Cô gái tố bị đuổi việc, đòi lương chủ không trả: Nhân viên cũ xác nhận
Mới đây, một bài đăng về việc nhân viên bị chủ đuổi việc, không những vậy còn bùng tiền lương đã thu hút sự quan tâm đông đảo của cư dân mạng.
Bài tố thu hút sự chú ý của dân mạng. (Ảnh: Chụp màn hình)
Theo đó bài viết này cho biết: “Em này đi làm thuê, chủ đặt ra nhiều luật oái oăm để trừ tiền… rồi một hôm chị chủ đuổi em ý đi một cách vô lý. Khi em nhân viên này đòi tiền thì chị chủ bảo không trả”.
Kèm theo bài tố là các hình ảnh và một số đoạn clip, trong đó ghi lại cuộc cãi vã giữa một người phụ nữ được cho là chủ quán và nhân viên. Mặc dù chỉ dài hơn 1 phút nhưng người xem phần nào cũng hiểu được nội dung cuộc đối thoại. Theo đó, người nhân viên cho rằng cô bị chủ quán đuổi việc nên muốn lấy lại tiền lương.
Người phụ nữ được cho là chủ quán. (Ảnh: Chụp màn hình)
“Chị trả lương cho em đi”, “Chị đuổi em ra khỏi quán mà chị không trả lương à. Chị em sòng phẳng mà chị không trả thế à”…, cô gái liên tục thắc mắc. Đáp lại, chủ quán nặng lời: “Không trả, mày đi đi, cái loại mất dạy nhà mày. Mày chưa đến ngày lấy lương đâu”. Thậm chí người chủ còn đuổi cô nhân viên ra khỏi quán: “Chị không thích trả được chưa. Con người của em chỉ được đến thế thôi. Em ra ngoài đi, chị không tiếp đâu”.
Có những lúc dường như không bình tĩnh nổi nữa, người chủ quán la lớn: “Ra khỏi quán tao. Cấm đến quán tao, làm ơn mắc oán, mày đi làm mà mày thái độ như này à”.
Người phụ nữ có một số lời nói khá nặng nề. (Ảnh: Chụp màn hình)
Ngay sau khi câu chuyện được đăng tải, nhiều người đã bày tỏ sự bức xúc trước cách hành xử của người được cho là chủ quán, họ cho rằng dù vì bất cứ lý do gì thì việc xúc phạm người khác cũng khó chấp nhận. Hơn nữa, đi làm rồi được nhận lương là điều đương nhiên, đó là mồ hôi nước mắt của người lao động, không thể chỉ vì cảm tính mà từ chối trả công.
“Chẳng biết nguyên nhân đuổi việc cô kia là gì nhưng chửi người ta rồi tuyên bố không thích trả là sai rồi. Không ưng người ta làm việc nữa thì trả lương rồi đường ai nấy đi là xong chứ”, bạn T. bình luận.
Trong khi đó, bạn Z. cũng đồng tình: “Làm chủ đâu có nghĩa là được quyền xúc phạm nhân viên như thế. Ăn gì thì ăn đừng ăn quỵt của người ta là được, đời có vay có trả hết đó.”
Cách hành xử của chủ quán khiến nhiều người bất bình. (Ảnh: Chụp màn hình)
Tuy nhiên cũng có một số người cho rằng chỉ thông qua đoạn clip ngắn ngủi và phản ánh từ một phía là chưa khách quan.
“Nghe kỹ thì có vẻ như cô nhân viên kia đã làm sai gì rồi. Cô chủ còn bảo làm ơn mắc oán mà. Hơn nữa clip chỉ cố tình quay người chủ tức giận mà không có toàn bộ sự việc, không nên vội vàng kết luận”, bạn D. bày tỏ quan điểm.
Trong khi sự việc còn chưa ngã ngũ, thì một vài tài khoản được cho là nhân viên cũ của quán bất ngờ bình luận dưới video cho biết mình cũng từng là nạn nhân.
Video đang HOT
Một số tài khoản lên tiếng cho biết mình cũng từng bị quỵt lương. (Ảnh: T.H.)
Tài khoản H.M. kể: “Mình là nhân viên cũ quán này, cứ tưởng mỗi số mình đen gặp bà này, ai ngờ ối dồi ôi, lương thì thấp, đưa nội quy khắt khe để trừ tiền nhân viên.”
Thậm chí một số người còn cho biết, đây là quán nail ở Trần Quốc Hoàn, quận Cầu Giấy, Hà Nội: “Mọi người xin việc tránh quán này ra nhé vì em không phải người đầu tiên bị quỵt”, một tài khoản cho biết.
Một người kể lại khá tường tận câu chuyện của mình. (Ảnh: T.H.)
Hiện vẫn chưa rõ thực hư câu chuyện này, phía chủ quán cũng chưa lên tiếng, toàn bộ thông tin đều xuất phát từ một chiều, vì vậy chúng ta nên đợi thêm xác nhận để có cái nhìn khách quan hơn. Mặc dù vậy, đoạn clip tranh cãi này vẫn đang là tâm điểm của cư dân mạng, còn bạn, bạn có suy nghĩ như thế nào? Chia sẻ với YAN nhé!
Các thông tin đời sống xã hội sẽ liên tục được cập nhật tại YAN!
Giáo viên ở TP. HCM và câu chuyện gây xôn xao: "Tôi đã nghỉ việc một trường quốc tế vì những kỳ nghỉ phân biệt chủng tộc"
"Sau đó, các thủ tục để đuổi việc tôi diễn ra rất nhanh. Trước đây, tôi cũng đã từng nhìn thấy một giáo viên người Việt khác nói về chuyện này với chủ trường. Và dĩ nhiên, cô ấy cũng ra đi ngay lập tức".
Anh H.A, cựu giáo viên một trường quốc tế ở quận 7, TP. HCM đang khiến dư luận xôn xao vì câu chuyện phân biệt chủng tộc ngay chính nơi anh làm việc - một ngôi trường mà anh rất yêu quý và đánh giá cao sự đầu tư dành cho học sinh.
Công việc của anh tại trường cũ là phụ trách bộ môn Công nghệ của hệ song ngữ, quản lý các phòng thực hành. Ngoài công tác lên lớp với học sinh thì công việc của anh còn bao gồm việc quản lý một nhóm giáo viên (cùng bộ môn) và xây dựng chỉnh sửa chương trình cho 12 khối.
Anh H.A cho rằng đây là ngôi trường mà anh rất yêu quý và đánh giá cao sự đầu tư của nhà trường cho học sinh. (Ảnh minh họa)
Hiện sau khi nghỉ việc, anh đã về Hà Nội và làm một công việc mới tại một công ty phần mềm - hoàn toàn không liên quan đến nghề sư phạm. Tuy nhiên, anh cho rằng, mình lên tiếng để "mong rằng những trường học trong hệ thống giáo dục Việt Nam nếu còn duy trì những sự phân biệt chủng tộc như vậy, mong các vị liệu mà bỏ đi cho".
Xin giới thiệu bài viết đang thu hút nhiều chú ý của anh:
Những kỳ nghỉ phân biệt chủng tộc
Nếu các bạn là thầy cô hay học sinh học tại các môi trường song ngữ thì có thể các bạn sẽ chẳng xa lạ gì với chuyện này. Đó là trong trường thường có những kỳ nghỉ được gọi là nghỉ đông, nghỉ thu, Lieu day (kỳ nghỉ bù), một số nơi có cả nghỉ xuân nữa. Vào những ngày này thì giáo viên nước ngoài sẽ được nghỉ, như trong trường hợp của trường nơi tôi đã từng làm việc thì giáo viên nước ngoài bao gồm toàn bộ Ban giám hiệu người nước ngoài, giáo viên nước ngoài, nhân viên tư vấn học đường, nhân viên thư viện.
Và dĩ nhiên điều kiện để bạn được nghỉ là bạn phải có quốc tịch không phải Việt Nam. Tôi đã chứng kiến một trường hợp khi nhân viên tư vấn học đường (cũ) vì có quốc tịch nước ngoài nên được nghỉ và nhân viên tư vấn học đường (mới) vì mang quốc tịch Việt Nam nên vẫn làm việc.
Vậy hậu quả của những kỳ nghỉ này là gì? Toàn bộ học sinh vẫn đi học và tất cả các giáo viên có quốc tịch nước ngoài được nghỉ, còn giáo viên Việt Nam vẫn làm việc. Tức là số lượng học sinh vẫn như cũ còn tổng số giáo viên giảm khoảng một nửa. Ở một số trường văn minh hơn thì họ trả lương thừa giờ cho các giáo viên có số tiết thừa giờ, tuy nhiên đó không phải trường hợp mà tôi đang kể đến. Chỗ tôi từng làm thì không thế.
Anh H.A, cựu giáo viên trường quốc tế:
"Hậu quả của những kỳ nghỉ là toàn bộ học sinh vẫn đi học và tất cả các giáo viên có quốc tịch Việt Nam vẫn làm việc. Tức là số lượng học sinh vẫn như cũ còn tổng số giáo viên giảm khoảng một nửa."
Trong các kỳ nghỉ đó, do sự thiếu hụt nhân lực, các giáo viên Việt Nam (đúng hơn là có quốc tịch Việt Nam) thường sẽ phải nhận số tiết gấp đôi hoặc gần như gấp đôi. Một giáo viên trung bình dạy 4 đến 5 tiết/ ngày thì vào ngày học bình thường sẽ có 8 đến 10 tiết một ngày (một ngày học có tối đa 9 tiết). Tức là ngoài việc nói liên tục cả ngày thì có nhiều trường hợp giáo viên phải nhận 2 lớp vào một phòng học.
Trong những ngày tôi còn làm việc ở trường cũ, có lúc 1 giáo viên sẽ nhận lớp thuộc 2 khối khác nhau cùng một lúc tại phòng học của mình, và thường thì, giáo viên đó không còn khả năng để nhận thức mình nên dạy nội dung khối nào.
Trong những ngày thi học kỳ, thông thường sẽ có 2 giám thị cho một phòng thi, nhưng nếu những kỳ thi rơi trúng vào những kỳ nghỉ trên thì chỉ còn 1 giám thị cho các phòng thi. Chẳng may giám thị một cần đi vệ sinh thì gọi giám thị hành lang vào ngó hộ. Cơ bản là như vậy! Thêm một điều nữa, nếu sự lộn xộn này bị phụ huynh phản ánh thì BGH và giáo viên người Việt là người chịu trách nhiệm, còn giáo viên nước ngoài thì chẳng can dự gì cả (họ nghỉ mà).
Có lúc 1 giáo viên sẽ nhận lớp thuộc 2 khối khác nhau cùng một lúc tại phòng học của mình. (Ảnh minh họa)
Trong những kỳ nghỉ này, tôi và nhóm giáo viên của tôi là những người chủ trì các hoạt động trường học (giải thể thao). Tôi cũng nhìn thấy sự nỗ lực của Ban giám hiệu người Việt trong việc cố gắng tìm kiếm các hoạt động (ngoài lên lớp) để giảm căng thẳng cho cả giáo viên Việt Nam và học sinh trong những thời điểm trường học thiếu tổ chức như vậy.
Dĩ nhiên, không thể giải quyết triệt để sự vô tổ chức trong trường học vào những ngày này.
Hai lựa chọn...
Đó là tuần nghỉ đông. 3 ngày đầu diễn ra đơn giản và tương đối trong kế hoạch. Tuy nhiên, kết thúc ngày làm việc của hôm thứ Tư (Wednesday), các giáo viên chưa nhận được thời khóa biểu của Thứ Năm (Thurday). Thời điểm tôi nhận được thời khóa biểu của thứ Năm là gần 7h00 tối (sau một ngày làm việc rất mệt do trường học thiếu người).
Vì mệt nên tôi đã nhờ một giáo viên khác trong team mình quản lý soạn thời khóa biểu phân bố giáo viên và phòng học cho riêng bộ môn mình.
Sau một lúc thì giáo viên mà tôi nhờ gửi lại thời khóa biểu bộ môn với dòng tiêu đề "THỜI KHÓA BIỂU PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC TỪ NGÀY .... ĐẾN NGÀY...".
Anh H.A, cựu giáo viên trường quốc tế:
"Tôi có 2 lựa chọn: Một là, đứng về phía nhà trường và phải nói một cách nào đó để giáo viên kia thấy mình sai và nhận khiển trách. Hai là, nhìn thẳng vào sự thật rằng sự phân biệt chủng tộc này ảnh hưởng xấu tới trường học và cùng chủ trường ngồi lại để điều chỉnh chính sách nhân sự này."
Ngay sau đó thì Ban giám hiệu người Việt đã liên hệ với tôi, dĩ nhiên là khiển trách vì sự thiếu chuyên nghiệp (dĩ nhiên cũng chẳng có thể dùng từ gì khác). Tôi với tư cách lãnh đạo team sẽ có 2 lựa chọn vào ngày hôm sau:
Một là, đứng về phía nhà trường và phải nói một cách nào đó để giáo viên kia thấy mình sai và nhận khiển trách. Hai là, nhìn thẳng vào sự thật rằng sự phân biệt chủng tộc này ảnh hưởng xấu tới trường học và cùng chủ trường ngồi lại để điều chỉnh chính sách nhân sự này.
Sau cùng, tôi đã lựa chọn phương án 2!
Ngày hôm sau, tôi đã lựa chọn phương án 2. Tôi viết mail cho chủ trường (là người Việt) để xin gặp và hy vọng có thể điều tiết lại kế hoạch nhân sự và kế hoạch nhà trường.
Trong thư, tôi có nhắc tới "kỳ nghỉ phân biệt chủng tộc". Và rất nhanh sau đó, các thủ tục để đuổi việc tôi diễn ra. Trước đây, tôi cũng đã từng nhìn thấy một giáo viên người Việt khác nói về chuyện này với chủ trường. Và dĩ nhiên, cô ấy cũng ra đi rất nhanh, nên dù gì, trước khi gửi mail, tôi cũng đã chuẩn bị cho điều đó.
Tôi hoàn toàn không được gặp chủ trường vào những ngày cuối cùng. Tôi chỉ nghe kể họ đã rất tức giận. Ngày cuối cùng, giám đốc nhân sự (người nước ngoài), có gặp tôi và dĩ nhiên cũng cố gắng bằng một cách nào đó bắt tôi nhận sai. Tôi nhớ lý lẽ cuối cùng bà ấy đưa ra là "Tất cả các trường quốc tế đều như vậy nên những kỳ nghỉ đó không phải là phân biệt chủng tộc" .
"Tôi nhớ lý lẽ cuối cùng bà ấy đưa ra là "Tất cả các trường quốc tế đều như vậy nên những kỳ nghỉ đó không phải là phân biệt chủng tộc". (Ảnh minh họa)
Tôi cũng nhớ rằng, câu cuối cùng tôi nói với bà ta trước khi ký vào thủ tục thanh lý hợp đồng là: "Nếu trường nào cũng phân biệt chủng tộc thì nghiễm nhiên nó là đúng à?".
Khi bạn được ăn học đầy đủ để biết chân lý "Mọi dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng" thì ắt hẳn bạn sẽ chẳng muốn bảo vệ cho sự phân biệt đối xử đối với quốc tịch như thế này.
Nhà thiết kế nổi tiếng gây tranh cãi với quan điểm tuyển dụng khắt khe Thái Công là một trong những nhà thiết kế nội thất nổi tiếng hàng đầu Việt Nam. Ông được biết đến nhờ những công trình hoành tráng, ấn tượng. Do đó, việc nhiều người có mong muốn được hoạt động, làm việc trong môi trường chuyên nghiệp này là điều đương nhiên. Không ít người lao động đã nộp đơn muốn được làm...