trình điều trị cho bệnh nhân. Các bác sĩ tuyến dưới như chúng tôi rất cần sự đào tạo, chuyển giao kỹ thuật như siêu âm tim mạch như thế này. Cuối cùng, bệnh nhân là người được hưởng lợi".
Còn theo ThS. BS. Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo chỉ đạo tuyến, Bệnh viện E cho biết: Đợt công tác lần này, ngoài các kỹ thuật được đào tạo, chuyển giao theo đề án Bệnh viện vệ tinh, các bác sĩ Bệnh viện E đã hỗ trợ Bệnh viện ĐKKV Nghi Sơn thực hiện khám một số chuyên khoa theo yêu cầu như tim mạch, cơ xương khớp. Chỉ trong một ngày khám, các bác sĩ đã thực hiện khám được 136 ca cơ xương khớp, thực hiện thủ thuật: Tiêm ngoài màng cứng 2 ca, hút dịch khớp 2 ca, tiêm khớp 5 ca; khám tim mạch người lớn 41 ca, khám tim trẻ em 12 ca, siêu âm tim mạch 70 ca...
Bệnh nhân được hưởng lợi
Bà Nguyễn Thị Đông (59 tuổi, ở thị trấn Nghi Sơn) chia sẻ: "Tôi bị bệnh đái tháo đường mãn tính, cộng thêm mắc các bệnh lý tim mạch nên phải "gắn bó" với bệnh viện suốt đời. Khi trước, để khám và điều trị bệnh lý tim mạch, tôi thường phải lên bệnh viện tỉnh hoặc trung ương vừa vất vả, vừa tốn kém. Nhưng kể từ khi Bệnh viện ĐKKV Nghi Sơn trở thành bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện E thì những bệnh nhân nghèo như chúng tôi được khám và tư vấn ngay tại địa phương".
Theo chia sẻ của TS. BS. Nguyễn Công Hựu, Phó giám đốc Bệnh viện E, Bệnh viện ĐKKV Nghi Sơn là một trong nhiều bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện E, đã được đào tạo và chuyển giao một số kỹ thuật như: Điều trị tiêu sợi huyết trong nhồi máu não; điều trị một số bệnh lý cơ xương khớp thường gặp và tiêm khớp ngoại vi; phẫu thuật kết hợp xương; chăm sóc bệnh nhân hồi sức cấp cứu và chăm sóc bệnh nhân chấn thương ổ bụng... Qua khảo sát, đoàn công tác nhận thấy, những kỹ thuật được đào tạo, chuyển giao theo đề án bệnh viện vệ tinh trong thời gian qua đã thu được nhiều kết quả tốt. Bệnh viện E sẽ tiếp tục hỗ trợ đào tạo chuyển giao kỹ thuật mà Bệnh viện ĐKKV Nghi Sơn thấy cần thiết, đáp ứng nhu cầu điều trị người dân. Từ kết quả đó, người dân được tiếp cận kỹ thuật cao gần nhà, các bác sĩ tận tình chăm sóc, lại tiết kiệm được chi phí điều trị...
BS. Trần Lê Mơ, Giám đốc BV ĐKKV Nghi Sơn cho biết thêm, để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân, hàng năm, bệnh viện đều cử nhiều lượt cán bộ, bác sĩ đi đào tạo chuyên sâu các chuyên khoa mũi nhọn tại các trường, bệnh viện uy tín của trung ương và tổ chức đào tạo tại chỗ, chuyển giao kỹ thuật cao theo Đề án 1816 và Đề án Bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện E. Đến nay, Bệnh viện đã triển khai và làm chủ được nhiều kỹ thuật mới như: Sốc điện điều trị rối loạn nhịp tim, cắt amiđan bằng dao điện, phẫu thuật pha-cô trong điều trị đục thủy tinh thể và nhiều phẫu thuật nội soi về tai - mũi - họng, tiêu hóa, sản phụ khoa...
Cảnh giác bệnh tay chân miệng trong thời tiết nắng nóng Thời tiết nắng nóng bất thường khiến trẻ em mắc các bệnh mùa hè gia tăng, trong đó đáng chú ý là bệnh tay chân miệng với số bệnh nhân đến khám gia tăng mạnh. Nắng nóng kéo dài, đặc biệt mấy ngày nay nắng nóng đỉnh điểm đã khiến nhiều trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhập viện. Tại Khoa Nội Nhi...