Cô gái trả sạch khoản nợ gần 7 tỷ trong 3 năm: Không cần bán mạng làm việc hay nhịn ăn nhịn mặc nhờ 3 cách sau!
Bằng những phương pháp chi tiêu đơn giản, cô gái đã có thể trả hết nợ gần 7 tỷ chỉ trong 3 năm.
Bạn sẽ làm gì nếu ôm trong mình khoản nợ lên đến 7 tỷ?
Đa phần mọi người đều lựa chọn phương pháp bán sống bán chết kiếm thêm tiền hoặc tiết kiệm tối đa, ăn không dám ăn, mặc không dám mặc để trả nợ. Thế nhưng, việc đơn giản và ưu tiên hàng đầu nếu bạn muốn trả được nợ trong thời gian ngắn là phải lên kế hoạch, quản lý chi tiêu của mình cho thật tốt.
Là một chuyên viên huấn luyện tài chính và founder tổ chức “Crush Your Money Goals” Bernadette Joy và chồng mang trong mình khoản nợ 300.000 đô (gần 7 tỷ đồng). Số tiền này bao gồm nợ sinh viên, tiền mua nhà và vay mượn ngân hàng. Thế nhưng chỉ trong 3 năm cặp vợ chồng trẻ đã trả sạch số nợ trên.
“3 năm qua vợ chồng tôi đã không chạy theo những thứ phù phiếm, bỏ qua việc mua sắm bốc đồng hay những món đồ không cần đến, chỉ sử dụng được thời gian ngắn” – Bernadette Joy chia sẻ.
Dưới đây là 3 quy tắc giúp Bernadette Joy nhận biết đâu là món đồ nên xuống tiền và món đồ nào là không cần thiết phải mua.
Quy tắc 1 đô ($1)
“Quy tắc $1 (khoảng gần 23 ngàn đồng) rất đơn giản. Khi muốn mua một món đồ, hãy cân nhắc xem bạn sẽ dùng nó được bao nhiêu lần. Nếu một món chỉ tiêu tốn của bản khoảng $1 hoặc rẻ hơn cho mỗi lần sử dụng cứ cho phép bản thân mua nó. Quy tắc này giúp bạn không lãng phí tiền cho những thứ không cần thiết hay những cuộc mua sắm tùy theo tâm trạng” – Bernadette Joy giải thích. Nhờ áp dụng triệt để quy tắc này, cô đã hạn chế mua được việc mua những món đồ dễ hỏng chỉ sau vài lần sử dụng, chọn mua những món đồ chất lượng và có giá trị dài lâu.
Thực tế, quy tắc trên là một cách khôn ngoan để tránh được bẫy tâm lý “mỏ neo” (anchoring effect) của các nhà bán. Hiệu ứng tâm lý “mỏ neo” khiến dân tình bị ảnh hưởng bởi thông tin đầu tiên mà họ biết được, làm họ đưa ra những quyết định sai lầm trong mua sắm. Ví dụ như một chiếc váy có giá 1 triệu nay được giảm còn 750k, dân tình sẽ lập tức đắn đo muốn mua dù không cần đến vì luôn nhớ đến con số 1 triệu bạn đầu và cảm thấy đây là một món hời không thể bỏ lỡ.
Tương tự như quy tắc $1, quy tắc 80/20 là một cách khác để bạn suy nghĩ có nên mua 1 món đồ không.
Video đang HOT
Hãy mua nó nếu bạn tin rằng mình sẽ thường xuyên dùng nó (khoảng 80% thời gian cuộc sống hằng ngày). Còn nếu chỉ sử dụng món đồ đó rất ít (khoảng 20% thời gian cuộc sống hằng ngày), thì bạn nên cân nhắc trước khi mua. Tương tự với những món đồ khác, bạn đều có thể xem xét về thời gian mình sẽ dành ra để sử dụng chúng, sau đó quyết định liệu chúng có đáng mua hay không. Tùy thuộc theo tiện ích của món đồ, con số không nhất thiết phải cố định là 80/20 mà có thể là 70/30 hay 60/40.
Bernadette Joy tâm sự: “Tôi thường than vãn với chồng về chuyện trót mua điện thoại, laptop mới và cảm thấy tốn kém. Song, khi nghĩ lại tôi nhận ra ngày nào tôi cũng cần đến 2 món đồ này, đây là những thứ cần thiết cho công việc và cuộc sống hằng ngày. Điều đó khiến tôi đỡ hối hận hơn rất nhiều”.
Chỉ mua những thứ bạn “thực sự thích”
Lời khuyên cuối cùng của Bernadette Joy là hãy luôn nhớ, hạn chế chi tiêu không đồng nghĩa với việc hạn chế niềm vui của bản thân: “Đừng tước đi những thứ thực sự mang lại hạnh phúc cho chính mình. Dù có đong đếm từng đồng hay tự phạt bản thân thì tôi cũng không muốn chi tiêu ít đi”.
Thay vào đó, Bernadette Joy và chồng chọn cách chi tiền mua sắm những thứ khiến họ thật sự hài lòng và thật sự yêu thích. Cô nói: “Chúng tôi cũng đã dần kiên định hơn về việc mua sắm và biết đâu là những thứ mình yêu thích thật sự”.
Ảnh: Tổng hợp
8 cách chi tiêu giúp chị em có thể "đuổi sạch" các khoản nợ và khiến số dư tài khoản tăng lên đáng kể
Nếu thực hiện mục tiêu tài chính dài hạn quá khó khăn bạn cũng có thể dừng lại để thiết lập ngay những mục tiêu tài chính ngắn hạn.
1. Hoàn thành ngân sách chi tiêu hàng tháng
Thực tế việc thiết lập ngân sách chi tiêu không tốn nhiều thời gian hay quá phức tạp như bạn vẫn thường nghĩ. Việc thiết lập ngân sách chi tiêu hàng tháng là điều quan trọng và giúp bạn sắp xếp thứ tự ưu tiên cho những nhu cầu chi tiêu của mình.
Cam kết thực hiện đúng ngân sách chi tiêu hàng tháng đã đề ra sẽ là mục tiêu ngắn hạn quan trọng mà bạn có thể thực hiện ngay lập tức.
2. Thanh toán hóa đơn đúng hạn
(Hình minh họa).
Việc thanh toán các loại hóa đơn trễ hẹn có thể khiến bạn mất thêm nhiều khoản phí phát sinh. Phí trả chậm có thể tăng lên một cách nhanh chóng trong khi bạn không lường trước được.
Chuẩn bị tài chính để sẵn sàng thanh toán hóa đơn vào đầu tháng như: điện - nước, internet, cước truyền hình, hay các dịch vụ cá nhân khác.
Cách tốt nhất là sau khi nhận lương hãy trích riêng một khoản tiền để chi trả cho những dịch vụ này. Điều này giúp bạn không bị động trước những tình huống tài chính phát sinh.
3. Trả hết các khoản nợ dù là nhỏ nhất
Nếu bạn còn ôm các khoản nợ nần với bạn bè và người thân, hãy liệt kê chúng ra danh sách cụ thể. Từ nhỏ đến lớn sắp xếp để lên trình tự trả nợ. Hãy trả từ món nợ thấp nhấp sau đó tiến tới những khoản nợ lớn hơn. Phương pháp này giúp bạn thúc đẩy tâm lý rất lớn, thậm chí thoát khỏi nợ nần một cách nhanh chóng.
4. Ngưng sử dụng thẻ tín dụng nếu không đủ khả năng thanh toán
(Hình minh họa).
Nếu bạn thường nhận được số dư trên thẻ tín dụng, nghĩa là bạn đang bị tính lãi. Vậy thì đã đến lúc bạn nên ngưng sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng. Thực hiện cam kết rằng mình sẽ không thanh toán bất cứ thứ gì bằng thẻ tín dụng, cho đến khi nợ tín dụng được trả đầy đủ và bạn có đủ khả năng để thanh toán số dư mỗi tháng.
5. Tự động hóa tiết kiệm hàng tháng
Một trong những chiến thuật để tiết kiệm tiền nhiều hơn mỗi tháng là tự động hóa quy trình. Bằng cách mở đăng ký tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng.
Bạn chỉ cần thiết lập một giao dịch định kỳ hàng tháng. Để chuyển một khoản tiền xác định sau khi nhận lương sang tài khoản tiết kiệm một hoặc hai lần trong một tháng.
Bạn hãy kiểm tra số dư thường xuyên. Theo dõi tiến độ để kịp thời điều chỉnh.
6. Thử thách "Một tháng không chi tiêu"
Nếu bạn là người chi tiêu không có kế hoạch, dễ dàng bị chi phối bởi cảm xúc hay tác động ngoại cảnh thì nên tự lập ra thử thách một tháng không chi tiêu để giúp bản thân cải thiện tình hình tài chính.
Hãy lên kế hoạch chi tiết các mức chi tiêu mà mình muốn cắt giảm. Chuẩn bị một tinh thần "thép" để vượt qua thử thách một cách xuất sắc nhất.
7. Bắt đầu xây dựng quỹ khẩn cấp
(Hình minh họa).
Các chuyên gia đã khuyên rằng, thiết lập quỹ khẩn cấp càng sớm càng giúp bạn đảm bảo an toàn tài chính trước những rủi ro có thể xảy ra. Đây là một trong những mục tiêu tài chính ngắn hạn quan trọng mà bất kỳ ai cũng nên liệt kê trong danh sách mục tiêu thực hiện của mình.
Lời khuyên đưa ra là, quỹ khẩn cấp nên được thiết lập tương đương từ 3 đến 6 tháng chi phí sinh hoạt. Chỉ được sử dụng trong những trường hợp như: hỏng xe, mất việc, ốm đau... Không dùng để chi trả cho nhu cầu chi tiêu hàng ngày.
8. Tạo thêm thu nhập
Tìm kiếm những công việc đúng chuyên môn, sở trường hay công việc mà bạn yêu thích để gia tăng thu nhập là mục tiêu tài chính nên thực hiện. Ngoài công việc chính, bạn có thể tham gia đầu tư tài chính cũng là cách gia tăng lợi nhuận một cách nhanh chóng.
Khi lựa chọn những cách thức để gia tăng thu nhập bạn cần chú ý thêm đến vấn đề sức khỏe và thời gian rảnh rỗi của bản thân. Nên có một kế hoạch rõ ràng về thời gian, công việc, nhân lực để bắt đầu.
6 cách giúp bạn có thể quản lý tài chính cá nhân hậu ly hôn "Hậu ly hôn, bà mẹ 2 con lột xác ngoạn mục"... chỉ là hình ảnh của số ít những người có thể làm chủ tài chính sau tan vỡ. Rất nhiều ông bố, bà mẹ sau ly hôn bị vướng vào các khoản nợ, hoặc loay hoay đối mặt với cuộc sống độc thân. Vậy làm gì để tránh những rắc rối tài...