Cô gái thủ khoa nhờ cô giáo xem điểm vì nhà nghèo không có điện thoại
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, Lê Thị Thanh Huyền, học sinh của Trường THPT Can Lộc đã xuất sắc trở thành á khoa toàn quốc và thủ khoa tỉnh Hà Tĩnh khối C00 với số điểm 29,5. Trong đó ngữ văn 9,75; lịch sử 9,75 và địa lý 10.
Cha mất sớm, gia đình khó khăn. Một mình mẹ Huyền nuôi 5 anh, chị em ăn học. Gia đình Huyền thuộc diện hộ nghèo của xã. Ngoài giờ học, cô học trò nhỏ còn phụ mẹ lo chuyện đồng áng và chăm sóc cho 2 em đang học lớp 10. Thế nhưng, em đã xuất sắc trở thành á khoa toàn quốc và thủ khoa tỉnh Hà Tĩnh khối C00.
Lê Thị Thanh Huyền, á khoa toàn quốc và thủ khoa tỉnh Hà tĩnh khối C00 NVCC
Ngay từ nhỏ, Huyền đã hiểu được sâu sắc về hoàn cảnh gia đình, nên càng nỗ lực học tập. Nữ sinh bộc bạch: “Dù học lực khá nhưng hiểu được hoàn cảnh gia đình khó khăn và ý thức rõ điều đó nên em càng cố gắng hơn nữa. Em nghĩ học tập là con đường giúp mình thoát nghèo nhanh và an toàn nhất. Nhìn thấy sự vất vả của mẹ, em không muốn phụ lòng nên luôn cố gắng học tập mỗi ngày”.
Bằng sự cố gắng không ngừng nghỉ, 3 năm liền Huyền luôn có kết quả đứng đầu lớp. Năm lớp 11 và 12, Huyền đều đạt giải ba học sinh giỏi cấp tỉnh môn lịch sử.
Huyền cho hay bản thân rất yêu và đam mê với 3 môn: ngữ văn, lịch sử, địa lý. Chính vì thế, Huyền không thấy quá mệt mỏi trong quá trình ôn thi. Cô bạn vừa ôn thi vừa phụ giúp mẹ công việc của gia đình. Học buổi sáng kết thúc, về nhà Huyền thường tranh thủ phụ giúp mẹ mọi việc gia đình. Huyền cũng cho biết thêm bản thân thường học từ 20 giờ đến khoảng 0 giờ 30 phút và 4 giờ lại tiếp tục dậy học bài.
Khi được hỏi về bí quyết để đạt được thủ khoa, nữ sinh quê Hà Tĩnh chia sẻ bản thân không có điều kiện đi học thêm nên hầu hết tự học và học tập qua các bài giảng miễn phí trên mạng xã hội. Tốc độ viết nhanh cùng thói quen đọc sách để nâng cao vốn từ và tinh thần ham học hỏi, cập nhật kiến thức là bí quyết giúp nữ sinh đạt được điểm cao môn ngữ văn.
Với hai môn trắc nghiệm là lịch sử và địa lý, Huyền tập trung khi học trên lớp và chủ động hỏi thầy cô. Huyền tập trung phần lớn kiến thức ở sách giáo khoa và làm trắc nghiệm khắc phục những lỗ hổng kiến thức.
Video đang HOT
Trong khi các bạn có thể tự tra cứu và xem điểm số của mình, Lê Thị Thanh Huyền vẫn chờ đợi điểm từ cô giáo chủ nhiệm. Huyền không có điện thoại và máy tính. Mẹ chỉ có một chiếc điện thoại đã cũ và gia đình cũng không có điều kiện lắp đặt internet. Thỉnh thoảng, Huyền xin nhờ internet từ hàng xóm. Hiểu hoàn cảnh của học trò khó khăn, cô Tăng Thị Hiền luôn động viên và trực điện thoại để tra cứu điểm cho Huyền.
Lê Thị Thanh Huyền, học sinh của Trường THPT Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh NVCC
Khi biết mình là thủ khoa khối C00 của tỉnh Hà Tĩnh, Thanh Huyền rất vui xen lẫn chút tiếc nuối. “Em vui vì những nỗ lực vừa qua của bản thân đã được đền đáp xứng đáng nhưng cũng tiếc vì không được điểm tuyệt đối ở môn lịch sử”. Nữ sinh cũng cho biết mẹ vỡ òa vì hạnh phúc. “Em muốn dành niềm vui này cho mẹ đầu tiên vì mẹ đã vất vả nuôi em ăn học”.
Chị Đào Thị Hòa, mẹ của Huyền cũng xúc động và tự hào khi chia sẻ về kết quả thi của con. Chị cho biết bản thân bệnh nằm viện dài ngày, các anh chị đi làm ăn xa và hai em song sinh lại bận ôn thi lên lớp 10 nên một mình Huyền vừa học, vừa quán xuyến công việc gia đình. Trước ngày thi, Huyền còn phải chăn trâu, cắt cỏ, vừa học vừa lo cho hai em.
Nói về ước mơ, Huyền tâm sự bản thân mong học ngành luật nhưng gia đình khó khăn nên không muốn trở thành gánh nặng của mẹ. Nữ sinh đăng ký vào ngành sư phạm ngữ văn của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội bởi cảm thấy khá phù hợp với khả năng của mình. “Dù đây không phải là ước mơ lớn nhất nhưng nó có thể mang lại cho em một công việc ổn định và sau này lo cho hai em và mẹ”, Huyền nói thêm.
Cô Tăng Thị Hiền, giáo viên chủ nhiệm và đồng hành cùng Huyền trong chặng đường ôn thi tốt nghiệp THPT. Cô Hiền chia sẻ: “Là giáo viên chủ nhiệm và dạy Huyền 3 năm, tôi thấy em là một học sinh điềm tĩnh, rất hiền lành và có tinh thần hiếu học tuyệt vời. Em không có điều kiện về kinh tế để học thêm nhưng luôn tập trung nghe giảng ở lớp và chủ động và không ngại trao đổi với thầy cô”.
Kết quả mà Lê Thị Thanh Huyền đạt được là “quả ngọt” cho hành trình dài nỗ lực không ngừng nghỉ, một “món quà” ý nghĩa mà nữ sinh nghèo dành tặng cho mẹ của mình.
Nam sinh từng nhận học bổng trị giá 100 triệu đồng, tốt nghiệp thủ khoa
Diệp Quốc Chinh từng nhận học bổng trị giá là 100 triệu đồng từ nhà trường và doanh nghiệp, nay đã tốt nghiệp thủ khoa.
Trong đợt tốt nghiệp 5.2024, Diệp Quốc Chinh (22 tuổi) trở thành thủ khoa tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế đối ngoại của Trường ĐH Ngoại thương (cơ sở TP.HCM) với điểm GPA 3.89/4.0.
Trong tất cả 45 môn học của chương trình tiêu chuẩn ngành kinh tế đối ngoại - ngành học có điểm chuẩn cao nhất của Trường ĐH Ngoại thương, Quốc Chinh có 40/45 môn đạt điểm A. Thời gian học tại trường, có 3 học kỳ, Quốc Chinh đạt điểm trung bình tuyệt đối 4.0/4.0.
Diệp Quốc Chinh tốt nghiệp loại xuất sắc ngành kinh tế đối ngoại NVCC
Chinh cho biết yếu tố quyết định kết quả tại trường đại học là sự chủ động, cố gắng trau dồi kiến thức. Chàng trai từng choáng ngợp khi mới bước chân vào giảng đường, cảm thấy cách học khác xa với thời phổ thông.
"Trải qua giai đoạn đầu không suôn sẻ, mình bắt đầu vạch ra mục tiêu, phương pháp cho mình vì luôn tâm niệm khi đi học phải cố gắng đứng top bảng xếp hạng, giành học bổng khuyến khích học tập của trường", Chinh bày tỏ.
Xác định đúng phương pháp học, Quốc Chinh liên tiếp giành học bổng loại A (loại cao nhất) của trường trong 5/7 kỳ học. Tổng giá trị của tất cả học bổng là 100 triệu đồng.
"Nhờ những học bổng này mà trong 3,5 năm qua, mình không phải xin gia đình đóng học phí, thậm chí tiết kiệm một khoản nhỏ để theo học bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng", Chinh chia sẻ.
Quốc chinh nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên về thành tích sinh viên học tập xuất sắc NVCC
Để có thành tích tốt nghiệp thủ khoa, Quốc Chinh trải qua một hành trình nhiều nỗ lực. Chàng trai dành nhiều thời gian cho việc học, chăm chú nghe giảng bài, đọc sách và tham khảo các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh. Vốn là dân chuyên Anh của Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (tỉnh Phú Yên), Chinh cho rằng đó là lợi thế của bản thân khi theo học ngành kinh tế đối ngoại.
"Khi đọc tài liệu tiếng Anh, mình được cập nhật tài liệu mới nhất, tiếp cận với tri thức đa chiều", Chinh nói. Chinh duy trì ôn tập một cách xuyên suốt trong quá trình học chứ không đợi "nước đến chân mới nhảy". Vì học hiểu bản chất, không học vẹt, việc ôn thi với Chinh không quá vất vả.
"Mình không đợi đến lúc gần thi mới dốc toàn lực vào ôn luyện, mà sau mỗi bài học, mình xem lại, hệ thống kiến thức. Khi có phần kiến thức nào chưa hiểu, mình sẽ chủ động hỏi giảng viên hoặc hỏi bạn bè cùng lớp", Chinh chia sẻ.
Quốc Chinh đạt giải trong cuộc thi Sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp NVCC
Quốc Chinh nhận thấy vai trò của nhóm bạn học tập ở thời đại học rất quan trọng. Ngoài giờ học tại trường, Chinh chủ động tìm nhóm học tập gồm những người bạn có chung động lực cùng tiến bộ, quá trình học tập bớt vất vả hơn. Nhóm cùng học, chia sẻ kiến thức và hỗ trợ nhau làm bài tập, nguồn học liệu.
Trong một môi trường hội tụ nhiều sinh viên giỏi, tài năng như Trường ĐH Ngoại thương, Quốc Chinh lấy chính thách thức này làm nguồn động lực để phấn đấu. Chinh đã chứng minh được bản thân bằng loạt thành tích học tập, tham gia hoạt động ngoại khóa. Chàng trai đã tham gia và đạt giải khuyến khích cuộc thi cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp do Bộ GD-ĐT tổ chức.
Chàng thủ khoa kép người Hrê làm nức lòng đồng bào quê nhà Chàng trai Phạm Quốc Toản (người Hrê, ở thôn Krầy, xã Ba Tiêu, H.Ba Tơ) đỗ thủ khoa đầu vào đại học rồi lại tốt nghiệp thủ khoa đầu ra Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định) đã làm nức lòng đồng bào Hrê ở vùng cao này. Học để thay đổi cuộc đời Phạm Quốc Toản chụp ảnh lưu niệm trong ngày nhập...