Cô gái than thở nhà trai chỉ bỏ 450k vào lễ ăn hỏi, hội chị em đồng loạt xúm vào khuyên nhủ điều này
Theo quan niệm của người Việt, trong ngày ăn hỏi, họ nhà trai mang đồ lễ đến nhà gái thường kèm 1 khoản tiền nhỏ. Và tùy vào điều kiện kinh tế mỗi nhà cũng như phong tục mỗi địa phương mà số tiền này sẽ khác nhau.
Trước khi diễn ra đám cưới, hai gia đình sẽ thường tổ chức lễ ăn hỏi cho đôi trẻ để thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ.
Đây là một nghi thức khá quan trọng bởi sau lễ ăn hỏi, cô gái trở thành “vợ sắp cưới” của chàng trai còn chàng trai đã chính thức xin được nhận làm rể của nhà gái và tập gọi bố mẹ xưng con.
Bên cạnh trầu cau, rượu chè và bánh trái, một trong những thứ không thể thiếu trong mâm lễ ăn hỏi là phong bì chứa một khoản tiền nhỏ. Số tiền này có khá nhiều ý nghĩa.
Đó là tiền “thách cưới” của nhà gái với nhà trai là sự cảm ơn của nhà trai dành cho nhà gái đã có công sinh thành, nuôi dưỡng con dâu mà họ sắp rước về là tiền nhà trai góp công sức, tiền của để cô dâu sắm sanh trước khi về nhà chồng.
Tuy nhiên dù mang ý nghĩa gì thì số tiền này cũng sẽ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế nhà trai và phong tục địa phương để chuẩn bị cho phù hợp.
Thế nhưng, mới đây, một cô gái trẻ có tài khoản Facebook tên L.H. đã đăng tải câu chuyện trong lễ ăn hỏi của mình khiến nhiều chị em chú ý và bàn tán xôn xao:
“Nàng dâu trị giá 450.000 đồng!
Chả là hôm qua e vừa ăn hỏi xong mấy chị ạ. Em sinh năm 92 nên phải rước dâu 2 lần tới sáng hôm nay thì mới được về nhà.
Ở chỗ em người ta không có phong tục thách cưới, chỉ tuỳ tâm ý và điều kiện của nhà trai mà mang tráp hỏi và cơi trầu xin dâu thôi.
Nhưng chẳng có gì đáng nói nếu hôm nay mẹ em không bảo với e là cơi trầu nhà trai chỉ bỏ 450k. Em nghĩ là bình thường hay chí ít cũng là 1-2 triệu.
Em chỉ muốn tham khảo ý kiến là ở đây có chị nào có kinh nghiệm chỉ cho em xem con số 450 là số mang may mắn hay gì không mà phong bao lại bỏ số lẻ khó hiểu vậy?
Chứ từ lúc em biết em chỉ thấy hoang mang và cuộc đời mình rẻ mạt tới bất ngờ như kiểu không bằng cục thịt lợn hay cân thịt chó ngoài chợ vậy đó”
Chia sẻ của cô gái có tên L.H. (Ảnh chụp màn hình)
Ngay lập tức, câu chuyện này thu hút sự chú ý không nhỏ của hội chị em vì dù gì đây cũng là chuyện đại sự cả đời của một con người.
Video đang HOT
Đặc biệt, bên cạnh việc chia sẻ về số tiền mà nhà trai đã bỏ trong lễ ăn hỏi của mình, rất nhiều chị em cùng khuyên nhủ cô gái đừng quan tâm đến số tiền mà chủ yếu là cách đối xử của nhà trai:
“Mình nghĩ cái tiền bỏ vào đấy bao nhiêu không quan trọng đâu bạn ạ, bạn suy nghĩ làm cho mệt người ra”, mẹ N.N. bình luận.
“1 nghìn mà về chồng và nhà chồng yêu thương cũng đáng còn cả 1 tỷ nhưng về làm con hầu đứa ở thì cũng như không”, bạn T.N. viết.
“450000 nghĩa là quan niệm 4 5=9 là tốt đó chị, chứ ko có ý gì đâu. Còn cái tiền đó không đánh giá điều gì đâu chị, lấy rồi thì phải tin tưởng cho vui vẻ chị ơi”, bạn T.O. giải thích.
Tuy nhiên cũng có người đánh giá số tiền này là quá ít:
“Em để ý xem bên ngoài cách họ đối xử như thế nào em ạ. Chứ 450k thì ít 1 cách đáng ngạc nhiên đấy em”, mẹ P.L. cho biết.
“Thế nhà chồng bạn không bảo chồng bạn hỏi tục lệ bên gái trước nay như thế nào mà theo à? 450k thì sỉ nhục quá, chí ít cũng phải tiền triệu chứ, công nhà người ta nuôi con gái bao nhiêu năm ròng rã”, bạn H.H. gay gắt.
Thực ra số tiền trong mâm lễ ăn hỏi không cần phải nhiều quá nhưng cũng không nên ít quá mặc dù là tượng trưng.
Và dù ngày càng phổ biến tuy nhiên cũng không nên quá coi trọng ít hay nhiều. Điều quan trọng là hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ mà thôi.
Theo Trí thức trẻ
Nhà trai chuẩn bị cỗ cưới toàn thịt chó, cô dâu sốc đòi ly hôn
Chứng kiến nhà trai chuẩn bị tiệc cưới bằng thịt chó, cô dâu trẻ tái mặt. Cô cho rằng chú rể không tôn trọng gia đình mình, đã lớn tiếng đòi ly hôn trong đám cưới.
Cỗ cưới nhà chồng bằng thịt chó khiến cô dâu không thoải mái. Ảnh minh họa
Tôi làm thư ký giám đốc cho một tập đoàn lớn. Mới 30 tuổi nhưng tôi đã sở hữu căn hộ chung cư cao cấp, xe sang và cuộc sống sang chảnh, được nhiều bạn bè ngưỡng mộ.
Tháng nào tôi cũng theo sếp ra nước ngoài như cơm bữa. Tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, suy nghĩ của tôi khá phóng khoáng. Với sự nghiệp ổn định, nhan sắc trẻ trung, xinh xắn, nhiều đối tượng muốn đặt vấn đề tìm hiểu nhưng tôi chỉ giữ quan hệ với họ ở mức bạn bè.
Bố mẹ thở ngắn than dài vì họ nghĩ tôi kén chọn, tuổi xuân ngắn ngủi. Sợ con gái ế, mẹ tôi nhờ khắp nơi mai mối tìm con rể.
Lắm lúc bố mẹ nói nhiều quá, tôi không thoải mái, liền đặt vé đi du lịch. Bố mẹ tôi là những người có học thức, am hiểu xã hội, kinh doanh có tiếng trên phố cổ Hà Nội không ngờ vẫn giữ nếp suy nghĩ cổ hủ như vậy.
Trong lần đi dự hội nghị, tôi vô tình gặp Quang - trợ lý chủ tịch tập đoàn bất động sản. Anh xuất thân từ nông thôn, gia đình không khá giả. Tuy nhiên, nhờ có ý chí cầu tiến, thông minh, anh quyết định thoát nghèo bằng con đường học vấn.
Nhờ sự khéo léo, kinh nghiệm làm việc và chí tiến thủ, anh được đề bạt qua các chức vụ cao của công ty.
Quang ga lăng, lãng mạn, ngoại hình so với tôi cũng tương xứng, kinh tế ổn định, có tiền đầu tư nhà hàng, đất đai. Nhìn chuyện chung thu nhập tôi không phải lăn tăn.
So về gia thế, tuy nhà anh không bằng nhà tôi nhưng với lý lịch bản thân hoành tráng, tôi mau chóng bị anh thu hút.
Ngược lại, anh cũng thích tôi ngay từ lần đầu gặp mặt. Quang thường xuyên gửi tặng tôi hoa hồng, kèm theo tấm thiệp ngọt ngào.
Tôi lịch sự mời anh đến nhà chơi, cũng là cơ hội để bố mẹ "xét duyệt" xem đối tượng có phù hợp hay không? Sau vài lần tiếp xúc, bố mẹ tôi tỏ ra hài lòng, ưng ý về chàng trai đó, ra sức vun vào.
Có hôm bố mẹ còn chủ động làm cơm, không cần tôi đồng ý vẫn mời anh đến ăn, tạo sự gần gũi, thân thiết. Gặp đối tượng mình thích, lại được bố mẹ ủng hộ, tôi và anh quyết định đến với nhau chỉ sau 4 tháng quen biết.
Để thể hiện sự nghiêm túc của mình, anh đưa tôi về quê gặp bố mẹ. Gia đình anh sống chân chất, hiền lành. Thấy con trai ra mắt bạn gái, họ vui mừng, mổ cả con lợn, ăn uống linh đình.
Anh giải thích, bố mẹ mình rất hiếu khách, đây là lần đầu tiên anh chính thức dẫn người yêu về nên họ mới làm cỗ tưng bừng.
Quang rất chiều chuộng, tâm lý và chung thủy với tôi. Chỉ cần tôi hắt hơi, sổ mũi, anh lo sốt vó, đưa bằng được người yêu đến bệnh viện khám.
Lần nào đi công tác, anh đều chu đáo mua quà mà tôi thích. Mang tiếng là đàn ông nhưng người yêu tôi sành sỏi trong việc mua mỹ phẩm, đồ chíp, váy đầm, túi xách.
Chưa kết hôn nhưng đi làm có bao nhiều tiền, lương lậu, hoa hồng bao nhiêu, anh đều cho tôi biết rõ.
Yêu nhau 1 năm, chúng tôi lên kế hoạch tổ chức đám cưới. Theo đó, tiệc cưới nhà tôi làm tại khách sạn lớn trên Hà Nội, còn nhà anh bắc rạp, nấu nướng ở quê.
Vì muốn nở mày nở mặt với họ hàng, bạn bè mình, tôi cho người về sửa sang lại căn nhà của bố mẹ anh khang trang hơn. Phông bạt làm rạp, bàn ghế, sân khấu tôi cẩn thận thuê từ Hà Nội về. Tôi còn bố trí một đầu bếp khách sạn về nấu.
Hai vợ chồng dự định sẽ hưởng tuần trăng mật bên Hàn Quốc. Trước ngày cưới 1 tháng, anh và tôi đi đăng ký kết hôn, hoàn thiện thủ tục pháp lý.
Ngày cưới bên nhà gái, tôi rạng rỡ trong bộ váy cô dâu đính đá và pha lê, đặt từ nước ngoài về với chi phí 200 triệu đồng. Quan khách ai cũng trầm trồ khen ngợi hai vợ chồng là trai tài gái sắc.
Ba ngày sau, tôi lên xe hoa về nhà chồng. Anh nắm tay tôi, nở nụ cười hạnh phúc. Vượt qua chặng đường dài, đoàn xe về đến làng. Họ hàng anh đã có mặt đông đủ, chật kín hôn trường.
Phía nhà tôi, ngoài gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đi đưa dâu khá đông, phải lên tới 50 người. Kết thúc màn tổ chức sôi động, nhà trai bắt đầu bày biện mâm cỗ.
Lúc này tôi tái mặt khi mọi người mang ra toàn thịt chó. Họ chế biến đủ các món như thịt luộc, canh măng, thịt xào, thịt nướng xiên ...
Cô dì, chú bác nhà tôi xôn xao, quay ra bàn tán. Mẹ tôi đứng gần đó, vội rỉ tai con gái hỏi: "Mẹ tưởng con đã mời đầu bếp chuyên nghiệp và lên thực đơn trước rồi, sao giờ toàn thịt chó thế này?".
Chồng chị gái tôi là người Pháp, khi nghe vợ giới thiệu món ăn, anh vội đứng dậy, bỏ ra ngoài. Anh nói, mình rất yêu vật nuôi trong nhà, đặc biệt là chó nên không muốn ăn thịt của chúng.
Hai bác ruột hay đi chùa chiền, ăn chay, ngửi đồ ăn khó chịu. Họ tỏ thái độ tức giận ra mặt, cho rằng mình bị nhà trai coi thường.
Chưa hết, dì ruột của tôi, vốn mê tín, chẳng e ngại, thẳng thừng nói nhà trai dùng thịt chó trong hôn lễ rất đen đủi rồi nằng nặc đòi ra xe ngồi.
Tuy nhiên, khách khứa bên nhà anh vẫn vui vẻ ngồi vào mâm ăn ngon lành, rộn ràng cười nói khen cỗ cưới ngon. Tất cả các mâm cỗ bên nhà gái hôm đó, không ai động đũa dù bụng đói meo.
Chứng kiến cảnh tượng đó, lòng tôi giận sôi lên. Ngồi trong phòng tân hôn, tôi căn vặn chồng lý do thay thực đơn mình chuẩn bị bằng thịt chó.
Anh giải thích, do ở quê anh, hầu hết cỗ bàn từ đám cưới, đám ma, mừng thọ... đều dùng loại thịt này.
Ban đầu bố mẹ anh đồng ý chọn các món ăn hải sản nhưng sau khi cả họ ngồi bàn bạc đã thống nhất thay đổi thực đơn. Nếu không làm theo, bố mẹ anh sẽ bị chê trách. Dẫu sao hai người sống ở làng, có điều tiếng gì lại khổ. Anh không báo cho vợ biết vì sợ tôi phản đối.
Nghe lời nói đó, tôi quay ra lớn tiếng mắng mỏ anh, cho rằng nhà chồng coi thường gia đình mình. Tôi thay chiếc váy lộng lẫy bằng trang phục bình thường, tuyên bố ly hôn.
Chồng rối rít xin lỗi vì đã giấu tôi. Anh muốn đợi tiệc cưới tàn, hai vợ chồng bình tĩnh ngồi nói chuyện. Đêm tân hôn lãng mạn bỗng chốc tan biến bởi cuộc chiến tranh lạnh. Tôi bắt chồng xuống đất nằm, nhất quyết không cho anh động vào người.
Từ hôm qua đến giờ, tôi vẫn chưa nguôi giận. Bố mẹ còn gọi điện, than thở chuyện họ hàng cười chê gia đình mình. Tôi xấu hổ vô cùng.
Theo Phununews
Mẹ chồng ngọt nhạt dỗ con dâu có bầu trước, nhưng ngày dạm ngõ bà tuyên bố xanh rờn để hủy hôn Khi mẹ chồng nói câu đó, Yến sốc tận óc. Cô không thể ngờ đây lại chính là người đã ngọt nhạt dỗ dành mình về chung sống với con trai bà để có bầu trước khi cưới cho chắc ăn. Yến và Minh yêu nhau từ thuở đại học gia đình hai bên cũng đều biết và ủng hộ cả. Sau khi...