Cô gái Thái Lan đột ngột qua đời ở Việt Nam chưa được về nước
Ảnh hưởng từ dịch Covid-19 đã khiến không ít người phải rơi vào tình cảnh mất việc. Câu chuyện xót xa về một cô gái Thái Lan mất việc vì Covid-19 đột ngột qua đời tại Việt Nam nhưng hiện tại thi thể vẫn chưa được đưa về nước đang khiến không ít cư dân mạng xôn xao.
Được biết cô gái Thái Lan này có tên là Lukjeab Ratchannee, làm việc tại khu du lịch quốc tế ở tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Cô gái Thái Lan trong một lần đi du lịch đến Hội An. (Ảnh: Facebook NV)
Mất việc, chưa kịp về nước thì đột ngột qua đời
Được biết Lukjeab Ratchannee 39 tuổi, cô thường được bạn bè gọi với cái tên thân mật là Khun Pim. Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, công ty Khun Pim đang làm việc phải đi đến quyết định tinh giản nhân sự. Khun Pim là một trong số những nhân viên nằm trong danh sách cắt giảm nhân sự của công ty và cô đã lên kế hoạch để quay về nước khi có chuyến bay.
Một lời chia buồn của người bạn từng làm việc chung với Khun Pim. (Ảnh chụp màn hình)
Tuy nhiên, xót xa thay, vào khoảng 7h30 ngày 27/5, một nhân viên bảo vệ ở khách sạn thuộc thị trấn Lăng Cô phát hiện Khun Pim nằm bất động tại phòng 304. Được biết, địa điểm mà Khun Pim nằm đó chính là nơi mà công ty thuê để cô cùng với các nhân viên khác lưu trú. Sau khi phát hiện Khun Pim nằm bất động trên sàn, nhân viên bảo vệ đã nhanh chóng báo cáo cho cơ quan chức năng.
Nguyên nhân qua đời là do bệnh lý
Video đang HOT
Theo thông tin từ báo Thanh Niên, một vị lãnh đạo Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết sau khi khám nghiệm xác định Khun Pim qua đời do bệnh lý. Sau quá trình điều tra và đưa ra kết luận cụ thể, thi thể của Khun Pim được gửi tại Bệnh viện đa khoa Chân Mây.
Thi thể của Khun Pim được gửi tại Bệnh viện đa khoa Chân Mây. (Ảnh: Thanh Niên)
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng tại tỉnh Thừa Thiên – Huế đã thông báo với cơ quan ngoại giao Thái Lan tại Việt Nam. Ngoài ra, việc thông báo tin buồn đến với gia đình nhà chị Khun Pim cũng được thực hiện nhanh chóng.
Thi thể của Khun Pim đợi ngày để được đưa về Thái Lan
Vào trưa ngày 2/6, Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế cùng với các cơ quan chức năng có liên quan đã tiến hành bàn giao thi thể của Khun Pim (Lukjeab Ratchannee) cho đại diện gia đình và cơ quan ngoại giao Thái Lan tại Việt Nam. Thi thể của Khun Pim được đưa vào Đà Nẵng lo liệu các thủ tục xử lý và bảo quản, sau đó sẽ đưa về Thái Lan khi có chuyến bay.
Khun Pim (góc trái ảnh) vui vẻ chụp ảnh cùng bạn bè. (Ảnh: Thanh Niên)
Trên MXH, bạn bè của Khun Pim đã liên tục chia sẻ thông tin về sự ra đi đột ngột của cô. Không chỉ vậy, một số người bạn thân thiết của Khun Pim cũng đứng ra kêu gọi mọi người có thể giúp đỡ một chút vật chất để có thể đưa Khun Pim về “đất mẹ” càng sớm càng tốt.
“Mong rằng chị ấy sớm được trở về nhà”.
“Tội chị quá, cầu mong chị mau được đưa về quê nhà”.
“Vì dịch Covid-19 mà chị vẫn chưa được về nhà, mong sao chị sớm được quay về với quê hương”.
Hiện tại, trên MXH xuất hiện khá nhiều bài chia sẻ chia buồn và bày tỏ sự xót xa đối với việc đột ngột ra đi của Khun Pim. Câu chuyện này hiện đã xuất hiện khá nhiều trên các diễn đàn lớn và thu hút hàng nghìn sự quan tâm từ cư dân mạng. Bạn nghĩ như thế nào về sự việc trên? Cho chúng mình biết ý kiến tại YAN Netizen nha.
Cùng cập nhật những thông tin mới nhất trên YAN nhé!
Chuyên gia nhượng quyền Nguyễn Phi Vân: "Nếu bạn đang được một phần lương, hãy tỏ lòng biết ơn, vì bạn vẫn còn khá hơn rất nhiều người vừa mất việc"
"Ai không đủ linh hoạt, không thay đổi thái độ cho phù hợp với thời thế, không đủ tâm để đồng cam cộng khổ cho sự sống còn của doanh nghiệp, người đó đương nhiên nên là người ra đi trước", chuyên gia Nguyễn Phi Vân khẳng định!
Chuyên gia Nguyễn Phi Vân hiện là thành viên sáng lập và phát triển của Công ty World Franchise Associates khu vực Đông Nam Á, đồng thời cũng là Chủ tịch Công ty Retail & Franchise Asia, Cố vấn về nhượng quyền thương hiệu cho Chính phủ Malaysia...
Nguyễn Phi Vân từng phụ trách các thương hiệu quốc tế thuộc tập đoàn Unilever, Nestlé, Abbott, San Miguel, Mastercard, Johnson & Johnson, Gloria Jean's... và cũng là tác giả của hàng loạt đầu sách bán chạy như: "Quảy gánh băng đồng ra thế giới", "Nhượng quyền khởi nghiệp", và "Con đường ngắn để bước ra thế giới".
Bày tỏ về tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra căng thẳng trên toàn thế giới và sự ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động làm ăn của nhiều doanh nghiệp cũng như đến miếng cơm manh áo của nhiều nhân viên, chuyên gia nhượng quyền Nguyễn Phi Vân chia sẻ nếu vẫn được đang hưởng một phần lương, bạn nên tỏ lòng biết ơn vì không ít người đã mất việc vì đại dịch này. Nội dung cụ thể chia sẻ như sau:
"COVID JDs
Hôm qua, gọi hỏi thăm đối tác ở Thái Lan xem ứng phó thế nào trong tình hình đóng cửa và hạn chế đi lại. Cô đối tác thở dài, bảo mới họp team xong, thông báo cắt giảm lương và giao việc mới để chạy mô hình online. Một số nhân viên phàn nàn, vì phải làm những việc không có ghi trong JD - Job Description - Bảng mô tả công việc, và họ phải làm nhiều thứ mới linh tinh, nhỏ nhặt, không xứng với vị trí họ được tuyển vào.
Cô nói, nếu tình hình diễn biến cứ như này thì ngân sách tiền mặt để trả lương chỉ còn khoảng 6 tháng. Rồi sẽ đến lúc phải đưa ra quyết định rất khó khăn về việc cắt giảm nhân sự, và cũng không có cách nào khoa học hơn là bắt đầu từ những nhân sự phàn nàn về JD.
Trong cái mùa mà doanh thu bằng không hoặc may mắn thì được 10-20% doanh thu trung bình, ai còn tâm trí nào nữa mà nói chuyện JD. Doanh nghiệp chết thì nhân viên đương nhiên mất job. Cho nên, JD mùa Covid đơn giản là làm tất cả những gì có thể, làm tất cả những gì được giao một cách nhanh nhất, tốt nhất, hiệu quả nhất, rồi tự nghĩ thêm và làm thêm cả những việc không được giao. What else can I do? What more can I do? Ai không đủ linh hoạt, không thay đổi thái độ cho phù hợp với thời thế, không đủ tâm để đồng cam cộng khổ cho sự sống còn của doanh nghiệp, người đó đương nhiên nên là người ra đi trước.
Nếu bạn vẫn đang được hưởng lương 100% cho đến ngày hôm nay, hãy tỏ lòng biết ơn, vì rất nhiều người khác không được hưởng cái phúc này. Nếu bạn đang được hưởng một phần lương, hãy tỏ lòng biết ơn, vì bạn vẫn còn khá hơn rất nhiều người vừa mất việc. Khi bóng tối đổ lên từng đường ngang ngõ hẹp, là lúc ta nên nhìn về ánh sáng để tìm đường. Xin hãy nhìn về nửa bên ánh sáng của cuộc đời. Và học cách biết ơn những gì mình đang có."
Trước đó, chuyên gia Nguyễn Phi Vân cũng giãi bày trong giai đoạn khó khăn này, những ai còn có công việc để làm, có lương để hưởng cần phải chiến đấu hết mình vì đó là trận chiến sống còn của chính bản thân. Còn công việc là ít nhất chúng ta còn hạnh phúc hơn nhiều người bỗng nhiên bị mất việc trong giai đoạn này; vì thế, hãy trân quý công việc mình đang làm dù công việc đang gặp khó khăn hơn, có số lượng nhiều hơn giai đoạn trước.
"Trong thời khắc bất thường này, ai cũng phải xuất chiêu phi thường để tồn tại. Và đó không chỉ dừng lại ở những người doanh chủ. Nếu bạn đang đi làm thuê cho công ty, doanh nghiệp, xin các bạn hãy rất rõ ràng rằng, bạn thật ra đang chiến đấu cho bản thân chứ không phải vì công ty hay vì ai khác cả.
Thời khắc này, doanh nghiệp nào còn chuyển đổi mô hình nhanh, còn có doanh thu, còn vận hành kinh doanh được đều là cái phúc của doanh nghiệp đó, và là cái phúc của toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp đó. Là người đi làm thuê, chúng ta cần phải hiểu rằng, không có doanh thu đồng nghĩa với không có tiền để trả lương cho đội ngũ, đồng nghĩa với việc có thể phải cắt giảm nhân sự, đặc biệt là những nhân sự không có thái độ đánh trận, quyết liệt, sống còn cùng công ty. Do đó, chiến đấu đương nhiên là bạn đang chiến đấu cho bản thân, cho công việc, cho thu nhập của chính mình, không ai khác.
Đừng than tại sao mình phải làm thêm những việc mình chưa bao giờ phải làm. Đừng trách tại sao đổ thêm việc không liên quan tới bảng mô tả công việc lên người bạn. Đừng bực bội tại sao ép phải làm việc nhanh hơn, nhiều hơn, không còn 9-5 như trước. Trong thời đoạn bất thường này, nếu bạn không tự mình lớn lên và trở thành nhân sự phi thường để chiến đấu và tồn tại cùng công ty, bạn đang tự loại mình ra khỏi cuộc chơi.
Bạn không phải đang chiến đấu vì công ty đâu. Bạn đang chiến đấu vì bản thân mình đấy. Khi hiểu rất rõ vị thế này, có lẽ bạn sẽ làm việc và chiến đấu rất khác, vì điều đó liên quan đến sự sống còn của chính bạn, của gia đình bạn.
Tôi tâm sự những dòng này vì bản thân cũng đã từng đi làm thuê, cũng đã từng đối diện tất cả những cuộc chiến sống còn như cuộc chiến của bản thân, chưa bao giờ than phiền hay tính toán. Cuối cùng thì, chúng ta cũng chỉ làm việc cho chính bản thân mình, không ai khác. Và cuộc chiến này, sẽ còn dài, sẽ còn ảnh hưởng đến sự sống còn của chính bản thân ta, không ai khác. Bạn có dám đứng ra chịu trách nhiệm cho sự sống còn của chính bản thân không? Hay trước giờ và mãi mãi về sau, bạn vẫn đùn đẩy trách nhiệm sống còn của bản thân cho một ai đó khác?
Đây cuối cùng là cuộc chiến của chính bạn, là sự sống còn của chính bạn, không ai khác!"
PV
3 nữ MC đăng ký hiến tạng sau khi qua đời Thanh Trúc, Hồng Nhung và Mai Trang đều mong muốn hành động của họ sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện, thông điệp ý nghĩa đến cộng đồng. BTV thời sự của kênh ANTV Nguyễn Thị Thanh Trúc thu hút sự chú ý khi chia sẻ thông tin đã hoàn tất thủ tục và được cấp thẻ đăng ký hiến tim sau...